Chương trình đặt 1 được 2 2024

Phục hồi chức năng là gì? Quy trình và phương pháp thực hiện

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Phục hồi chức năng áp dụng các phương pháp cần thiết để cải thiện chức năng cơ thể. Nhằm phục hồi các cơ quan bị tổn thương sau suy giảm chức năng, giúp người bệnh duy trì các hoạt động thường ngày và tái hòa nhập với cộng đồng.

Cùng tìm hiểu và khám phá về các phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hiện nay để có nhận định sớm về tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Các Đối Tượng Và Bệnh Lý Nào Cần Thực Hiện Phục Hồi Chức Năng
Các Đối Tượng Và Bệnh Lý Nào Cần Thực Hiện Phục Hồi Chức Năng

1. Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong y khoa, nó là một quá trình bao gồm việc ứng dụng nhiều phương pháp luyện tập, thay đổi môi trường thích hợp giúp bệnh nhân hồi phục khả năng hoạt động của những bộ phận và cơ quan bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng do nhiều nguyên nhân như: tai nạn, đột quỵ, bệnh lý cột sống, hậu phẫu, dị tật bẩm sinh...

2. Mục đích của hồi phục chức năng?

Quá trình điều trị là thông qua việc áp dụng các phương thức phục hồi chức năng, vật lý trị liệu giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động và trở lại sinh hoạt như bình thường.

Mục đích của hồi phục chức năng?
Mục đích của hồi phục chức năng?

Các phương pháp điều trị không chỉ tập trung vào khía cạnh vật lý mà còn chú trọng đến yếu tố tâm thần, từ đó người bệnh sẽ tự tin hội nhập hoặc tái hội nhập với xã hội. Mục đích của nó có thể kể đến như:

Phục hồi và tái tạo khả năng hoạt động của các bộ phận và cơ quan bị tổn thương, rối loạn, suy giảm hoặc mất đi khả năng vận động bình thường.

Giảm nguy cơ khuyết tật và tàn phế: Nhằm giảm thiểu nguy cơ xuất hiện khuyết tật và tàn phế, phục hồi giác quan do tình trạng bệnh lý gây ra.

XEM THÊM: Trật Chân - Mất Bao Lâu Để Phục Hồi?

Phòng ngừa biến chứng: các biến chứng dễ mắc phải sau hậu phẫu, chấn thương hoặc giảm nguy cơ tái phát bệnh sau khi điều trị.

Hỗ trợ hiệu quả các phương pháp điều trị khác: Làm tăng hiệu suất của các phương pháp điều trị khác thông qua việc tập trung vào chữa lành các vùng chức năng cụ thể.

Tăng cường khả năng vận động và di chuyển: Giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động và di chuyển dễ dàng, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ người khác.

Hỗ trợ sự tự lập: Tạo điều kiện cho bệnh nhân sống tự lập, thích nghi với môi trường sống hiện tại, và có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách độc lập.

Cải thiện cuộc sống tích cực: Giúp bệnh nhân lạc quan, vui vẻ, và dễ dàng hòa nhập vào xã hội, kiểm soát căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày.

Phát huy tối đa khả năng của bệnh nhân: Hỗ trợ bệnh nhân tận dụng và phát triển tối đa những khả năng còn lại của bản thân về mặt tinh thần, thể chất, xã hội và kinh tế.

Ngoài những lợi ích trực tiếp, phương pháp này còn có tác động tích cực bằng cách ngăn chặn thương tật thứ cấp và giúp duy trì tinh thần tích cực. Trong đó, các biện pháp như vận động trị liệu, tập phục hồi chức năng,... tại các phòng khám hoặc trung tâm hồi phục chức năng đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

3. Các bệnh lý cần tập phục hồi chức năng

Các bệnh lý cần tập phục hồi chức năng
Các bệnh lý cần tập phục hồi chức năng

Các đối tượng và bệnh lý cần được áp dụng phương pháp này bao gồm:

  • Bệnh lý cột sống: Những người mắc các bệnh lý cột sống như thoái hóa đốt sống, đau lưng, hoặc đau thần kinh liên quan đến cột sống .
  • Bệnh thần kinh: Bệnh nhân mắc các bệnh lý thần kinh như Parkinson (Rối loạn thần kinh) và Alzheimer (Suy giảm trí nhớ) cũng có thể được hướng dẫn tập luyện để duy trì và cải thiện chức năng cơ bản.
  • Bệnh thần kinh cột sống: Các bệnh nhân mắc các bệnh thần kinh như đau thần kinh tọa, đau thần kinh toàn thân (neuropathy)....
  • Bệnh đau khớp: Người mắc các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp cũng thường áp dụng trị liệu qua các bài tập để giảm đau và cải thiện sự linh hoạt.
  • Bệnh tim và phổi: Bệnh nhân sau cơn đau tim hoặc sau khi trải qua các vấn đề về hệ thống hô hấp cũng có thể được khuyến khích thực hiện các bài tập phục hồi, vật lý trị liệu để tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ thống hô hấp.

4. Các đối tượng cần tập luyện phương pháp này

Các đối tượng cần tập luyện phương pháp này
Các đối tượng cần tập luyện phương pháp này

Bệnh nhân sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoặc tai nạn cá nhân.

Sau phẫu thuật: Bệnh nhân sau các ca phẫu thuật lớn như phẫu thuật khớp, mổ não, hoặc phẫu thuật đặc biệt đòi hỏi việc tập luyện để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Sau đột quỵ: Những người sau đột quỵ thường gặp khó khăn trong việc vận động và cần tập phục hồi chức năng để khôi phục khả năng tự lập.

Người dùng thuốc lâu dài: Những người sử dụng thuốc lâu dài, đặc biệt là những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ bản, cần tập phục hồi để giảm tác động tiêu cực của thuốc.

Người có lối sống thiếu vận động: Người có lối sống ít vận động, ngồi nhiều, cần tập phục hồi để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến động mạch và xương khớp.

Người tham gia thể thao và hoạt động vận động cần tập phục hồi để phòng ngừa chấn thương, duy trì sức mạnh và linh hoạt.

Người phục hồi tâm lý: Những người trải qua stress tâm lý, trầm cảm, hoặc các vấn đề tâm lý khác cũng có thể được hỗ trợ thông qua tập phục hồi chức năng để cải thiện tâm trạng và chất lượng cuộc sống.

Người cao tuổi: Người cao tuổi thường áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, hợp lý để duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống khi cơ thể trải qua quá trình lão hóa.

Tập phục hồi được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và điều kiện sức khỏe cụ thể của mỗi người. Đặc biệt, quá trình điều trị phục hồi chức năng nên có sự góp mặt của các chuyên gia hoặc bác sĩ có chuyên môn. Bạn nên thăm khám tại các trung tâm, phòng khám phục hồi chức năng để có phác đồ hiệu quả nhất cho tình trạng bệnh của mình.

5. Phương pháp phục hồi chức năng phổ biến hiện nay

Phương pháp phục hồi chức năng phổ biến hiện nay
Phương pháp phục hồi chức năng phổ biến hiện nay

Vật lý trị liệu

Thường được áp dụng với các đối tượng gặp các vấn đề về xương khớp, nhằm cải thiện khả năng vận động của cơ thể sau khi bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng. Thông qua việc áp dụng các kỹ thuật như bài tập thể dục, vận động cơ học, siêu âm, nhiệt, điện… để giảm đau, giảm sưng viêm, giúp cải thiện sự linh hoạt, khôi phục chức năng của bộ phận, cơ quan bị tổn thương.

Phục hồi chức năng tâm lý – thần kinh

Hay còn gọi là tâm lý trị liệu có tác dụng khôi phục khả năng nhận thức thần kinh cho người bệnh. Phương pháp này dành cho các đối tượng bị mất hoặc giảm khả năng nhận thức do chấn thương.

Bằng cách trị liệu này giúp bệnh nhân đạt được trạng thái tâm lý thư giãn và loại bỏ căng thẳng, áp lực, đồng thời kết hợp cùng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện hiệu suất làm việc và tăng cường sức khỏe tinh thần trong suốt quá trình điều trị.

Vận động trị liệu

Phục hồi chức năng vận động, hay vận động trị liệu, thường được áp dụng cho bệnh nhân chấn thương xương khớp, như gãy xương hoặc chèn ép thần kinh, giúp họ hồi phục khả năng vận động và ngăn ngừa tình trạng tàn phế.

Phương pháp này thường được sử dụng sau phẫu thuật hoặc kết hợp với các liệu pháp nội khoa, tùy thuộc vào nghiêm trọng của tình trạng và sức khỏe của bệnh nhân.

Vận động trị liệu bao gồm các bài tập nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc máy móc chuyên dụng. Qua đó, bệnh nhân có thể hồi phục chức năng và giảm nguy cơ bại liệt, tàn phế.

Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sức khỏe, tự thực hiện các sinh hoạt hàng ngày thông qua sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hoặc bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bắt đầu lấy lại được những sinh hoạt bình thường. Đồng thời, còn giúp tăng cường thể chất, sức khỏe xương khớp, và ngăn ngừa bệnh tái phát. Sau khi làm quen với phương pháp và kỹ thuật, họ có thể thực hiện tại nhà hoặc trong cộng đồng.

Ngôn ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu thường được áp dụng cho bệnh nhân sau tai biến hoặc trẻ gặp vấn đề giao tiếp. Bằng cách khắc phục chậm nói, nói ngọng, khôi phục khả năng giao tiếp, cho phép bệnh nhân nói chuyện mạch lạc và rõ ràng.

Đối với trẻ có khuyết tật câm điếc, khiếm thị, hoặc gặp biến chứng từ tai biến, bác sĩ hướng dẫn họ sử dụng thủ ngữ hoặc tập viết, giúp phát triển khả năng nhận dạng chữ nổi, đặc biệt là cho người khiếm thị.

6. Trung tâm hồi phục chức năng Maple Healthcare

Hiện nay các phương pháp như vật lý trị liệu - phục hồi chức năng ngày càng quan trọng trong việc phòng ngừa, chăm sóc và điều trị bệnh lý. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lựa chọn nơi thăm khám uy tín và chất lượng, Trung tâm hồi phục chức năng Maple Healthcare là đơn vị hàng đầu trong việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị bệnh lý cơ xương khớp.

Lý do nên chọn phòng khám Maple Healthcare
Lý do nên chọn phòng khám Maple Healthcare

Tự hào với nhiều năm kinh nghiệm điều trị các vấn đề về xương khớp dựa trên phương pháp bảo tồn, không thuốc, không phẫu thuật. Tập trung vào việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ bác sĩ, chuyên gia và điều dưỡng tận tâm, chuyên nghiệp. Liên tục cập nhật các kiến thức mới để giúp cải thiện toàn diện quá trình điều điều trị và chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp: FANPAGE PHÒNG KHÁM MAPLE HEALTHCARE

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ