HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA
Bạn đang có thắc mắc về tình trạng cơ xương khớp đang mắc phải và hiệu quả liệu trình điều trị tại phòng khám Maple?
Đừng ngần ngại, hãy để lại câu hỏi ngay dưới đây nhé! Maple sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
GỬI CÂU HỎI
1. Gần đây tôi bị đau vùng bả vai, cơn đau thường tê lan xuống phần tay vậy đây là chứng bệnh gì? (Chị Phượng 52 tuổi, Tân Phú)
Những triệu chứng mà bạn gặp phải có thể đến từ những vấn đề khác nhau nhưng ở đây chúng ta sẽ nói đến những trường hợp phổ biến nhất. Sẽ rất khó để xác định chính xác bệnh lý nếu không chụp X-quang hoặc MRI nhưng có vẻ triệu chứng bạn gặp phải liên quan đến vấn đề về đau vai gáy.
👉Việc đau rát và nóng bả vai có thể đến từ việc hệ thống thần kinh ở cổ hoặc lưng trên của bạn đã phải chịu nhiều áp lực, từ đó dẫn đến các triệu chứng đau lan tỏa đến các vùng xung quanh cổ vai gáy. Cơn đau này mang nhiều cảm giác đau khác nhau như bỏng rát, ngứa ran, buốt hoặc nóng/lạnh liên tục.
✅Đau đầu cũng là một triệu chứng phụ của tình trạng này. Khi bạn chịu áp lực ở cổ, các triệu chứng đau đầu và nửa đầu sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Ngoài ra, tình trạng đau đầu cũng đến từ việc căng thẳng cũng như thiếu lưu lượng máu qua cột sống cổ vào não.
🛑Cả 2 vấn đề về nóng rát cổ vai gáy và đau đầu có thể dễ dàng điều trị với phương pháp “Trị liệu thần kinh cột sống” - chiropractic. Trị liệu cột sống có thể giúp bạn giảm áp lực ở địa đệm và cơ, từ đó các triệu chứng đau nhức sẽ cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên bạn nên đảm bảo về việc gặp bác sĩ trị liệu đã qua đào tạo, họ là những bác sĩ duy nhất được đào tạo để điều trị cho các bệnh trạng này một cách khoa học mà không dùng thuốc hay can thiệp xâm lấn.
💡Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây tại nhà để giảm bớt tình trạng đau nhức:
• Giảm bớt sức ép vào vùng cổ vai gáy
• Sử dụng đá lạnh vào các vùng viêm và sưng cơ
• Thực hiện các động tác kéo giãn và tập nhẹ nhàng cho cổ
• Cải thiện tư thế làm việc của bạn
2. Chào Bác Sĩ, Tôi gặp vấn đề ngứa ran và tê ở ngón tay mình khi trời trở lạnh, tay tôi cũng yếu đi rất nhiều khi cầm nắm đồ vật. Tôi có đang gặp vấn đề gì không? (Chị Thủy 38 tuổi, Long An)
Vấn đề mà bạn gặp phải rất thường xảy ra đối với nhân viên văn phòng hoặc bất kỳ ai sử dụng tay nhiều. Theo như tôi thấy, tình trạng mà bạn gặp phải đến từ một số tác nhân khác nhau. Tôi sẽ giải thích chi tiết bệnh lý của bạn sẽ có những điểm đáng lưu ý như sau:
1️⃣ Tình trạng ngứa ran và tê ở ngón tay mà bạn gặp phải có thể là Hội chứng ống cổ tay. Đây là tình trạng các khớp xương ở cổ tay bị đè nén, khi dây thần kinh nằm ở giữa ống cổ tay bị đè nén lâu ngày sẽ gây đau và yếu tay. Tuy nhiên đây là bệnh lý không khó để điều trị. Các bạn có thể sử dụng những phương pháp trị liệu sau:
✅ Điều chỉnh các thói quen xấu ảnh hưởng đến khớp tay tại nơi làm việc
✅ Tìm đến bác sĩ chỉnh hình có chuyên môn nhằm thực hiện các bài tập điều chỉnh cổ tay, trị liệu dây thần kinh xung quanh vùng ngón tay bị đau nhức.
2️⃣ Về trường hợp tay của bạn bị yếu và rung khi cầm nắm đồ vật có thể đến từ việc dây thần kinh C6-C7 ở đĩa đệm cổ bị thoát vị hoặc phồng, điều này rất phổ biến do sử dụng máy tính nhiều. Khi ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài, các mô đĩa đệm sẽ bị mòn, khiến cho chúng phình ra gây chèn ép vào hệ thần kinh. Điều này gây ra tê, ngứa ran và yếu ở chính xác khu vực mà bạn đang mô tả. Về cách điều trị, đây là trường hợp phức tạp hơn và cần điều chỉnh cột sống kết hợp cùng các bài tập trị liệu chỉnh hình chuyên biệt từ bác sĩ để khắc phục.
3. Công việc của em cần trang phục lịch sự nên em thường mang dày cao gót khiến lòng bàn chân rất đau. Cho em hỏi có phương pháp nào khắc phục được không Bác sĩ? (Ý Như 26 tuổi, Thủ Đức)
Qua những triệu chứng cũng như tình trạng công việc mà bạn chia sẻ, tôi nghĩ rằng tác nhân chính gây nên cơn đau nằm ở việc bạn mang giày cao gót quá nhiều.
📌Giày cao gót là phụ kiện thời trang làm nổi bật các đường cong cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng khiến vùng hông và lưng dưới thường xuyên trong tình trạng cong vẹo. Sự gia tăng độ cong này gây áp lực lên các các khớp và dây thần kinh dẫn đến đau nhức vùng chân, đầu gối, hông, lưng và cổ.
Khi mang giày cao gót, các ngón chân bị ép về phía trước, tạo áp lực cực lớn lên vùng gan bàn chân. Việc này khiến các mô thần kinh vùng bàn chân bị đè nén, lâu dần gây tê và đau vùng chân.
📖Tổng thể, bệnh lý mà bạn gặp phải không quá nghiêm trọng, chủ yếu xuất phát từ thói quen đi giày cao gót. Bạn có thể giảm tình trạng đau bằng những cách sau:
✅Đặt đệm vào giày nhằm giảm áp lực lên các ngón chân
✅Điều chỉnh lại tư thế đứng
✅Thực hiện các động tác massage xoa bóp nhẹ nhàng cho vùng cổ, hông, bàn chân.
✅Tìm đến các bác sĩ chuyên khoa nhằm thực hiện các phương pháp phục hồi sức khỏe cột sống, giảm đau vùng chân.
4. Chứng cong vẹo cột sống khiến vùng lưng của chồng tôi thường xuyên đau nhức. Chân của ông ấy yếu đi rõ rệt đặc biệt gần đây còn bị xưng nhức. Tôi nên làm gì vậy Bác sĩ? (Cô Tuyết 58 tuổi, Bình Thạnh)
Đây là vấn đề phổ biến khi chứng cong vẹo cột sống không được điều trị từ sớm. Thông thường, chứng vẹo cột sống sẽ không gây đau đớn ở giai đoạn đầu nên nhiều người coi đó là vấn đề thẩm mỹ và có xu hướng phớt lờ điều trị.
Theo thời gian, cột sống bị cong vẹo sẽ gây áp lực lên các khớp xung quanh, từ đó chúng bắt đầu bị mài mòn, gây ra phình và thoát vị đĩa đệm.Thoái hóa và thoát vị đĩa đệm do cong vẹo cột sống là hai tác nhân chính gây nên cơn đau mà chồng bạn đang gặp phải.
Cách tốt nhất để điều trị là nhờ bác sĩ nắn khớp xương chuyên về cột sống và các vấn đề về đĩa đệm để điều chỉnh cột sống và giúp đưa chúng về vị trí chính xác. Sau khi được trị liệu phù hợp, cơn đau mà chồng bạn phải chịu sẽ giảm nhanh chóng.
Loại bệnh lý này sẽ nặng dần theo thời gian nếu không được can thiệp đúng cách, khi đến giai đoạn cột sống gặp quá nhiều tổn thương có thể sẽ phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Tôi đề nghị bạn đưa chồng đến thăm khám cột sống sớm nhất có thể.
5. Tôi bị thoái hóa khớp gối rất khó chịu khi đi lại nhưng nhà lại ở cách trung tâm không tiện để tới lui thường xuyên thăm khám. Bác sĩ cho tôi hỏi nếu chỉ uống thuốc không cần tới phòng khám thì có chữa được không? (Anh Trung, 52 tuổi, Bình Chánh)
Việc uống thuốc trong thời gian dài rất có hại cho tình trạng sức khỏe của bạn. Có rất nhiều yếu tố gây nên cơn đau đầu gối, về bệnh thoái hóa khớp gối mà bạn mắc phải cũng sẽ có các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc bạn cần làm bây giờ là bạn hãy đến thăm khám và kiểm tra chính xác mức độ tổn thương.
Nếu như ở những trường hợp nhẹ, chúng ta hoàn toàn có thể can thiệp bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic) kết hợp cùng các bài tập phục hồi chức năng. Với những trường hợp nặng hơn, chúng ta vẫn có thể sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống và vật lý trị liệu tuy nhiên cần kết hợp thêm các loại điều trị khác như Platelet Rich Plasma (huyết tương giàu tiểu cầu) hoặc tiêm axit hyaluronic để bôi trơn khớp, giảm ma sát và viêm. Những liệu pháp trên nếu kết hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt vì chúng giúp giảm đau tự nhiên và không gây tổn thương nhiều đến vùng gối.
Nếu sụn chêm và các khớp đầu gối đang trong tình trạng tổn thương nặng, có thể bạn sẽ phải xem xét đến phương án đặc trị hơn như phẫu thuật. Nhưng trước khi làm điều đó, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp được cấp phép tại Việt Nam, chúng tôi có thể cho bạn biết rõ liệu tình trạng của bạn có cần phải can thiệp bằng phẫu thuật hay không.
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đầu gối từ các vấn đề về đau thắt lưng, bàn chân hoặc bệnh lý về gout. Nhưng bất kể chúng là gì, vẫn có những giải pháp tự nhiên, không xâm lấn có thể giúp hỗ trợ điều trị. Cá nhân tôi đã giúp nhiều người tránh được phẫu thuật và có vùng đầu gối khỏe mạnh.
6. Mẹ tôi bị tê chân nhiều năm, đi khám chẩn đoán mắc suy giãn tĩnh mạch. Liệu dùng phương pháp vật lý trị liệu có chữa được không? ( Anh Tuấn, 33 tuổi, Sóc Trăng)
⚠Rất tiếc khi nghe về tình trạng của mẹ bạn. Giãn tĩnh mạch là một bệnh lý khó chịu khi nó gây nên các cơn đau liên tục ở vùng chân, gây ảnh hưởng lớn đến việc đi lại. Ngoài ra, tê chân cũng là một triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, bạn cũng nên cho mẹ kiểm tra lại lượng đường trong máu để nắm rõ bệnh trạng
🛑Về bệnh lý của mẹ bạn, tôi khuyên bạn nên kiểm tra tĩnh mạch chân cũng như các vùng dây thần kinh lưng cho bà ấy vì hiện tượng ngứa ran ở chân rất có thể xảy ra do các vấn đề liên quan đến đĩa đệm lưng dưới. Hai vấn đề ở lưng dưới và chân thường đi cùng nhau và có thể làm triệu chứng của một trong hai trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, việc điều trị lưng và chân cùng lúc rất quan trọng. Chiropractic là một phương pháp phù hợp nhằm khắc phục vấn đề. Những tác động khi nắn chỉnh sẽ giúp giảm áp lực ở đĩa đệm ở vùng thắt lưng và phục hồi chuyển động bình thường cho cột sống.
⚡Ngoài ra, để khắc phục vấn đề giãn tĩnh mạch, bạn nên cho mẹ kết hợp thêm các liệu pháp như châm cứu, trị liệu cơ và vật lý trị liệu cải thiện chức năng của cấu trúc cơ, từ đó hỗ trợ tĩnh mạch một cách tự nhiên. Hơn nữa, tăng cường vitamin cũng có thể giúp ích cho những trường hợp nhẹ.
💥Một trong những cách tốt nhất để điều trị giãn tĩnh mạch là ngăn chặn chúng phát triển ngay từ đầu. Điều đó dễ thực hiện hơn nhiều so với việc điều trị khi bệnh đã phát tác, vì vậy một chương trình tập thể dục và một chế độ ăn kiêng tốt là chìa khóa cho vấn đề này.
7. Tôi bị đau thắt lưng dưới, đi khám trước đó thì bác sĩ chỉ định mắc thoái hóa đốt sống. Tôi có sử dụng thuốc để chữa đau tạm thời, tiếp theo tôi nên làm gì vậy Bác sĩ? (Anh Trường, 45 tuổi, Quận 3)
💌Trả lời:
💥Việc tìm đến thuốc giảm đau nhằm xoa dịu triệu chứng không phải là giải pháp lâu dài mà bạn nên hướng đến. Nhiều trường hợp đau lưng đa số là kết quả đến từ thoái hóa đốt sống hoặc ngồi, vận động sai tư thế. Tôi sẽ làm rõ hơn tác nhân của cơn đau nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề:
🔥Khi ngồi, chúng ta thường có xu hướng cúi thấp người xuống, điều này lâu dài gây áp lực đến đĩa đệm. Theo thời gian, việc này sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống, gây đau nhức vùng lưng dưới. Điều trị các vấn đề trên với thuốc giống như việc cố gắng sửa một chiếc cửa sổ bằng băng dính, nó chỉ là giải pháp tạm thời và không thể khôi phục hoàn toàn.
💪Cách hiệu quả nhất để giải quyết loại vấn đề này là thông qua phương pháp điều trị thần kinh cột sống. Những tác động khi nắn chỉnh sẽ giúp giảm áp lực ở đĩa đệm ở vùng thắt lưng và phục hồi chuyển động bình thường cho cột sống. Khi cột sống được đưa về vị trí đúng, cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.
👨⚕️Tại phòng khám Maple Healthcare, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, được cấp phép cho việc trị liệu thần kinh cột sống cùng hệ thống máy móc hiện đại, đầy đủ. Bạn hoàn toàn có thể khôi phục lại thể trạng bạn đầu nếu thăm khám với chúng tôi.
💟Ngoài việc được điều trị bằng phương pháp Chiropractic kết hợp cùng vật lý trị liệu, các bác sĩ tại Maple luôn cung cấp, hướng dẫn các bài tập, tư thế sinh hoạt nhằm bổ trợ điều trị, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
8. Tôi hay đau vùng lưng sau khi tìm hiểu dường như tôi mắc chứng thoái hóa đốt sống, lồi đĩa đệm l4/5. Bệnh này có nguy hiểm không? (Chị Nga, 37 tuổi, Nhà Bè)
💌Trả lời:
💥Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới Thoái hóa cột sống: do chấn thương, vận động sai tư thế hoặc đơn giản là vấn đề bẩm sinh.
🆘Khi bạn ngã, cột sống có thể dễ dàng bị ảnh hưởng. Việc chủ quan bỏ qua cơn đau và không thăm khám sẽ khiến đốt sống bị nghiêng và gây áp lực lên tủy sống.
❌Khi cơn đau kéo dài và bắt đầu tăng dần theo thời gian, bạn sẽ cảm nhận như mình đang luôn đeo một chiếc đai ở vùng lưng dưới. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng sẽ trở nghiêm trọng và rất khó để giải quyết hoàn toàn.
⚡Cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn là:
✔ Tìm đến chuyên gia nắn chỉnh cột sống
✔ Thực hiện các phương pháp điều trị nắn chỉnh cột sống
✔ Kết hợp các bài vật lý trị liệu
➡ Giúp cơ xương khớp của bạn phục hồi theo tự nhiên, không xâm lấn
💪Tùy theo tình trạng bệnh lý, nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đây là sẽ là một ca phẫu thuật khó khăn vì cần bố trí thanh thép xung quanh cột sống để hỗ trợ và ổn định chúng. Vì vậy, hãy tầm soát cột sống và đến gặp bác sĩ nắn chỉnh sớm nhất có thể.
9. Vợ tôi có cảm giác cột sống bị nghiêng, cổ, lưng dưới cũng thường đau nhức (Anh Nghĩa, 44 tuổi, Quảng Ngãi)
💌Trả lời:
💟Cảm ơn bạn đã liên hệ với Maple. Nếu bạn cảm thấy cơ thể vợ có dấu hiệu nghiêng về bên phải và có các triệu chứng như bác đã mô tả thì đó là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề về cột sống và khớp.
💥Thông thường, chấn thương thể thao nếu không được điều trị dứt điểm, lâu dần sẽ gây mất cân bằng cơ thể, dẫn đến thoái hóa cột sống. Ngoài ra, khi vợ bạn cố gắng điều chỉnh sự mất cân bằng qua việc đi bộ nhiều hơn ở một bên, điều này chỉ làm tình trạng tệ hơn.
🔥Nếu vợ bạn tiếp tục chơi thể thao trên đôi chân đang không cân đối, nó cũng sẽ gây đến những hậu quả cần lưu ý. Việc mất cân bằng sẽ dẫn đến cơ chịu nhiều tác động hơn, từ đó dễ gặp các trường hợp chấn thương. Vì vậy, bạn cần cho vợ kiểm tra vấn đề ở chân trước khi tiếp tục duy trì theo quen chơi thể thao, nếu không việc rách cơ sẽ xảy đến.
Về vấn đề tại sao cơ thể vợ bạn lại mất cân bằng, có thể hông bạn khi tập thể thao xoay bị lệch hoặc khi gặp thoái hóa ở khớp gối hoặc thoát vị đĩa đệm cũng khiến cơ thể nghiêng về một bên. Nhưng để rõ ràng nhất, bạn cần chụp X-ray để nhận biết chính xác vấn đề.
⚡Về bệnh trạng, vấn đề này có thể giải quyết với liệu pháp Trị Liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic). Khi điều trị, vợ bạn sẽ được bác sĩ tiến hành trị liệu nắn chỉnh kết hợp tập các bài vật lý triệu nhằm điều chỉnh cân bằng cột sống. Cơn đau của vợ bạn có thể thuyên giảm trong khoảng từ vài tuần đến vài tháng tùy theo mức độ nghiệm trọng.
Vợ bạn vẫn có thể hoạt động trong khi điều trị và cô ấy sẽ ít tái phát chấn thương hơn
Phòng Khám Thảo Điền
Địa chỉ: 19 Đặng Hữu Phổ, Thảo Điền, TP. Thủ Đức (Quận 2), HCM.
Giờ Làm Việc
Thứ 2 đến Thứ 6: 8:30 đến 19:00
Thứ 7: 8:30 đến 18:00
Chủ nhật: 8:30 đến 12:00
E-mail: infod2@maplehealthcare.net
Hotline: 0938 646 112
Phòng Khám Quận 3
Địa chỉ: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Giờ Làm Việc
Thứ 2 đến Thứ 6: 8:30 đến 19:00
Thứ 7: 8:30 đến 12:30
Chủ nhật: Đóng cửa
E-mail: infod3@maplehealthcare.net
Hotline: 0932 055 088
Phòng Khám Quận 7
Địa chỉ: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, Phường Tân Phong, Quận 7, HCM.
Giờ Làm Việc
Thứ 2 đến Thứ 6: 8:30 đến 19:00
Thứ 7: 8:30 đến 17:00
Chủ Nhật: 8:30 đến 12:00
E-mail: info@maplehealthcare.net
Hotline: 0705 100 100
Đặt câu hỏi tại đây
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ