Điều Trị Bệnh Cứng Khớp Vai
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng ba 24, 2016
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Bệnh cứng khớp vai (viêm co rút khớp vai) là tình trạng vai mất đi khả năng vận động. Nói cách khác là vai bị cứng tại một vị trí. Bệnh cứng khớp vai thường bắt đầu mà không có bất kì triệu chứng báo trước nào, có thể gây đau đớn và khó chịu và rất khó để hồi phục hoàn toàn.
Nguyên nhân gây bệnh cứng khớp vai
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người Việt Nam gặp phải chứng cứng khớp vai do áp lực từ công việc cũng như do tư thế ngồi làm việc trước máy tính không thích hợp.
Bệnh cứng khớp vai là hệ quả của tình trạng viêm bao khớp dẫn đến các bao khớp ở vùng vai bị teo lại và bị sẹo. Ngoài ra, còn có nhiều loại chấn thương dẫn đến chứng cứng khớp vai như rách cơ bắp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, di chứng sau phẫu thuật, rối loạn trao đổi chất....
Đôi khi, tình trạng cứng khớp vai xảy ra mà không có triệu chứng nào. Bệnh có thể bất chợt xuất hiện vào một sáng bạn thức dậy. Bất kể nguyên nhân là gì, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống có thể giúp làm dịu các cơn đau, hỗ trợ xương khớp trở về trạng thái khoẻ mạnh hơn.
Chứng cứng khớp vai thường được chia làm ba giai đoạn
Giai đoạn đầu - khớp vai mới bắt đầu bị cứng:
Đây là giai đoạn đầu và cũng là giai đoạn đau đớn nhất và thường xảy ra mà không do bất kì chấn thương nào. Vai lúc này sẽ bắt đầu cứng lại và khi cơn đau phát triển đến một mức nào đó, mọi cử động của sẽ bị giới hạn. Nỗ lực chuyển động khớp vai trong giai đoạn này co thể gây ra cảm giác đau nhói.
Giai đoạn hai - khớp vai đã bị cứng:
Trong gia đoạn này, cử động của vai sẽ bị hạn chế đặc biệt ở một số tư thế. Một vài người thậm chí không thể với tay ra sau lưng hoặc chạm đỉnh đầu của họ. Lúc này, cơn đau sẽ giảm nhưng cánh tay hoàn toàn không thể di chuyển được.
Giai đoạn cuối – vai tự phục hồi
Trong suốt thời kì này, vai sẽ dần hồi phục. Dù không sử dụng bất kì phương pháp điều trị nào, vai vẫn sẽ tự chuyển động trở lại, nhưng cần khoảng thời gian lâu hơn (từ 1 đến 3 năm.)
Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cứng khớp vai
1. Sự mất cân đối và thoái hoá cột sống cổ
2. Những chấn thương vùng cổ do chơi tennis, bóng đá hoặc tai nạn xe máy.
3. Chấn thương trực tiếp ở vai như rách dây chằng vai, viêm bao hoạt dịch, căng cơ và khớp ở vai.
4. Di chứng sau phẫu thuật
Phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống chữa trị như thế nào?
Bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống tại phòng khám Maple Healthcare Việt Nam sử dụng các phương pháp nắn chỉnh bằng tay cùng với các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng hoạt động của các khớp bị tổn thương. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thiết bị trị liệu chuyên dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị chứng cứng khớp vai mà không hề gây đau đớn. Ngay khi phát hiện các triệu chứng, việc làm cho các khớp vận động trở lại là điều rất quan trọng. Chính điều này sẽ giúp ngăn cản quá trình cứng khớp vai xảy ra và gia tăng tốc độ hồi phục.
Nếu như có bất kì thắc mắc nào về bệnh cứng khớp vai, hãy liên lạc với phòng khám Maple Healthcare Việt Nam để được các bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống tư vấn và điều trị kịp thời.
ĐẶT LỊCH HẸN
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ