Đau khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng sáu 13, 2024
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Đau khuỷu tay xảy ra khi hoạt động, sử dụng vùng khuỷu tay quá sức dẫn đến giãn, đứt gân. Bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau khớp khuỷu tay. Cùng tìm hiểu về hiện tượng trên qua bài viết sau đây của phòng khám Maple Healthcare.
Khuỷu tay là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất để điều khiển các hoạt động của cánh tay. Bởi vậy đây cũng là bộ phận thường dễ bị tổn thương do chấn thương hoặc các bệnh lý xương khớp. Vậy tình trạng đau xương khuỷu tay có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây
1. Đau khuỷu tay là gì? Vì sao xương khuỷu tay lại quan trọng
Đau khuỷu tay xảy ra khi hoạt động, sử dụng vùng khuỷu tay quá sức dẫn đến giãn, đứt gân. Bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau khớp khuỷu tay. Cùng tìm hiểu về hiện tượng trên qua bài viết sau đây của phòng khám Maple Healthcare.
Khuỷu tay nằm giữa cánh tay và cẳng tay, đây là bộ phận có cấu trúc đặc biệt. Khuỷu tay điều khiển sự hoạt động của ba xương là xương cánh tay, xương quay và xương trụ. Xương khuỷu tay giúp cho việc gấp duỗi, xoay tay của cơ thể hoạt động trơn tru và dễ dàng.
2. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đau khớp khuỷu tay
Đau khớp khuỷu tay có thể do gân hoặc cơ ở vùng khuỷu tay bị đứt, giãn. Ngoài việc gân, cơ bị đứt giãn khuỷu tay có thể bị biến dạng khớp gây căng cứng, hạn chế trong sinh hoạt và vận động. Có 2 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khuỷu tay.
2.1 Do các bệnh lý nền của cơ thể
- Tình trạng thoái hóa khớp: đây là bệnh viêm khớp mãn tính chủ yếu gặp ở người trung niên và cao tuổi. Do tuổi cao, các khớp xương bị đau nhức, khó chịu làm hạn chế khả năng vận động.
- Viêm khớp dạng thấp: đây là bệnh lý mãn tính, với ảnh hưởng tới nhiều khớp trong cơ thể trong đó có khớp khuỷu tay. Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, xuất hiện các cơn đau âm ỉ kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.
- Bệnh gút: bệnh gút xảy ra khi cơ thể không đào thải được axit Uric trong máu. Điều này khiến lượng axit Uric lắng đọng trong các khớp, hình thành các tinh thể sắc nhọn khiến người bệnh bị sưng đau dữ dội ở các khớp. Ban đầu những cơn đau chủ yếu xuất hiện ở các ngón tay, ngón chân sau đó sẽ lên dần đến khuỷu tay, khuỷu chân và tất cả các khớp trong cơ thể.
- Viêm khớp vảy nến: bệnh lý khiến người bệnh bị mỏi khớp khuỷu tay, đau nhức các khớp nghiêm trọng. Tình trạng đau khớp sẽ xảy ra sau khi mắc bệnh vẩy nến.
- Viêm bao hoạt dịch khớp khuỷu tay: bệnh lý và tình trạng này xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm, dịch nhầy trong khớp bị chảy ra ngoài. Điều này khiến khớp bị sưng đau, đặc biệt sẽ cảm thấy rất đau khi ấn hoặc cử động vùng khuỷu tay.
2.2 Do tác động bên ngoài
- Triệu chứng đau khớp khuỷu tay cũng xuất hiện do các nguyên nhân khác khách quan từ bên ngoài tác động đến cơ thể:
- Do chấn thương: chấn thương khi chơi thể thao hoặc chấn thương do tai nạn giao thông có thể là nguyên nhân hàng đầu. Bởi vậy, khi gặp các chấn thương bạn cần đến các cơ sở phòng khám y tế chất lượng để thăm khám và điều trị ngay.
- Đau mỏi khớp khuỷu tay do đặc thù công việc: những người làm các công việc nặng nhọc, thường xuyên phải bê vác như nhân viên bốc hàng, thợ xây, lao công,... có nguy cơ cao bị đau các khớp khuỷu tay và cùi chỏ.
- Chơi thể thao không đúng tư thế, kỹ thuật: Việc chơi thể thao là rất tốt và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn chơi thể thao quá sức hoặc chơi sai tư thế, động tác, kĩ thuật có thể gây ảnh hưởng đến cơ xương khớp. Rất nhiều người bị đau khớp khuỷu tay do hoạt động thể thao không đúng cách.
3. Chẩn đoán bệnh liên quan đến khuỷu tay bằng cách nào?
Để phát hiện các bệnh lý liên quan đến tình trạng đau khuỷu tay các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm lâm sàng. Một số xét nghiệm, kết quả sẽ được chỉ định thực hiện như:
- Kết quả xét nghiệm máu: qua các thông số, các bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng nhiễm trùng, nồng độ axit uric trong máu, phát hiện các bệnh như gout, viêm khớp dạng thấp.
- Chụp X quang: hình ảnh từ phim chụp X quang có thể thấy được những bất thường ở xương như gai xương, u xương, thoái hóa xương khớp.
- Chụp MRI: Đây là phương pháp chụp để thấy được hình ảnh chi tiết về mặt cắt ngang của các mô mềm. Từ đó, các bác sĩ có thể xác định vị trí và tình trạng tổn thương của cơ xương khớp. Đây là phương pháp giúp bác sĩ thấy được các bất thường bên trong cấu trúc của xương, mô mềm. Một trong những phương pháp hiện đại, được chỉ định khi thấy những dấu hiệu bất thường.
- Siêu âm khớp: đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm nhưng có thể thấy được hình ảnh chi tiết các tổn thương ở mô mềm và sụn khớp.
4. Phương pháp điều trị đau mỏi khớp khuỷu tay
Để điều trị đau khuỷu tay, có rất nhiều phương thức và liệu trình khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì và tin tưởng thực hiện theo phương pháp điều trị của các bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.
4.1 Điều trị tại nhà
Phương pháp điều trị tại nhà sẽ phù hợp cho các bệnh nhân bị đau khớp nhẹ hoặc đang trong quá trình phục hồi. Một số phương pháp thực hiện có thể sử dụng tại nhà như:
- Các bài tập phục hồi chức năng
- Massage làm giảm stress vùng đau
- Sử dụng thuốc bổ trợ, chống viêm, chống thấp khớp
- Sử dụng các loại đai cố định vùng khớp khuỷu tay. Các loại đai cố định khuỷu tay giúp giảm đau rõ rệt và hiệu quả.
- Thực hiện phương pháp chườm nóng bằng thảo dược như lá ngải cứu, đã cúc tần sao vàng hạ thổ kết hợp với trưởng lạnh bằng nước đá
4.2 Trị liệu thần kinh cột sống
Phương pháp chữa đau xương khuỷu tay bằng cách Trị liệu thần kinh cột sống được rất nhiều bác sĩ lựa chọn. Phương pháp này là một trong những cách thức điều trị tận gốc vấn đề. Trị liệu thần kinh cột sống làm giảm áp lực của cơ xương khớp lên các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày.
Việc trị liệu thần kinh cuộc sống để điều chỉnh sai lệch khớp khuỷu tay, đưa chúng về vị trí ban đầu giúp bảo tồn và điều trị tận gốc vấn đề. Đây là phương pháp giảm đau an toàn, không dùng thuốc, không phụ thuật hiện đại, đạt hiệu quả cao.
4.3 Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu
Việc sử dụng các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh sai lệch khớp khuỷu tay. Với những bài tập phù hợp, khả năng vận động của người bệnh sẽ được tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó, người bệnh sẽ cải thiện được các tư thế đúng để giảm đau rõ rệt.
4.4 Phẫu thuật khuỷu tay
Khi việc điều trị nội khoa không đạt hiệu quả như mong đợi thì phẫu thuật là phương án cuối cùng các bác sĩ lựa chọn. Kỹ thuật phẫu thuật khớp khuỷu tay phổ biến như mổ nội soi, mổ mở khớp, thay khớp nhân tạo.
Tuy nhiên phẫu thuật vẫn là giải pháp cuối cùng nếu việc điều trị bằng các phương pháp nội khoa không đáp ứng. Việc phẫu thuật, đặc biệt là thầy gấp nhân tạo có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi thế, bạn luôn cần tham khảo và cân nhắc trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật.
5. Những cách phòng bệnh đau xương khuỷu tay
Một số cách phòng tránh đau khớp khuỷu tay hiệu quả được các bác sĩ khuyên thực hiện:
- Cần chú ý thay đổi tư thế khi vận động, làm việc, học tập. Cân bằng thời gian giữa học tập làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể khỏe mạnh.
- Chú ý khi chơi thể thao, tập thể dục cần vận động và khởi động kỹ, chú ý đến tư thế và hạn chế chấn thương.
- Khi gặp chấn thương thể thao hoặc chấn thương do tai nạn giao thông cần điều trị dứt điểm đặc biệt ở các khớp xương.
- Nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày từ 30 phút trở lên để cơ xương khớp dẻo dai và khỏe mạnh.
- Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh, ít dầu mỡ, tránh tăng cân mất kiểm soát.
- Ở người trung niên, cao tuổi có thể bổ sung thêm sữa và các thực phẩm chức năng để giảm tình trạng đau mỏi khớp khuỷu tay.
- Thường xuyên thăm khám cơ xương khớp tại các phòng khám chất lượng để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan.
Hiện tượng đau khuỷu tay tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, khi bạn và người thân gặp những biểu hiện hoặc có những hiện tượng liên quan đến tình trạng đau khớp khuỷu tay cần thăm khám và điều trị sớm. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc điều trị dứt điểm bệnh lý.
Phòng khám Maple Healthcare là địa chỉ Được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và hỗ trợ bởi các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành về cơ xương khớp.
Bài viết liên quan
- Giải Pháp Nào Cho Bệnh Đau Xương Khớp
- Điều trị đau bằng phương pháp châm cứu
- Cô Gái 29 Tuổi Trải Qua 12 Năm Vượt Nhiều Đau Khổ Để “Tìm Lại Cơ Thể” Của Chính Mình
- Điều Trị Đau Xương Khớp Miễn Phí: Chương Trình Bạn Kể Bệnh, Chúng Tôi Chữa Bệnh
- Viêm bao hoạt dịch là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT LỊCH HẸN
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ