Bàn Chân Bẹt: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Theo quan niệm dân gian, em bé có bàn chân bẹt với gan chân phẳng lì là biểu hiện của sự giàu sang, phú quý và thường bị bỏ qua, không điều trị. Tuy nhiên, theo y học, bàn chân bẹt là một bệnh lý, nếu không điều trị có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, đặc biệt là cột sống. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt và cách điều trị.

Bàn chân bẹt là gì?
Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt ở trẻ là gì?

Tất cả những đứa trẻ sơ sinh đều có một bàn chân phẳng lì. Tuy nhiên, sau 2-3 tuổi, khi trẻ đã biết đi, bàn chân sẽ hình thành vòm. Với hệ thống dây chằng, vòm bàn chân đóng vai trò nâng đỡ, cân bằng cơ thể, đi đứng nhẹ nhàng và giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi di chuyển.

Bàn chân bẹt ở trẻ
Bàn chân bẹt ở trẻ

Vì nhiều nguyên nhân, nếu sau 2-3 tuổi, lòng bàn chân trẻ vẫn không có vòm như bình thường, cung dọc của bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ gan chân tiếp xúc với mặt đất. Khi đi bàn chân có xu hướng áp sát vào bên trong, hoặc bên ngoài do bàn chân mất cân bằng. Đó là những biểu hiện của dị tật bàn chân bẹt. Cha mẹ cần tham khảo để nhận biết dấu hiệu của hội chứng này và cách điều trị.

Hệ quả khôn lường nếu không chữa trị kịp thời hội chứng bàn chân bẹt

Hệ quả mà di chứng bàn chân bẹt để lại có thể làm chân bị biến dạng lâu dài nếu không được chữa trị kịp thời. Khi vận động, bàn chân thiếu sự linh hoạt và gây mất cân bằng dẫn đến dễ té ngã. Thậm chí về lâu dài có thể gây ra viêm cơ và thoái hóa cột sống.

Hệ quả nếu không sớm chữa trị
Hệ quả nếu không sớm chữa trị

Sự mất cân bằng của hội chứng bàn chân bẹt cũng có thể gây ảnh hưởng đến lưng và cổ, gây ra các cơn đau khó chịu. Nguy cơ mắc các bệnh lý khác như cong vẹo cột sống, gai gót chân, viêm khớp bàn chân...

  • Chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối.
  • Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các bệnh lý xương khớp
  • Hội chứng này nếu không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...
  • Tình trạng cẳng chân bị lệch do bàn chân bẹt và những vấn đề về bàn chân khác có thể ảnh hưởng tới lưng và thắt lưng, cột sống
  • Việc ngón chân cái bị đi lệch dần và sự hình thành của cái bướu có thể gây đau đớn, để lâu có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng cho bàn chân và đầu gối

Nguyên nhân gây bàn chân bẹt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt, dị tật xương khớp ở trẻ như:

  • Do di truyền từ ba mẹ hoặc người thân có tiền sử hội chứng bàn chân bẹt.
  • Do thói quen đi chân đất, ở một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt.
  • Dây chằng không được cố định tốt, dẫn đến biến dạng và mất vòng cong ở bàn chân.
  • Gãy xương hoặc mắc một số bệnh về xương khớp làm tăng nguy cơ bị hội chứng bàn chân bẹt.
  • Sự chênh lệch chiều dài của hai chân gây mất chân bằng cũng có thể khiến một bàn chân dài hơn để tạo thành vòm phẳng cân bằng cho cơ thể cũng có thể gây ra sự bất thường của cột sống và bị hội chứng bàn chân bẹt.
Nguyên nhân gây bàn chân bẹt
Nguyên nhân gây bàn chân bẹt

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như các bệnh bại bão, nứt đốt sống, rối loạn dưỡng cơ.

Nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt

Khi trẻ ở độ tuổi 2-3 tuổi, phụ huynh nên để ý nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt và cách điều trị trong trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường:

  • Chân bé đi hình chữ V
  • Khớp gối xoay lệch và có xu hướng bị chụm vào nhau
  • Cổ chân bị xoay đổ vào trong hay ra ngoài
  • Khi đứng thẳng, bàn chân không hề có lõm

Hoặc cha mẹ có thể kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt bằng cách đơn giản. Đầu tiên cần làm ướt chân trẻ bằng nước có màu. Sau đó, hãy yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng. Nếu nhìn thấy dấu ấn của cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng là trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thì trẻ hoàn toàn bình thường.

XEM THÊM: 5 Lời Khuyên Mà Cha Mẹ Cần Biết Về Bàn Chân Bẹt Ở Trẻ

Trị liệu bàn chân bẹt như thế nào? 

Trị liệu bàn chân bẹt như thế nào? 
Trị liệu bàn chân bẹt như thế nào?

Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường ở bàn chân trẻ, cha mẹ nên đưa con đến khám tại các chuyên khoa cơ xương khớp. Việc trị liệu bàn chân bằng phẳng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất ở trẻ có độ tuổi 2-7.

  • Trẻ được phát hiện ở độ tuổi 2-8 tuổi: có thể áp dụng phương pháp trị liệu với đế giày chỉnh hình y khoa. Đế giày thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ để xương khớp trở về đúng trục, từ đó có thể giảm thiểu hàng loạt rắc rối có thể nảy sinh.
  • Giai đoạn 8-12 tuổi: Việc tạo vòm mang lại hiệu quả thấp hơn và thời gian mang đế chỉnh hình cũng kéo dài hơn.
  • Ở người trưởng thành, đế chỉnh hình có tác dụng ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp... nhưng không thể tạo vòm nữa và họ cần mang đế suốt đời.

Phương pháp điều trị bàn chân bẹt mà bạn nên biết

Phẩu thuật xâm lấn

Khi phát hiện hội chứng bàn chân bẹt chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nắn xương, phục hồi chức năng do xương của trẻ còn mềm và dễ nắn.  

Hiện nay cũng có phương pháp tiểu phẫu để chỉnh trục bàn chân và đặt vào một trụ implant có tên HyProCure, là một ống titan nhỏ được đưa vào xoang tarsi để cố định bàn chân phẳng, giữ xoang tarsi ở vị trí mở ổn định. Điều này giúp giữ cho xương mắt cá chân của bệnh nhân không trượt về phía trước hay vượt ra khỏi xương gót chân và bàn chân có vòm trở lại.

Nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt
Nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt

Tuy nhiên phẫu thuật nắn xương cũng gây ra những rủi ro nhất định vậy nên cha mẹ phải được tư vấn chi tiết từ bác sĩ và chọn các cơ sở, trung tâm y tế uy tín để  mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất hạn chế mức rủi ro với trẻ. 

Phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn, phẩu thuật

Đối với trường hợp nhẹ các phụ huynh có thể lựa chọn phương pháp trị liệu không phẫu thuật cho trẻ với giày chỉnh hình y khoa. Giày được thiết kế với một miếng lót đặc biệt giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân cho trẻ. Đeo thường xuyên, cấu trúc xương sẽ quay về vị trí cân bằng mong muốn. Việc chữa lành bàn chân bẹt của phương pháp này tốt nhất dành cho trẻ từ 2-7 tuổi.

Ở Việt Nam, Maple Healthcare - phòng khám chuyên trị liệu thần kinh cột sống là một trong số ít phòng khám điều trị dị tật bàn chân bẹt. Tại đây, đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý cơ xương khớp cùng quy trình chuẩn Quốc tế luôn đem đến liệu trình giải quyết căn nguyên bệnh hiệu quả và những trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh.

Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
Cross banner Maple Healthcare Đặt hẹn ngay
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT LỊCH HẸN

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ