Promotion Book 1 get 2

Gãy tay - Làm thế nào để khắc phục cơn đau?

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Gãy tay hay chính xác là gãy xương cánh tay là một chấn thương phổ biến, thường xảy ra trong các vụ tai nạn, va chạm. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn và nếu sau khi bị gãy xương, nếu không điều trị đúng cách sẽ phát sinh ra những biến chứng khác.

Gãy tay - Làm thế nào để khắc phục cơn đau?
Gãy tay - Làm thế nào để khắc phục cơn đau?


Cùng Maple tìm hiểu thêm về gãy xương cánh tay cũng như cách chăm sóc, điều trị nhé! 

Gãy xương cánh tay là gì? 

Cánh tay của chúng ta bao gồm nhiều xương như: xương quay, xương trụ, xương cánh tay. Khi bị gãy xương cẳng tay, gãy xương cánh tay nghĩa là gãy một hoặc trong nhiều xương đã liệt kê. 

Gãy xương cánh tay là gì? 
Gãy xương cánh tay là gì?

Thông thường gãy tay là do bị tai nạn giao thông: ngã xe, chống tay khi ngã hoặc do xô xát, đánh nhau. 

Gãy tay không chỉ đơn thuần là xương cánh tay bị gãy mà còn được phân ra nhiều loại như: 

  • Gãy kín: xương bị gãy nhưng không gây ra vết thương hở trên da.
  • Gãy hở: hay còn được gọi là gãy xương hỗn hợp xảy ra nghiêm trọng hơn khi xương đâm xuyên qua da và tạo thành vết thương hở. Lúc này các mô và xương ở khu vực bị tổn thương sẽ lộ ra ngoài. 
  • Gãy hoàn toàn: tình trạng xương bị gãy hoặc nghiền thành hai hoặc nhiều mảnh hơn. Loại gãy xương cánh tay này còn có thể chia thành nhiều loại như gãy xương đơn, gãy xương mảnh vụn, gãy lún, gãy xương di lệch hoặc không di lệch. 
  • Gãy xương không hoàn toàn: Những trường hợp như nứt xương, gãy xương cành xanh (một bên xương bị gãy, một bên bị cong vào), xô lệch vỏ xương. 
  • Rạn xương: tình trạng này xảy ra do xương chịu tác động lực mạnh hoặc lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian. 

Có thể thấy, gãy tay không đơn giản vì vậy cần có hiểu biết thêm về dấu hiệu để kịp thời chữa trị. 

Dấu hiệu khi bị gãy tay?

Khi xương bị gãy sẽ có những biểu hiện khác nhau, tùy vào vị trí và mức độ nghiêm trọng cũng như thể trạng của bệnh nhân.

Dấu hiệu khi bị gãy tay?
Dấu hiệu khi bị gãy tay?
  • Có tiếng răng rắc ngay khi xảy ra va chạm 
  • Đau nhức trong xương cánh tay, cơn đau tăng lên khi cử động 
  • Bầm tím
  • Sưng đau 
  • Cánh tay biến dạng, cổ tay cong lại 
  • Có những cử động lạ 
  • Không thể cử động cánh tay như bình thường
  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bị gãy xương có thể buồn nôn, chóng mặt

Ngay khi va chạm và xuất hiện những dấu hiệu này, bạn cần thiết phải đi chụp X-quang và có phương pháp chữa trị phù hợp. 

Vì sao lại bị gãy xương cánh tay?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị gãy tay, nhưng chúng ta có thể chia thành 2 loại: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. 

  • Nguyên nhân trực tiếp: Thường do va đập mạnh như bị đánh trực diện, tai nạn giao thông hay tai nạn tạo ra áp lực cánh tay. 
  • Nguyên nhân gián tiếp: Có thể do chống tay khi ngã nên vị trí gãy có thể từ cổ tay đến vai. 

Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân là hỗn hợp giữa trực tiếp và gián tiếp, gây ra các kiểu gãy phức tạp hơn như: gãy 2 tầng, gãy có mảnh thứ 3,...

Các vị trí có thể dễ bị gãy xương khác bao gồm: gãy xương sườn, gãy xương đòn, gãy xương cẳng chân. Một số trường hợp khác còn do chấn thương thể thao. 
Gãy xương cánh tay, cẳng tay hay bất kì vị trí nào của cơ thể có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn. Nhưng đối tượng dễ bị gãy xương vẫn rơi vào: 

  • Người già khi xương đã lão hóa. 
  • Người bị loãng xương. 
  • Người thường xuyên chơi thể thao, nhất là những môn dễ bị va chạm như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục hay trượt ván,...

Những cách điều trị khi bị gãy xương cẳng tay, cánh tay? 

Những cách điều trị khi bị gãy xương cẳng tay, cánh tay? 
Những cách điều trị khi bị gãy xương cẳng tay, cánh tay?

Tùy thuộc vào mức độ và vị trí của chỗ gãy mà có phương pháp phù hợp. Trong quá trình chữa lành, xương mới sẽ hình thành và kết nối với xương gãy. Vì thế, nguyên tắc cơ bản khi điều trị gãy xương là sắp xếp xương bị gãy về đúng vị trí cho đến khi khỏi hẳn. 

Một số phương pháp trị gãy tay phổ biến như: 

  • Bó bột: Bột này được làm từ thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc, tạo thành một lớp bảo vệ cứng, giúp bao bọc toàn bộ khu vực gãy xương. Khi bó bột, bạn sẽ phải bất động trong nhiều tuần.
  • Nẹp cố định: Thanh nẹp sẽ cố định một bên của xương gãy, thường được áp dụng cho trường hợp bị gãy xương kín. 
  • Cố định ngoài: Bác sĩ thường đặt đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới xương bị gãy. Các đinh ốc này sẽ kết nối với một thanh kim loại bên ngoài da để giữ xương không bị xê dịch trong quá trình tự chữa lành. 
  • Kéo liên tục: Các cơ và gân xung quanh xương được tác động một lực kéo nhẹ nhàng và liên tục giúp ổn định các xương bị gãy. 
  • Phẫu thuật mổ hở và cố định trong: Phương pháp thường áp dụng cho các trường hợp gãy xương phức tạp. Thông qua vết mổ, bác sĩ sẽ trực tiếp sắp xếp, nắn lại phần xương bị gãy từ bên trong, sau đó cố định lại bằng ốc vít hoặc các mảnh kim loại ngay trên bề mặt xương. 
  • Thay khớp: thường áp dụng cho các trường hợp bị tổn thương phần trên của xương đùi, gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi. 
  • Ghép xương: Nếu xương gãy không thể chữa lành hoặc chậm lành xương thì có thể lựa chọn phương pháp này. 
  • Trong một số trường hợp gãy tay nhẹ như: ngón tay hoặc ngón chân thì có thể tiến hành nắn bóp bên ngoài. 

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ hết đau trước khi xương lành hoàn toàn. Nhưng bác sĩ cũng có thể kê đơn giảm đau hoặc thuốc chống nhiễm trùng nếu cần thiết. 

Bị gãy tay nên kiêng ăn gì? 

Bị gãy tay nên kiêng ăn gì? 
Bị gãy tay nên kiêng ăn gì?

Để thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn, bạn cần kết hợp giữa các phương pháp trên và thói quen sinh hoạt, hạn chế di chuyển cũng như thực đơn ăn uống hợp lý. Bị gãy xương nên kiêng ăn các món sau: 

  • Rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích. 
  • Đồ ăn chiên xào, dầu mỡ nhiều. 
  • Các loại đồ ngọt. 
  • Không uống trà quá đặc vì ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp. 

Thay vào đó, bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục qua các loại thực phẩm như: 

  • Thực phẩm giàu canxi như: các loại cải, rau chân vịt, măng tây, rong biển, sữa đậu nành, cần tây, rau diếp, sữa chua, hạnh nhân,...Đây là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu với những người bị gãy tay. 
  • Thực phẩm giàu magie: thịt, sữa, đậu tương, bơ, mủ trôm, cá thu, rau ngót, chuối, cá chép, cá mú, rau mồng tơi, cải xanh, khoai lang,...
  • Thực phẩm giàu kẽm: kẽm giúp vitamin D hoạt động hiệu quả hơn, giúp canxi hấp thụ dễ dàng vào cơ thể và thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng của xương. 

Ngoài ra, khi bị gãy xương, người bệnh cũng cần nạp thêm vitamin B6 và B12 để giúp làm lành nhanh. 

Như vậy, không chỉ bị gãy tay nên kiêng ăn gì mà còn cần phải nạp thêm gì để đảm bảo xương lành nhanh chóng, cơ thể phục hồi khỏe mạnh hơn. 

Nên chăm sóc thế nào sau khi bị gãy xương cánh tay, cẳng tay? 

Để tăng cường sức mạnh của xương sau chấn thương, bạn cần nạp vào cơ thể những nhóm dinh dưỡng cần thiết bên trên đồng thời luyện tập các bài tập thể dục có khả năng chịu lực. Điển hình có thể kể đến như chạy bộ, tập tạ, bơi lội để tăng khối lượng cơ và mật độ xương. 
Ngoài ra, còn một phương pháp hay ho mà bạn có thể tham khảo đó chính là vật lý trị liệu để phục hồi và tăng cường khả năng giữ thăng bằng. Có rất nhiều phòng khám vật lý trị liệu hiện nay mà bạn có thể tham khảo, nhưng một đơn vị uy tín với đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cùng các thiết bị tối tân nhất có thể kể đến là Maple. Đến đây, đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao sẽ chẩn đoán mức độ đau và độ dẻo dai của cơ bắp, từ đó xác định chính xác vùng và cách thức điều trị. 

Sau phẫu thuật, nhiều cánh tay, cẳng tay không cứng cáp hay hoạt động trơn tru thì sử dụng vật lý trị liệu đều có kết quả khả quan, đem đến một cuộc sống khỏe mạnh về thể chất, an vui về tinh thần.

Khỏe mạnh chính là mục tiêu lớn nhất mà chúng ta luôn hướng đến. Nếu không may có va chạm dẫn đến gãy tay thì cần bình tĩnh xử lý, điều trị và liên tục tìm hiểu những cách chăm sóc đúng. Dù là phương pháp nào thì cũng cần có sự kết hợp, điều chỉnh mới đạt hiệu quả tối ưu. 

Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ