Đau lòng bàn chân bệnh lý nguy hiểm bạn không nên lơ là
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười 3, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Đau lòng bàn chân là bệnh gì? Đau lòng bàn chân có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng như việc khó đi lại, vận động, công việc trì trệ. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị sớm bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này qua bài viết của chúng tôi.
Đau lòng bàn chân là bệnh gì? Các triệu chứng của bệnh đau lòng bàn chân
Đau bàn chân phổ biến với các dạng như đau ngón chân, gót chân, gan bàn chân, lòng bàn chân, mắt cá, mu bàn chân. Người gặp hiện tượng này thường rất khó khăn trong việc đi lại. Không những thế, người bệnh thường cảm thấy khó chịu và căng thẳng do cơn đau làm phiền.
Bàn chân là bộ phận rất quan trọng có cấu tạo khá phức tạp. Bàn chân kết hợp từ xương, khớp cơ, dây chằng và gân. Các bộ phận này hoạt động cùng nhau linh hoạt để giữ thăng bằng và đi lại dễ dàng. Khi gặp những vấn đề liên quan đến nhóm cơ xương khớp thì triệu chứng đau sẽ xuất hiện.
Đau bàn chân chủ yếu với các biểu hiện như sau:
- Đau bàn chân khi đứng lâu hay làm việc nặng cần đi lại.
- Cảm thấy nóng rát trong lòng bàn chân khi di chuyển.
- Các cơn đau lan nhanh từ ngón chân tới gót chân, đau âm ỉ đến dữ dội.
- Có thể gặp hiện tượng sưng đỏ, đau nóng rát và tê cứng ở lòng bàn chân.
XEM THÊM: Các biến chứng khó lường của tình trạng đau gan bàn chân bạn cần biết
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lòng bàn chân
Bị đau bàn chân bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân có thể do việc sinh hoạt hay hoạt động gây ra. Nhiều trường hợp bị đau bàn chân do bệnh lý. Đây là biểu hiện của những bệnh khá nguy hiểm. Một số nguyên nhân phổ biến thường gặp như:
Do hiện tượng bàn chân bẹt
Những người gặp tình trạng này có thể bị đau do xoay lệch khớp háng hay cột sống. Hiện tượng này được hiểu đơn giản là bàn chân thẳng, không có vùng lõm. Bàn chân bẹt khiến việc đi lại gặp khó khăn. Khả năng bị ngã, hay trơn trượt của người có bàn chân phẳng lì cao hơn người bình thường. Điều này dẫn đến việc đau lòng bàn chân xảy ra thường xuyên hơn.
Do bị bong gân hay căng cơ bởi hoạt động hay thể thao quá sức
Những người bị căng cơ cơ do tập thể dục quá sức, không khởi động trước khi tập,...Hiện tượng bong gân thường gặp do bị chấn thương hay tai nạn. Những điều này làm ảnh hưởng đến chức năng của bàn chân. Những cơn đau bàn chân xuất hiện cùng hiện tượng sưng đỏ, bầm tím.
Do người bệnh bị gout
Những người bị gout thường rất hay bị đau bàn chân. Đây cũng được xem là 1 dạng viêm khớp thường gặp do việc chuyển hóa axit uric không bình thường. Những người bị bệnh gút còn xuất hiện các hạt tophi to, sưng đỏ. Các hạt tophi xuất hiện ở các khớp, ngón chân hay bàn tay. Bởi bệnh gout mà các cơn đau ở bàn chân xuất hiện khá dai dẳng và dữ dội.
Bị đau do u thần kinh bàn chân
U dây thần kinh bàn chân hay đau do u Morton là nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này. Dấu hiệu cho thấy bạn gặp tình trạng u thần kinh bàn chân là có các cơn đau ở bàn chân. Ngoài đau bạn có thể cảm thấy tê và nóng ran ở đầu các ngón chân.
Người bị đau do tình trạng viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles chủ yếu là viêm cơ bắp chân. Người bị bệnh sẽ có cảm giác đau nhói khi đi lại ở phía sau gót. Bệnh thường gặp do bạn đi giày dép quá nhỏ gây đau bàn chân, hay đi giày cao gót, bị gai xương sau của xương gót chân…
XEM THÊM: Những tiêu chí để chọn giày phù hợp tránh đau chân
Cách điều trị hiện tượng đau lòng bàn chân hiệu quả
Chữa trị tại nhà chỉ khỏi triệu chứng tạm thời
- Cần nghỉ ngơi khi các cơn đau xuất hiện: hãy ngồi hoặc nằm thật thoải mái khi đau lòng bàn chân. Nên nằm nghỉ đến khi các cơn đau chấm dứt, sau đó bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng.
- Xoa bóp nhẹ nhàng ở bàn chân: việc massage sẽ giúp các mạch máu được lưu thông tốt hơn, chân hoạt động linh hoạt hơn. Bạn có thể bóp với dầu nóng trong khoảng 20 phút mỗi ngày.
- Chườm lạnh cũng là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn khi bị đau ở lòng bàn chân. Bạn có thể ngâm chân vào xô nước đá lạnh hoặc chườm túi đá lạnh lên bàn chân. Việc làm này có thể thực hiện khoảng 3 lần một ngày nếu tình trạng đau không giảm.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm. Đây là các loại thuốc bạn có thể sử dụng tại nhà đem lại tác dụng tạm thời. Sau khi sử dụng, những cơn đau nhanh chóng biến mất nhưng có thể xảy ra những tác dụng phụ. Những tác dụng không mong muốn như dạ dày, suy gan thận, phản ứng phụ của thuốc gây mệt mỏi. Bởi vậy, bạn cần sử dụng các loại thuốc giảm đau theo sự chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc và sử dụng quá nhiều lần trong ngày.
XEM THÊM: Cách điều trị đau ngón chân và đau gót chân hiệu quả và an toàn
Điều trị dứt điểm tình trạng đau bàn chân nhanh và hiệu quả nhất
Điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống
Thông thường, lý do chính dẫn đến đau lòng bàn chân là vì cấu trúc bàn chân sai lệch. Bởi vậy để khắc phục tình trạng này phương pháp an toàn được lựa chọn là trị liệu thần kinh cột sống. Với phương pháp này các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng tay phá bỏ các mô cơ xấu. Những khớp xương sai lệch vị trí được nắn chỉnh về vị trí ban đầu.
Việc thực hiện phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống sẽ làm giảm sự chèn ép đến dây thần kinh. Những việc làm này sẽ giúp chữa đau chân an toàn và hiệu quả. Bạn có thể bị đau chân do bị trượt chân hoặc ngã, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp. Cũng có nhiều người bị đau do chấn thương khi tập thể thao, tập sai quá mức dẫn đến chệch khớp. Điều này dẫn đến các cơ, các xương ở chân đau nhức. Việc đến bác sĩ cơ xương khớp là vô cùng cần thiết.
Điều trị bằng phương pháp khác
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo phương pháp làm giảm đau bàn chân nhờ vật lý trị liệu. Đây là cách làm giảm các áp lực tác động lên bán chân nhanh chóng qua các bài tập. Ngoài ra, vật lý trị liệu có thể đi kèm với sử dụng các loại máy móc. Những thiết bị hiện đại này sẽ làm áp lực đè nặng lên rễ thần kinh nhạy cảm ở chân, cản trở chức năng vận động của bạn
Với những người bị viêm cơ thì việc trị liệu cơ MRT có ý nghĩa quan trọng. Phương pháp MRT tức Muscle release therapy tác động lên các mô mềm nhằm phá vỡ các nút thắt. Ngoài ra, việc làm này có tác dụng đưa cấu trúc màng cơ về đúng vị trí ban đầu. Mục đích của các kỹ thuật viên thực hiện phương pháp này là phục hồi chức năng của mô mềm. Ngoài ra, sau điều trị bạn có thể nâng cao độ linh hoạt cho cơ thể, việc đi lại và tập luyện dễ dàng hơn.
Phòng tránh tình trạng này như thế nào?
Việc phòng tránh tình trạng đau lòng bàn chân có thể thực hiện. Bạn có thể tham khảo những phương pháp sau:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn và khoa học. Khi cung cấp đủ các dưỡng chất cho mô xương các cơn đau ít xuất hiện.
- Cần kéo căng cơ và giãn cơ đúng cách trước và sau khi chơi thể thao.
- Đi giày có kích cỡ, độ cao phù hợp.
- Nên kéo căng cơ bụng chân, cân gan chân đúng cách trước khi tập bơi hay chạy bộ cường độ cao.
Bạn đang lo lắng về tình trạng đau bàn chân của mình và chưa biết địa chỉ điều trị dứt điểm? Tham khảo và sử dụng của phòng khám Maple là lựa chọn khiến bạn an tâm. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa có bằng cấp 100% quốc tế sẽ giải tỏa các cơn đau nhanh chóng. Hãy đến và cảm nhận dịch vụ thăm khám và chăm sóc sức khỏe đôi chân hiện đại!
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường:
Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ