Chương trình đặt 1 được 2 2024

[Giải đáp] - Ngủ dậy bị đau cổ do đâu? Cách điều trị thế nào?

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Ngủ dậy bị đau cổ là tình trạng ai trong số chúng ta cũng đã ít nhất một lần trải qua. Vậy, tình trạng này xuất hiện do nguyên nhân nào, cách điều trị ra sao? Bạn có thể chủ động phòng tránh tình trạng bị cứng cổ khi ngủ dậy với các biện pháp như thế nào? Tất cả sẽ được phòng khám Maple Healthcare chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Ngủ dậy bị đau cổ do đâu và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả

1. Ngủ dậy bị đau cổ là tình trạng như thế nào?

Ngủ dậy bị đau cổ thường xuất hiện ở những người lớn tuổi do tình trạng thoái hóa xuất hiện. Bệnh lý này khiến người bệnh gặp tình trạng cứng khớp cổ, cơn đau sẽ nặng hơn khi cố gắng cử động, tạo cảm giác khó chịu. Cơn đau còn có thể lan sang vai, xuống các chi gây tê bì. Hiện nay, tình trạng đau không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà người trẻ ngày nay cũng rất dễ dàng mắc phải bởi ảnh hưởng từ cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn những lý do gây nên tình trạng trên ở cả người lớn và người trẻ tuổi, cùng xem qua thông tin dưới đây.

2. Top 7 nguyên nhân gây ra tình trạng bị cứng cổ khi ngủ dậy

Top 7 nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau sau gáy cổ

Ngủ dậy bị đau cổ không quay được hình thành cho nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 7 nguyên nhân chính tạo ra bệnh lý bị cứng cổ khi ngủ dậy:

2.1 Sai tư thế nằm

Các bạn ngủ sai tư thế khiến cổ nằm bị vẹo sang một bên trong nhiều giờ liền dẫn đến việc căng cơ cổ. Khi sáng thức dậy, cơ cổ bị cứng khớp tạo cảm giác đau nhức, khó cử động. Đặc biệt những người có thói quen ngủ nằm sấp thường dễ bị cứng cổ hơn khi ngủ dậy, nó còn khiến vùng cột sống lưng bị ảnh hưởng.

2.2 Gối ngủ không phù hợp

Khi ngủ, phần đầu và cổ tiếp xúc trực tiếp với gối trong nhiều giờ liền. Vì vậy, gối ngủ không phù hợp chính là một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, căng cơ cổ gây đau nhức. Việc bạn sử dụng gối quá cao hoặc thấp, quá cứng hoặc quá mềm đều có thể là nguyên nhân căng cơ vùng cổ gây đau. 

Gối ngủ không phù hợp sẽ gây nên tình trạng đau trầm trọng hơn

Bạn nên sử dụng gối ngủ phù hợp với tư thế nằm để tăng diện tích tiếp xúc giữa cổ, đầu với gối, từ đó giảm áp lực lên vùng cổ. Đối với người có thói quen ngủ nghiêng nên sử dụng gối dành riêng để giúp giảm đau cổ, vai gáy. Đối với người nằm nửa nên chọn gối có độ cao vừa phải để giảm áp lực với cổ và vai để tránh đau cổ sau khi ngủ dậy. Tốt nhất các bạn nên chọn gối được làm từ các chất liệu như: Gối cao su non, gối Gel, gối nước, gối hạt nhựa, gối lông vũ,....

2.3 Bị chấn thương vùng cổ

Người bị chấn thương ở vùng cổ vai gáy

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm trong thể thao có thể làm vùng cổ bị chấn thương. Với cơn đau cổ do chấn thương việc nghỉ ngơi ko phải là cách điều trị, với người bị chấn thương vùng cổ vì bất kỳ lý do gì thì ngay lập tức cần được kiểm tra y tế để kịp thời chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

2.4 Chèn ép dây thần kinh cổ

Xương hoặc đĩa đệm ở vùng cổ chèn ép lên các dây thần kinh ở khu vực này sẽ tạo ra triệu chứng tê bì, đau nhức. Một số trường hợp người bệnh còn gặp tình trạng rối loạn cảm giác và xuất hiện cảm giác như châm chích, khi không cử động cũng có thể gặp các cơn đau âm ỉ. Người bệnh sẽ khó cử động vùng cổ, khi cố gắng cử động thì cơn đau càng nặng hơn.

2.5 Thoái hóa đốt sống cổ

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt ở ở đốt sống C5 đến C7 thường gây ra tình trạng bào mòn gây xơ cứng đốt sống, thiếu hụt sụn khớp gây đau nhức cổ. Bị đau cổ sau khi ngủ dậy là tình trạng thường thấy, cơn đau còn làn dần sang vai và xuống cánh tay gây tê bì. Thoái hóa đốt sống cổ cần đặc biệt thăm khám để được điều trị ngay khi phát hiện. Bởi đã bị thoái hóa, nhất là thoái hóa nặng vùng cổ không chỉ gây đau mà còn dẫn đến chứng liệt người.

2.6 Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Giữa 2 đốt sống luôn có đĩa đệm nâng đỡ giúp vận động được mượt mà. Tuy nhiên, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khiến nhân nhầy bên trong tràn ra chèn chèn ép vào ống sống và dây thần kinh xung quanh. Khi đó, các dây thần kinh bị chèn ép gây ra những đau dữ dội đối với phần cổ, cơn đau sẽ tăng lên khi không được điều trị kịp thời.

2.7 Đau cơ xơ hóa

Chứng đau cơ xơ hóa gây nên tình trạng lú lẫn

Những người bị bệnh đau cơ xơ hóa sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn đau khắp cơ thể. Khi người bệnh ngủ sai tư thế, hoặc tâm trạng rối loạn gây căng cơ cổ sẽ khiến cơ vùng cổ bị đau. Cơn đau xuất hiện thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như: Đau nửa đầu, đau hàm, lú lẫn,...

3. Cách điều trị ngủ dậy bị đau cổ như thế nào?

Có nhiều mẹo chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy giúp người bệnh điều trị cơn đau hiệu quả. Một số cách điều trị ngủ dậy bị đau cổ phổ biến hiện nay, như:

3.1 Nghỉ ngơi nhiều hơn

Để giảm đau vùng cổ, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp cơ cổ được thư giãn. Đối với dân văn phòng cần ngồi làm việc nhiều giờ liền, các bạn nên sử dụng thêm gối tựa giúp nâng đỡ cơ cổ, giảm căng cơ, giảm nhức mỏi giúp bạn giảm đau.

Ngoài việc nghỉ ngơi thư giãn, các bạn nên thực hiện các bài tập giãn cơ cổ đơn giản ngay tại thời điểm làm việc với các động tác sau:

  • Động tác 1: Bám vào tay ghế, cổ nghiêng sang trái chạm vai, giữ khoảng 10 - 30 giây, sau đó nghiêng sang bên phải ngược lại.
  • Động tác 2: Ngồi thoải mái trên ghế làm việc, cổ thẳng và xoay vòng tròn theo chiều kim đồng hồ để giãn cơ. Sau đó các bạn thực hiện xoay ngược lại, thực hiện mỗi chiều xoay từ 10 - 30 giây.

3.2 Chườm ấm kết hợp massage nhẹ nhàng

Khi ngủ dậy bị đau cổ, bạn có thể chườm ấm kết hợp với thao tác massage nhẹ nhàng vùng cổ. Khi massage, cơ và mô vùng cổ được giãn ra giúp máu lưu thông dễ dàng. Từ đó cơn đau cổ sẽ giảm dần, nếu kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ sẽ có hiệu quả giảm đau tốt hơn.

3.3 Thực hiện một số bài tập chữa ngủ dậy bị đau cổ không quay được

Bạn có thể thực hiện một số bài tập giúp điều trị bệnh lý ngủ dậy bị đau cổ hiệu quả như:

bài tập duỗi cơ giảm đau mỏi cổ bạn có thể thực hiện tại nhà

Bài tập duỗi cổ

  • Cúi đầu để cằm chạm vào ngực và giữ nguyên tư thế trong 5 - 10 giây, sau đó ngẩng đầu lên.
  • Ngửa đầu hết cỡ về phía sau và giữa nguyên tư thế trong 5 - 10 giây.
  • Nghiêng đầu sang trái và phải liên tục trong 5 - 10 giây
  • Thực hiện lại các động tác trên từ 3 - 5 lần

Bài tập xoay đầu giúp giảm tình trạng căng mỏi cổ

Bài tập xoay đầu

  • Nghiêng đầu về bên trái và tiến hành xoay cổ một vòng ngược chiều kim đồng hồ trong 5 - 10 giây.
  • Đổi chiều nghiêng đầu sang phải và xoay cổ theo chiều kim đồng hồ từ 5 - 10 giây
  • Ngồi xổm, cho 2 tay sẽ sau cổ và kéo cổ về phía trước để căng cơ, giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Thực hiện lại các động tác trên ít nhất 3 lần

Bài tập căng giãn cơ cổ hỗ trợ giúp giảm tình trạng ngủ dậy bị đau cổ

Bài tập căng cơ cổ

  • Tay phải đặt dưới cằm, tay trái đặt trên đầu đẩy nhẹ đầu nghiêng về bên trái, giữ tư thế trong 10 giây.
  • Tay trái đặt dưới cằm, tay phải đặt trên đầu, đẩy nhẹ đầu nghiêng về bên phải, giữ tư thế trong 10 giây.
  • Thực hiện lại động tác luân phiên trái phải trong 3 - 5 lần để điều trị chứng cứng cổ khi ngủ dậy.

Sau khi các bạn thực hiện qua các bài tập trị chứng bị cứng cổ khi ngủ dậy mà cơn đau vẫn tiếp diễn, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến các bác sĩ thăm khám. Bởi nếu các nguyên nhân ngủ dậy bị đau cổ do bệnh lý thì cần sử dụng thuốc giảm đau, kết hợp với nắn chỉnh thần kinh cột sống.

3.4 Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ

Điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng thuốc

Đối với người bệnh bị đau cổ sau khi ngủ dậy do bệnh lý, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau kê đơn, kèm theo thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Dùng thuốc giảm đau có hiệu quả nhanh, nhưng nếu bạn lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

3.5 Điều trị thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu

Nếu các cơn đau cổ xảy ra trầm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang cảnh báo việc bạn đang mắc các chứng bệnh nghiêm trọng về cơ xương khớp cần được kiểm tra kịp thời. Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp hiệu quả cho các vấn đề về cơ xương khớp, các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh phim chụp và có các chẩn đoán kịp thời từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Điều trị tại nhà không dùng thuốc

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ sử dụng thêm máy kéo dãn cơ, shockwave hay máy laser lạnh để giãn cơ tại vùng cổ bị đau. Từ đó giúp tuần hoàn máu được lưu thông, giúp quá trình giảm đau, phục hồi bệnh lý được đẩy nhanh. Phòng khám Maple Healthcare với bác sĩ đầu ngành sẽ giúp bạn trị liệu thần kinh cột sống để giảm đau cổ hiệu quả.

4. Tránh mắc phải trình trạng “Ngủ dậy bị đau cổ” nên làm gì?

Bạn muốn chủ động phòng ngừa tình trạng “ngủ dậy bị đau cổ”, bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau:

  • Ngủ đúng tư thế: Không nằm sấp khi ngủ, duy trì tư thế ngủ ngửa hoặc ngủ nghiêng thoải mái cho vùng cổ.
  • Dùng gối mềm, êm và phù hợp: Sử dụng gối được làm từ chất liệu lông vũ, cao su non, gel, nước với độ cao phù hợp để giảm áp lực lên cơ cổ khi ngủ.
  • Giữ thói quen đi, đứng, ngồi đúng tư thế: Duy trì tư thế đi, đứng, ngồi đúng khi làm việc, dùng điện thoại, máy tính để tránh căng cơ cổ.
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập vừa sức: Tập thể dục thường xuyên, kết hợp với các bài tập cổ để giảm căng thẳng, tránh cứng cổ hiệu quả.

Ngủ dậy bị đau cổ là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai nếu ngủ sai tư thế hoặc mắc các bệnh lý xương khớp. Khi bị đau cổ, bạn có thể chủ động nghỉ ngơi, chườm ấm, massage thư giãn tại nhà. Nhưng nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ, kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống để giảm đau hiệu quả.

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ