Gai cột sống có chữa được không? Triệu chứng, cách điều trị
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười hai 9, 2024
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Gai cột sống là bệnh lý thường xuất hiện khi sụn giữa các đốt sống bị hao mòn, các gai xương xuất hiện nhằm duy trì “kết nối” giữa các đốt sống này. Gai xương giúp ổn định các đốt sống, nhưng lại gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Vậy, nguyên nhân dẫn đến gai đốt sống là gì, cách điều trị ra sao, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Gai cột sống là bệnh lý gì? Đối tượng nào dễ mắc?
Gai cột sống thường gặp ở những người bị thoái hóa hơn là thoát vị vì sao. Khi sụn giữa các đốt sống bị hao mòn theo thời gian, cơ thể sẽ cố gắng điều chỉnh bằng cách tạo ra các gai xương (Osteophytes). Những gai xương này hình thành tại vị trí cột sống bị thoái hóa, nhằm ổn định khu vực bị tổn thương, nhưng lại có thể gây đau hoặc chèn ép dây thần kinh.
Gai cột sống sẽ hình thành ở các khu vực đầu tiếp nối giữa các đốt sống. Khi bị gai đốt sống, người bệnh thường có những cơn đau, việc vận động cũng hạn chế. Gai đốt sống có thể xuất hiện ở bất cứ ai, đặc biệt dễ mắc ở các đối tượng như:
- Người cao tuổi, người già bị lão hóa cột sống
- Người lao động nặng nhọc
- Người có chấn thương ở cột sống
- Người mắc bệnh về khớp cột sống mãn tính
- Người béo phì, tăng cân nhanh
- Người có lối sống không lành mạnh như: Ngồi làm việc thường xuyên hay ngủ sai tư thế, thường xuyên sử dụng các chất kích thích,...
2. Các vị trí thường bị gai đốt sống
Gai cột sống thường xuất hiện ở các vị trí phổ biến như:
2.1 Gai cột sống lưng
Gai cột sống L4 L5 xuất hiện khi sụn khớp ở cột sống bị xơ hóa hoặc bào mòn. Khi đó các đốt sống không được đĩa đệm nâng đỡ hình thành nên các cơn đau. Cơn đau tập trung nhiều ở vùng thắt lưng, sau đó có hiện tượng lan rộng xuống hông, đùi và toàn chân.
Ngoài ra, còn có gai đôi S1 xảy ra thị vị trí đốt sống S1 giao thoa giữa đốt sống cùng và đốt sống thắt lưng. Gai đôi cột sống thường xảy ra trong tháng đầu của thai kỳ do quá trình phát triển thai nhi, ống thần kinh bị nứt và chia đôi xương sống thành 2 phần tạo dị tật bẩm sinh.
2.2 Gai cột sống cổ
Gai cột sống cổ xảy ra ở vị trí C5 C6 xuất hiện khi đĩa đệm bị thoái hóa khiến nhân nhầy tràn ra chèn lên dây thần kinh. Nếu không phát hiện để kịp thời chữa trị, bệnh sẽ biến chứng trầm trọng khi chèn lên tủy cổ, rễ thần kinh, động mạch sống. Các biến chứng nguy hiểm như: Hội chứng cổ - vai - cánh tay, hội chứng động mạch đốt sống - thân mềm, hội chứng cổ - vai gáy,...
2.3 Gai đốt sống ngực
Gai cột sống ngực ít gặp hơn gai đốt sống lưng và cổ, đây là tình trạng thường xuất hiện do tuổi già lão hóa. Tại vùng ngực bị gai đốt sống, khi thay đổi tư thế so với phần cổ và lưng sẽ có cơn đau nhức khác nhau.
3. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc gai cột sống
Tùy vào vị trí bị gai đốt sống mà dấu hiệu sẽ khác nhau ở người bệnh, cụ thể như sau:
- Người bị gai cột sống lưng: Xuất hiện cơn đau vùng thắt lưng, cơn đau tăng khi xoay người, ngồi lâu, đứng dậy, khom lưng. Cơn đau sẽ lan xuống háng, chân, co thắt cơ lưng, khó khăn trong việc kiểm soát tiểu đại tiện, dễ mất cân bằng.
- Người bị gai cột sống cổ: Xuất hiện cơn đau ê ẩm ở vùng cổ khi thay đổi thời tiết hoặc cử động mạnh. Cổ có cảm giác căng cứng, khó quay đầu, cơn đau lan lên đỉnh đầu gây buồn nôn. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy mỏi vai gáy, tê bì tay, vận động khó khăn.
- Người bị gai cột sống ngực: Đau ngực vùng giữa 2 bả vai hoặc đau 2 bên xương sườn. Cơn đau tăng lên khi người bệnh đi lại, vận động, sau đó cơn đau lan xuống chân gây tê bì, căng cơ.
4. Nguyên nhân hình thành gai cột sống phổ biến
Hiểu rõ nguyên nhân hình thành gai cột sống sẽ giúp người bệnh dễ dàng phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Các nguyên nhân thường thấy, gồm:
4.1 Tích tụ Canxi
Khi người bệnh bị thoái hóa đốt sống khiến đĩa đệm bị bào mòn, lúc cơ thể nhận tín hiệu “bồi đắp Canxi” cho vị trí đó. Tuy nhiên, việc bồi đắp Canxi không đều gây tích tụ tạo thành các gai xương cột sống.
4.2 Cột sống chấn thương
Khi cột sống bị chấn thương, cơ thể sẽ tự động cung cấp một lượng Canxi cho vùng cột sống này. Khi hàm lượng canxi tăng lên khiến quá trình tái phát triển xương diễn ra, hình thành nên các gai xương.
4.3 Viêm khớp mãn tính
Người bị viêm khớp mãn tính tại vị trí cột sống sẽ được tích lũy canxi để giải quyết tình trạng sụn khớp bị xói mòn. Lâu ngày sẽ hình thành gai cột sống gây nguy hiểm cho người bệnh.
4.4 Thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống khiến sụn khớp giữa các đốt sống bị bào mòn, dễ nứt vỡ. Khi đó, cơ thể sẽ tích tụ canxi để bồi đắp, lâu ngày lượng canxi tích tụ nhiều hình thành nên gai xương, tạo ra gai cột sống.
4.5 Yếu tố di truyền
Do yếu tố di truyền khiến người bệnh khi sinh ra đã có đĩa đệm cột sống yếu. Từ đó xuất hiện gai cột sống gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
5. Bệnh gai cột sống có chữa được không?
Gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể điều trị để hạn chế sự phát triển của gai xương. Nếu bạn xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng cổ, lưng, ngực thường xuyên hay đến gặp bác sĩ để được thăm khám, phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.
Phát hiện sớm để điều trị người bệnh sẽ không gặp phải các biến chứng trầm trọng như:
- Hẹp ống sống: Gai xương làm thu hẹp ống sống, gây tê bì, yếu tay chân.
- Bại liệt: Chèn ép dây thần kinh lâu ngày có thể làm mất chức năng vận động, dẫn đến bại liệt.
- Rối loạn tiền đình: Thường xảy ra ở vùng đốt sống cổ, gây chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng.
- Biến chứng khác: Tăng hoặc hạ huyết áp, mất ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống.
6. Các phương pháp chẩn đoán gai cột sống
Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất các bệnh lý về cơ xương khớp là thông qua hình ảnh, các phương pháp thường được sử dụng để phát hiện chứng gai cột sống bao gồm:
- X-quang
- MRI
- CT
- Điện cơ đồ
7. Các phương pháp điều trị gai cột sống an toàn hiệu quả
Tùy vào mức độ và tình trạng gai cột sống ở người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn một cách những cách điều trị sau:
7.1 Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ để giảm đau gai cột sống ở người bệnh. Sử dụng thuốc điều trị thường có tác dụng phụ nên người bệnh có thể thay bằng phương pháp vật lý trị liệu để giảm cơn đau, cải thiện tầm vận động để hạn chế tối đa việc dùng thuốc.
7.2 Thực hiện các bài tập cột sống nhẹ nhàng
Để giảm đau gai cột sống, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập cột sống nhẹ nhàng, như:
Bài tập 1 - Kéo dãn cơ lưng đơn giản
- Bạn nằm ngửa trên sàn chân và tay duỗi thẳng.
- Nâng đầu gối chân trái ép sát ngực, kết hợp với hít vào thật sâu.
- Duỗi thẳng chân về tư thế ban đầu và thở ra nhẹ nhàng.
- Thực hiện tương tự với chân phải và làm lại từ 5 - 10 lần.
Bài tập 2 - Ép 2 đầu gối ngang ngực
- Bạn nằm ngửa trên sân, dùng tay giữ 2 đầu gối ép sát vào ngực, lòng bàn chân hướng xuống sàn.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây và duỗi 2 chân về nằm thẳng trên sân.
- Thực hiện lại động tác 10 lần.
7.3 Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Bệnh nhân bị gai cột sống có thể sử dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic để giảm đau. Các bác sĩ Chiropractic sẽ nắm chỉnh các đốt sống nhằm giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép giúp giảm đau, đồng thời người bệnh được thư giãn.
Bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống tại Maple Healthcare sẽ tiến hành điều trị gai cột sống thông qua cách nắn chỉnh bằng tay kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Từ đó cơ thể sẽ tự sản sinh độ ẩm và dưỡng chất nuôi đĩa đệm, giúp đĩa đệm khôi phục cấu trúc. Ngoài ra, các điều chỉnh ở cột sống còn có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh, chỉ sau 3 – 4 tuần điều trị, bệnh nhân sẽ giảm đáng kể triệu chứng đau nhức.
7.4 Dùng phương pháp vật lý trị liệu
Một trong những cách điều trị gai cột sống an toàn và hiệu quả hiện nay là vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu là phương pháp thường được sử dụng kết hợp với phương pháp Chiropractic. Sau khi nắn chỉnh các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện việc vật lý trị liệu thông qua một số các máy móc kéo giãn cột sống để đạt được hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được hướng dẫn các bài tập phù hợp tình trạng sức khỏe và cách ăn uống, sinh hoạt tốt cho xương.
7.5 Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp gai chèn vào tủy, làm hẹp ống tủy, chèn ép rễ thần kinh, gây tê chân, tê tay, rối loạn hệ bài tiết. Tuy nhiên, sau phẫu thuật gai đốt sống, gai vẫn có thể mọc trở lại nếu người bệnh không duy trì được lối sống lành mạnh.
8. Các cách giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc gai cột sống
Để phòng ngừa mắc bệnh gai cột sống, các bạn nên:
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin D, ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng.
- Duy trì thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên, tránh chơi các bộ môn thể thao quá sức, dễ gây chấn thương.
- Khi bị đau vùng cổ, thắt lưng hoặc ngực, bạn nên đến các cơ sở y tế để tham khảo nhằm phát hiện sớm bệnh lý.
Gai cột sống hiện nay không chỉ xuất hiện ở tuổi già do lão hóa mà bệnh đang trẻ hóa độ tuổi mắc phải. Hy vọng với những thông tin bổ ích được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ bệnh lý và có hướng điều trị kịp thời. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp trị liệu thần kinh cột sống với phương pháp vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tại TP.HCM, Maple Healthcare là Trung tâm Trị liệu thần kinh cột sống có đội ngũ bác sĩ quốc tế, chuyên viên tay nghề cao, thiết bị công nghệ hiện đại. Nhờ đó, chúng tôi đã giúp các nhiều nhân chữa khỏi bệnh, lấy lại niềm vui và sự cân bằng trong cuộc sống. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào cho chúng tôi, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan:
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ