Các loại chấn thương thể thao thường gặp và cách điều trị

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Các loại chấn thương thể thao được hiểu là các tác động ảnh hưởng đến cơ thể khi chơi thể thao. Những chấn thương này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh khi không điều trị kịp thời. Hãy cùng các chuyên gia y tế tại phòng khám Maple Healthcare tìm hiểu chấn thương thể thao là gì?. Cùng với đó là những phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất với sức khỏe của bạn.

Các nguyên nhân dẫn đến chấn thương thể thao thường gặp

1. Chấn thương thể thao là gì?

Chấn thương trong thể thao là tình trạng một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể bị tổn thương. Tình trạng này có thể xảy ra khi bắt đầu khởi động, tập luyện hoặc thi đấu.

Chơi thể thao rất tốt cho sức khỏe, cải thiện tinh thần hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không biết phương pháp, cách chơi đúng có thể dẫn đến những chấn thương không mong muốn. Những chấn thương khi chơi thể thao chủ yếu liên quan đến việc tổn thương cơ xương khớp, dây chằng, sụn khớp.

Những bộ phận thường gặp chấn thương nhất là mắt cá chân, đầu gối, khuỷu chân, khuỷu tay, vai, lưng, vùng đầu. Những chấn thương có thể gây đau đột ngột hoặc những cơn đau âm ỉ. Ngoài ra, khi gặp chấn thương người bệnh có thể gặp một số biểu hiện khác.

2. Các loại chấn thương thường gặp khi chơi thể thao?

Các loại chấn thương theo môn thể thao bạn dễ dàng bắt gặp nhất

  • Bóng rổ: trật khớp gối, đau mắt cá chân, thoát vị đĩa đệm, viêm cân gan chân
  • Bóng đá: trật khớp cổ, đau khớp gối, trật khớp lưng dưới, bong gân mắt cá chân
  • Tennis: viêm gân lồi cầu ngoài, viêm gân xơ hóa, viêm gân, đau vai, đau cổ.
  • Golf: đau khuỷu tay, mất cân bằng xương chậu, tê chân, đau vai, đau và co thắt cơ chân.
  • Cầu lông: đau cổ tay, viêm gân cẳng tay và khuỷu tay, đau vai, đau cổ.
  • Chạy bộ: thoái hóa lưng dưới, đau khớp gối, đau hông, đau bàn chân, trật chân và bong gân

Còn dưới đây là các loại chấn thương thể thao theo vị trí đau thường gặp nhất.

2.1 Căng cơ

Căng cơ là một trong những chấn thương thể thao thường thấy, khi các cơ bị kéo giãn quá mức. Nguyên nhân chủ yếu do vận động viên chưa được khởi động đúng kỹ thuật trước khi chơi. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do lực tác động mạnh bất ngờ ở các vị trí như cơ bắp chân, cơ lưng, cơ vai.

Khi bị căng cơ, người bệnh sẽ thấy bị đau nhức, sưng tấy và bầm đỏ ở vùng bị giãn cơ. Cơn đau do bị giãn cơ có thể tự khỏi nếu được nghỉ ngơi và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khi bị giãn cơ ở mức độ nặng có thể cản trở vận động, các cơn đau kéo dài liên tục trong nhiều ngày.

2.2 Bong gân

Tình trạng bong gân xảy ra khi dây chằng bị tổn thương hoặc bị rách dây chằng. Nguyên nhân chủ yếu do bị ngã, xô đẩy hoặc trượt chân khi tập luyện và thi đấu. Người bệnh có thể cảm nhận các cơn đau nhói khi bị bong gân. Ngoài ra, xuất hiện các vết bầm tím, sưng đau, rất khó vận động.

Bong gân là loại chấn thương thể thao thường gặp

Các vị trí bị bong gân chủ yếu gồm đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, cánh tay, khớp bả vai. Thường thấy nhất là tình trạng bong gân ở mắt cá chân. Hiện tượng bong gân thường xảy ra ở các môn thể thao đối kháng như đá bóng, bóng rổ, bóng chày.

2.3 Gãy xương

Gãy xương cũng là một trong những loại chấn thương trong thể thao nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi có tác động mạnh do va đập từ bên ngoài vào. Hiện tượng gãy xương có thể xảy ra ở những bộ môn thể thao đối kháng mạnh như bóng đá vào các môn thể thao nguy hiểm như lướt sóng, leo núi, trượt tuyết.

Xương có thể bị gãy theo Chiều ngang, chiều dọc hoặc gãy vụn. Vị trí gãy xương chủ yếu là tay, chân, vai. Khi bị gãy xương, các bác sĩ nhận thấy dễ dàng khi vùng bị tác động bị sưng đỏ, bầm tím, xương biến dạng.

Khi gãy xương có thể xuất hiện những âm thanh lạo xạo do xương bị gãy gây nên. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần được xử lý, cấp cứu ngay để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn.

2.4 Trật khớp vai, cánh tay, khủy tay

Hiện tượng trật khớp vai, cánh tay, khuỷu tay chủ yếu xảy ra với những bộ môn như bóng bàn, cầu lông, bóng chày, tennis. Khi bị trật khớp, người bệnh sẽ cảm thấy bị sưng đau, khó cử động, vận động.

Các triệu chứng của tình trạng trật khớp vai thường thấy

Tình trạng trật khớp hay còn gọi là lệch khớp ở vùng vai, tay có thể do sự vận động quá mức. Nếu không điều trị sớm, ngoài hiện tượng đau nhức vận động viên có thể bị viêm cơ vùng bị thương rất nguy hiểm.

2.5 Đau thắt lưng và vùng đĩa đệm, cột sống

Những cơn đau ở vùng thắt lưng, đĩa đệm chủ yếu xuất hiện ở vùng lưng dưới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do nghiêng người mạnh hoặc bị chèn ép, xô đẩy quá mức dẫn đến bong gân. Chủ yếu tình trạng này xảy ra ở các bộ môn như nâng tạ, bơi lội, tennis.

Với những người chơi thực hiện sai tư thế hoặc không khởi động, giãn cơ đúng cách có thể tái lại nhiều lần. Hiện tượng có thể làm sai lệch các đốt sống, chèn ép rễ thần kinh, những cơn đau lan nhanh xuống vùng mông và bàn chân.

2.6 Chấn thương vùng đầu gối

Vùng đầu gối cũng là bộ phận dễ bị chấn thương nhiều nhất. Một số hiện tượng thường xảy ra như đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau, chấn thương dây chằng vai, rách sụn chêm khớp gối.

Chấn thương đầu gối khi chơi thể thao

Nhìn chung, những cơn đau và tổn thương ở vùng đầu gối thường xuất hiện ở những bộ môn thể thao đối kháng, yêu cầu xử lý nhanh. Những cơn đau do chấn thương đầu gối khiến người bệnh khó vận động, sưng khớp gối, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

2.7 Chấn thương vùng đầu

Đầu là bộ phận cũng rất dễ xảy ra chấn thương do va đập hoặc té ngã. Chấn thương vùng đầu khá nguy hiểm bởi có nguy cơ ảnh hưởng đến vùng sọ não. Bởi thế, khi gặp tình trạng va đập mạnh hoặc va chạm khiến vùng đầu đau nhức, có thể kèm theo tình trạng choáng váng và buồn nôn, bạn cần thăm khám kịp thời.

2.8 Chấn thương gân Achilles

Chấn thương gân Achilles xảy ra khi gân Achilles phải hoạt động liên tục lâu dài quá mức. Do hoạt động liên tục trong thời gian dài dẫn đến sự quá tải và tổn thương vùng gót chân.

Phần gân Achilles ở gót chân là nơi có khá ít mạch máu. Bởi vậy nên khi chịu áp lực lớn do hoạt động quá sức sẽ dễ gây chấn thương. Nhiều trường hợp nguy hiểm hơn nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến rách, đứt gân gót.

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương khi chơi thể thao là gì?

Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra các loại chấn thương thể thao. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Không khởi động, giãn cơ kỹ trước và sau khi vận động, thi đấu: Việc khởi động có ý nghĩa rất quan trọng đối với người chơi thể thao. Khi không khởi động đúng và đủ lượng oxy và máu không được vận chuyển kịp thời đến các cơ. Điều này dẫn đến nguy cơ gây chấn thương trong thể thao rất lớn.
  • Tập luyện sai phương pháp, không đúng tư thế: nhiều người chơi không tuân thủ quy tắc, hướng dẫn của vận động viên mà chỉ chơi theo cảm tính. Điều này có thể khiến người chơi thể thao gặp những chấn thương không mong muốn.
  • Không điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp với bản thân: việc tập luyện quá sức hoặc không có giờ nghỉ người sau khoảng thời gian dài thi đấu cũng là nguyên nhân cơ bản. Ngoài ra, nếu không biết điều chỉnh cường độ tập luyện có thể dẫn đến hiện tượng suy nhược.
  • Không sử dụng các phương tiện bảo hộ hoặc các dụng cụ đúng theo kĩ thuật: với những bộ môn yêu cầu đồ bảo hộ chuyên biệt, bạn cần tuân thủ và thực hiện đúng nguyên tắc để hạn chế chấn thương không mong muốn.
  • Các yếu tố bên ngoài cũng có thể gây chấn thương như: điều kiện thời tiết, địa hình, dụng cụ tập không phù hợp.

4. Những phương pháp điều trị chấn thương thể thao hiệu quả nhất

Khi nhận thấy có thể gặp các biểu hiện bất thường sau khi chơi thể thao bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Tại những phòng khám chuyên khoa, hỗ trợ và điều trị những chấn thương thể thao như Maple Healthcare sẽ giúp bạn an tâm.

4.1 Trị liệu thần kinh cột sống(Chiropractic)

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống hay nắn chỉnh thần kinh cột sống là phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến. Đây là một trong những hình thức điều trị an toàn, không dùng thuốc, không xâm lấn, không phẫu thuật. Một trong những phương pháp trị liệu hoàn thoàn bằng tay bắt nguồn từ Mỹ.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Phương pháp chủ yếu hướng đến nguyên lý tác động nắn chỉnh xương khớp, các đốt sống sai lệch về đúng vị trí ban đầu. Điều này giúp cấu trúc và chức năng của xương khớp được cải thiện, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Những lợi ích khác mà việc nắn chỉnh thần kinh cột sống có thể giúp bạn gồm:

  • Cải thiện khả năng vận động nhanh chóng với những người gặp chấn thương thể thao lâu ngày.
  • Tăng cường, cải thiện sự dẻo dai, bền bỉ của cơ thể.
  • Giảm đau nhanh và hướng đến phục hồi lâu dài, giải quyết tận gốc vấn đề.

4.2 Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có thể được các bác sĩ khuyên dùng trong việc điều trị chấn thương thể thao. Đây là liệu pháp sử dụng các thiết bị hỗ trợ, các loại máy móc hiện đại cùng các bài tập phù hợp với sức khỏe. Phương pháp này giúp người bệnh giảm đau, nhanh chóng lấy lại khả năng vận động thông thường.

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu hướng đến việc kích thích khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Điều này giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, các loại máy móc giúp tái tạo các mô, cơ, dụng khớp bị tổn thương. Tác dụng và hiệu quả của các bài tập sẽ được người bệnh cảm nhận rõ sau quá trình điều trị.

4.3 Xoa bóp tại chỗ

Với người bị chấn thương do chơi thể thao, các huấn luyện viên hoặc chuyên gia y tế có thể sơ cứu bằng việc xoa bóp tại chỗ. Tuy nhiên, việc xoa bóp nên được những người có chuyên môn thực hiện. Các bài tập xoa bóp có thể khiến người bệnh giảm đau nhanh chóng, dễ chịu hơn tại vùng bị đau.

4.4 Điều trị tại nhà và tập các bài tập đơn giản

Với những trường hợp bị chấn thương thể thao đơn giản, người bệnh có thể tự chăm sóc, sơ cứu tại nhà. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng để hỗ trợ tình trạng gặp chấn thương khi chơi thể thao như:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ: việc dừng hẳn các hoạt động, nằm nghỉ ngơi tại chỗ sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Chườm lạnh: bạn có thể chườm đá lạnh ngày từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10-20 phút. Việt chườm đá lạnh có thể thực hiện trong khoảng hai đến ba ngày sau chấn thương tại vị trí bị đau.
Chườm lạnh ở vùng chân và mắt cá chân
Chườm lạnh ở vùng chân và mắt cá chân
  • Cố định khớp: Việc băng bó hoặc cố định các khớp, vùng bị đau có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không băng bó quá chặt bởi có thể ảnh hưởng đến khả năng máu lưu thông đến các bộ phận của cơ thể.
  • Kê cao bộ phận bị chấn thương: khi bị chấn thương, bạn cần để vùng bị đau do bong gân, trật khớp cao hơn so với cơ thể. Phương pháp giúp làm giảm đau, giảm sưng với hiệu quả rất tốt.

4.5 Phẫu thuật chấn thương thể thao

Với đối tượng thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa không đạt kết quả sẽ thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ngoại khoa hỗ trợ và cải thiện tình trạng chấn thương của người bệnh. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, vận động viên hoặc người tham gia chơi thể thao cần nghỉ ngơi trong thời gian dài. Đặc biệt, những trường hợp nguy hiểm có thể dừng hoàn toàn việc tập luyện hoặc chơi thể thao.

5. Làm thế nào để phòng ngừa những chấn thương không mong muốn khi chơi thể thao

Các phương pháp phòng ngừa chấn thương thể thao

Một số lời khuyên của các chuyên gia để phòng ngừa các chấn thương thể thao không mong muốn:

  • Lựa chọn các bộ môn thể thao và các bài tập phù hợp với sức khỏe, khả năng của cơ thể. Nên đi từ các bài tập có cường độ thấp, đơn giản đến các bài tập có cường độ cao và phức tạp.
  • Cần khởi động kỹ trước và sau khi tập luyện. Đây là bước rất quan trọng trước khi tập luyện và thi đấu. Bạn hãy dành khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút để khởi động, giãn cơ trước khi đi vào các bài tập, thi đấu.
  • Sử dụng đồ bảo hộ, trang thiết bị và dụng cụ phù hợp với từng bộ môn thể thao. Không đi giày quá chật hoặc quá rộng, mặc quần áo bảo hộ đúng tiêu chuẩn để đảm bảo sức khỏe bản thân.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo nạp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, trước thời gian thi đấu với cường độ cao, các vận động viên cần chú ý bổ sung thêm các loại canxi, vitamin, sắt cho cơ thể.
  • Thăm khám, điều trị tại những cơ sở, phòng khám uy tín chất lượng khi xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng chấn thương thể thao. Không tự ý điều trị tại nhà hoặc tự điều trị tại các địa chỉ không đảm bảo về y khoa.

Bài viết của phòng khám Maple Healthcare vừa gửi đến bạn Các thông tin liên quan đến tình trạng chấn thương trong thể thao. Chúng tôi luôn sẵn lòng là đơn vị đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong việc cải thiện sức khỏe và điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Liên hệ ngay tới các cơ sở của phòng khám Maple Healthcare tại thành phố Hồ Chí Minh để nhận tư vấn của các chuyên gia.


Bài viết đọc thêm:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Cross banner Maple Healthcare Đặt hẹn ngay
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT LỊCH HẸN

Cross banner Maple Healthcare Đặt hẹn ngay
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ