Giãn dây chằng háng là một trong những chấn thương khớp háng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhất là khi vận động mạnh hay chơi thể thao… Tình trạng này gây ra các cơn đau nhức khó chịu và hạn chế sự vận động của người bệnh.

Vậy bị giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả? Hãy cùng Maple tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi? Nguyên nhân, cách chữa trị

Giãn dây chằng háng là gì?

Giãn dây chằng háng là tình trạng các dây chằng ở xung quanh khu vực khớp háng bị kéo căng quá mức nhưng không thể tự phục hồi. Lúc này các dây chằng khớp bị tổn thương, sưng tấy kèm theo những cơn đau nhức dữ dội khiến bệnh nhân bị cứng khớp, vận động khó khăn, đặc biệt là khi đi lại. 

Tình trạng giãn dây chằng háng được xếp vào loại chấn thương ở mức nhẹ so với rách cơ và đứt cơ. Tuy nhiên trong những trường hợp nghiêm trọng, các cơn đau sẽ lan sang những khu vực khác, khiến cho toàn thân đau nhức, mệt mỏi và gây ra các bệnh lý khác như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng…

Giãn dây chằng háng là gì?

Bệnh phổ biến ở những người lớn tuổi (do quá trình lão hóa khớp háng), vận động viên hay những người làm các công việc nặng nhọc, sử dụng khớp quá mức hoặc thường xuyên thực hiện sai tư thế.

Nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng háng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dây chằng háng bị giãn, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến đó là

  • Do tuổi tác khiến dây chằng lão hoá

Khi tuổi tác càng cao thì tình trạng lão hóa sẽ xảy ra nhanh hơn, lúc này dây chằng khớp háng bị mất dần các dưỡng chất dẫn đến bị suy giảm chức năng, không còn độ dẻo dai, linh hoạt. Do đó, khi chịu tác động dù là nhỏ nhất, các dây chằng ở khớp háng cũng có thể bị tổn thương, giãn và gây ra các cơn đau cho người bệnh.

Do tuổi tác khiến dây chằng lão hoá
  • Do lao động nặng hoặc quá sức

Lao động gắng sức và thường xuyên mang vác vật nặng trong thời gian dài sẽ  khiến cho các dây chằng khớp háng bị giãn ra, căng cứng và đau nhức. Nếu không điều chỉnh kịp thời dây chằng có thể bị đứt và không thể phục hồi.

Do lao động nặng hoặc quá sức
  • Do chơi thể thao hoặc vận động quá mức 

Dây chằng háng có thể bị kéo căng giãn trong quá trình chơi có nguy cơ bị chấn thương cao như: bóng đá, tennis, cầu lông, điền kinh, đẩy tạ,… Trong những trường hợp này, triệu chứng thường xảy ra đột ngột với mức độ nghiêm trọng cao. Khi đó, người bệnh cần dừng ngay để nghỉ ngơi hoặc điều chỉnh lại mức độ luyện tập để các triệu chứng sẽ sớm thuyên giảm.

Do chơi thể thao hoặc vận động quá mức: 
  • Do gặp phải chấn thương

Giãn dây chằng ở khớp háng có thể xảy ra đột ngột do gặp phải những chấn thương trong khi chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc tai nạn lao động. Sự va đập mạnh hoặc té ngã sẽ khiến dây chằng và các cơ ở khớp háng bị tổn thương nặng nề.

Do gặp phải chấn thương
  • Do quá trình mang thai

Sự tăng sinh hoormone trong thời kỳ mang thai khiến các dây chằng khớp háng nới lỏng hơn để mở rộng khung xương, tạo không gian cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên chính sự gia tăng hormone này cùng với sự lớn lên của thai nhi có thể làm cho khớp háng bị mất tính ổn định khiến các dây chằng xung quanh dễ bị căng giãn quá mức và co cứng.

Do quá trình mang thai
  • Viêm dây chằng khớp háng

Tình trạng dây chằng bị sưng viêm và tổn thương do các tác động vật lý cũng khiến bạn bị đau dây chằng và toàn bộ khớp háng. Nguyên nhân gây viêm dây chằng có thể là do viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, nhiễm trùng hoặc do gặp chấn thương khi lao động, sinh hoạt,…

Viêm dây chằng khớp háng
  • Viêm màng hoạt dịch

Màng hoạt dịch là dịch đệm bôi trơn giữa xương và các dây chằng, khi chúng bị bị viêm, xương và các dây chằng đều có thể bị ảnh hưởng gây ra cảm giác đau nhức và khớp sưng đỏ.

Viêm màng hoạt dịch

Triệu chứng thường gặp khi bị giãn dây chằng háng 

Tương tự như tình trạng giãn dây chằng ở các vị trí khác, giãn dây chằng háng cũng có những biểu hiện điển hình là đau nhức và hạn chế sự vận động. Tùy vào mức độ căng giãn mà các cơn đau có thể là âm ỉ hoặc dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày của người bệnh.

  • Đau nhức vùng hông khiến người bệnh khó khăn khi vận động hay không thể đi lại bình thường trong khoảng thời gian đầu. Đôi khi chỉ cần cử động nhẹ thôi là cũng thấy đau nhói.
  •  Bề mặt khớp háng ở xung quanh khu vực dây chằng bị giãn sẽ có biểu hiện sưng đỏ, sờ vào thấy nóng ran, nặng hơn là bị viêm nhiễm.
  • Có cảm giác các ổ khớp háng lỏng lẻo và rời rạc hơn.
  • Khi thời tiết thay đổi (ẩm ướt hoặc trở lạnh), các cơn đau sẽ tăng lên, người bệnh sẽ cảm thấy tê buốt và đau nhức nhiều hơn.   
Triệu chứng thường gặp khi bị giãn dây chằng háng

Ngay khi phát hiện bị giãn dây chằng háng, người bệnh cần được điều trị ngay, tránh để tình trạng này chuyển thành mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Bởi lẽ, khi các dây chằng bị căng giãn trong thời gian dài sẽ làm cho khớp trở nên lỏng lẻo hơn, từ đó gây ra các bệnh lý khác như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,…

Giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi bệnh? 

Với những trường hợp bị kéo giãn nhẹ, ngay sau khi phát hiện nếu người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp thì giãn dây chằng háng nhanh chóng suy giảm và được cải thiện chỉ khoảng 2 – 3 ngày mà không gây nguy hiểm hay để lại các di chứng nghiêm trọng nào.

Giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi bệnh?

Ngược lại, đối với những trường hợp dây chằng háng bị kéo giãn nặng hoặc người bệnh chủ quan, không chịu chăm sóc và chữa trị kịp thời sẽ gây ra các cơn đau dữ dội, trở thành bệnh mạn tính. Đồng thời cũng dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm khác như: đứt dây chằng khớp háng, teo cơ chân, suy giảm chức năng vận động của dây chằng, các bệnh lý thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng…

Cách điều trị giãn dây chằng háng hiệu quả

Điều trị tại nhà

Đối với các trường hợp nhẹ, các triệu chứng giãn dây chằng háng có thể thuyên giảm khi được áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.

  • Nghỉ ngơi và hạn chế vận động

Ngay khi phát hiện bị giãn dây chằng háng với các đau nhức khó chịu, người bệnh nên nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể để xoa dịu cơn đau. Không nên cố gắng vận động, đi lại hay thực hiện những động tác ảnh hưởng đến khớp háng và dây chằng xung quanh.

Nghỉ ngơi và hạn chế vận động

Tuy vậy, người bệnh không nên nằm bất động trong một thời gian dài. Khi cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi lại và vận động nhẹ nhàng để tránh gặp phải tình trạng cứng khớp

  • Chườm lạnh

Cách làm này có tác dụng giúp máu lưu thông tốt hơn, hỗ trợ dây chằng co lại và trở về vị trí cũ. Ngoài ra chườm lạnh còn giúp xoa dịu cơn đau, giảm sưng và giảm nhanh cảm giác căng cứng cơ khớp háng. Bạn có thể chườm lạnh nhiều lần trong ngày, thời gian chườm là từ 10 đến 15 phút mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Lưu ý, tuyệt đối không nên chườm nóng vì điều này sẽ khiến dây chằng thêm căng giãn.

Chườm lạnh
  • Tập yoga trị liệu

Khi các cơn đau giảm đi, người bệnh có thể bắt đầu tập luyện yoga với những động tác nhẹ nhàng nhằm mục đích phục hồi chức năng của dây chằng. Các động tác yoga có tác dụng giảm nhẹ cơn đau, cải thiện và tăng độ chắc khỏe cho dây chằng, khớp xương. Bên cạnh đó việc thường xuyên tập luyện còn giúp khớp xương linh hoạt, giảm nguy cơ giãn dây chằng, thoái hoá khớp háng trong tương lai.

Tập yoga trị liệu

Điều trị y tế

Đối với những trường hợp đau nhức nhiều và nghiêm trọng hoặc khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại không đạt hiệu quả. Tùy theo mức độ giãn dây chằng, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với những phương pháp như:

  • Dùng thuốc

Nếu cơn đau kéo dài nhiều kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng người bệnh có thể được chỉ định dùng một trong số những loại thuốc sau:

Dùng thuốc giảm đau: thông thường là paracetamol, thuốc này có tác dụng giảm đau khá nhanh, hiệu quả và ít gây tác dụng phụ cho người dùng.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): khi giãn dây chằng háng gây sưng đỏ và viêm, một số loại thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen sẽ được sử dụng.

Các triệu chứng thường giảm nhẹ sau 2 – 3 ngày sử dụng thuốc. Thế nhưng việc dùng loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh cần sử dụng thuốc một cách thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ .

Dùng thuốc
  • Tập vật lý trị liệu

Trong thời gian dùng thuốc điều trị giãn dây chằng, thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tập vật lý trị liệu với những bài tập thích hợp. Những bài tập này có tác dụng giúp khớp thư giãn, tăng độ đàn hồi cho các dây chằng, gia tăng sức mạnh và tính linh hoạt cho khớp xương háng. Ngoài ra phương pháp này còn giúp giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm tê bì và ngăn chặn tình trạng giãn dây chằng tái phát.

Tập vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật

Phương pháp này hiếm khi được chỉ định, tuy nhiên nếu dây chằng háng có dấu hiệu đứt/ rách hoàn toàn hoặc các triệu chứng không giảm sau 3 tháng điều trị thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật

Biện pháp phòng ngừa giãn dây chằng háng

Giãn dây chằng háng phần lớn đến từ các chấn thương khi vận động, làm việc… Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và tránh tái phát tình trạng này bằng các biện pháp sau:

  • Tránh lao động và luyện tập quá sức, hạn chế mang vác vật nặng.
  • Không nên lặp đi lặp lại các động tác xấu làm ảnh hưởng đến khớp háng và các dây chằng.
  • Không đột ngột xoay hông hoặc thực hiện những động tác làm ảnh hưởng đến khớp háng. 
  • Thực hiện đúng các tư thế như ngồi, đứng, khi nâng vác vật nặng,… 
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức an toàn.
  • Ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập để giảm cân, bởi những người thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ bị giãn dây chằng cao hơn.
  • Sinh hoạt và làm việc khoa học, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thường xuyên vận động và tập thể dục với những bài tập thích hợp, giảm cứng khớp, tăng tính linh hoạt cho cơ bắp.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp: vitamin C, vitamin D, canxi, axit béo omega-3, protein… 
Biện pháp phòng ngừa giãn dây chằng háng

Nhìn chung, tình trạng giãn dây chằng háng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các cơn đau ở khớp háng người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín thăm khám, điều trị sớm tránh gặp phải các biến chứng về sau. Liên hệ ngay với Maple Healthcare để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *