Nguyên nhân và cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng chín 29, 2023
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đã trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có đầy đủ thông tin về căn bệnh này, dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình điều trị và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Maple Healthcare tìm hiểu thêm về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thông qua bài viết này.
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một tình trạng bệnh xảy ra khi đĩa đệm (một loại đĩa mềm có nhiệm vụ đệm và giữa các đốt sống) bị vỡ hoặc bị trượt ra khỏi vị trí bình thường, gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc tủy sống ở cổ.
Trong 7 đốt sống cổ, vị trí C5 C6 là 2 vị trí dễ xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ nhất. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bị liệt hoặc suy giảm chức năng cơ bắp.
2. Ai có khả năng mắc chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?
Chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể xảy ra ở mọi người, có rất nhiều những nguyên nhân hàng ngày đều có thể dẫn đến chứng thoát vị. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là người thuộc những nhóm được đề cập dưới đây.
Người lớn tuổi
Tuổi tác là một yếu tố trực tiếp gây nên chứng bệnh này, vì các đĩa đệm thường trở nên dễ dàng bị thoát vị và mất độ dẻo dai theo thời gian. Lượng nước có trong phần đĩa đệm cũng suy giảm khiến cho nó trở nên thiếu linh hoạt.
Di truyền từ thành viên trong gia đình
Tính di truyền cũng là một yếu tố có khả năng xảy ra. Thông thường chúng ta đều nghĩ chứng thoát vị đĩa đệm cổ chỉ xảy ra với những người có lối sống không lành mạnh và có thời gian dài hoạt động sai tư thế nhưng chúng ta đã bỏ qua một yếu tố đó là tính di truyền của bệnh.
Theo các khảo sát tổng hợp, gia đình có nhiều người mắc chứng bệnh trên thì các thành viên còn lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Chúng ta cần phải kiểm tra sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Vận động sai tư thế
Vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân lớn dễ dẫn đến các chấn thương không đáng có cho cơ thể. Một chấn thương tại vùng cột sống cổ sẽ khiến bạn dễ mắc chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trong thời gian ngắn sau đó.
Cơ thể chúng ta sẽ có những thói quen dựa trên hoạt động hàng ngày, khi bạn vận động sai tư thế trong một thời gian dài, phần cột sống sẽ bị biến dạng và bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Lối sống không lành mạnh
Một số lối sống không lành mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe phải kể đến như thói quen ăn uống mất kiểm soát dẫn đến béo phì, cân nặng của cơ thể sẽ gây nên một áp lực lớn lên cột sống cổ và các đĩa đệm.
Ít vận động trong thời gian dài, ngồi quá lâu cũng là những lưu ý chúng ta cần tránh khi phòng ngừa chứng bệnh trên.
3. Những dấu hiệu thường gặp của thoát vị đĩa đệm cổ
Bên cạnh những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như đau nhức tại vùng cổ hay khó vận động trong sinh hoạt hàng ngày thì dưới đây sẽ là 3 dấu hiệu giúp chúng ta phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu lâm sàng
Một số các dấu hiệu lâm sàng diễn ra với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ kể đến như:
- Cơn đau xuất hiện ở 1-2 đốt sống cổ, sau đó lan dần sang cánh tay và đầu.
- Hạn chế vận động, khó khăn trong việc xoay cổ, gập người.
- Khó thở hay đau tức lồng ngực
Dấu hiệu cận lâm sàng
Thông thường các dấu hiệu cận lâm sàng của chứng bệnh này sẽ khó có thể cảm nhận được mà phải nhờ tới các phương pháp chẩn đoán như tiến hành chụp ảnh MRI để có kết quả chính xác nhất. Các dấu hiệu cận lâm sàng của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (cervical disc herniation) sau khi chụp ảnh MRI có thể bao gồm:
- Sưng tấy và viêm nhiễm: Trong hình ảnh MRI, các khu vực bị thoát vị thường xuất hiện tình trạng sưng tấy và có dấu hiệu viêm nhiễm xung quanh.
- Thoát vị đĩa đệm: Chụp MRI sẽ cho thấy việc thoát vị đĩa đệm, tức là đĩa đệm đã bị trượt ra khỏi vị trí bình thường và có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.
- Thay đổi về cấu trúc đĩa đệm: Đĩa đệm bị thoát vị có thể bị biến dạng dẫn đến tiếp xúc trực tiếp giữa các đốt sống.
- Áp lực lên các dây thần kinh hoặc tủy sống: MRI có thể chỉ ra xem liệu có sự áp lực lên các dây thần kinh hoặc tủy sống không, từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng của thoát vị.
Dấu hiệu tăng theo cấp độ
Thoát vị đốt sống cổ thường có 4 cấp độ tương ứng với từng dấu hiệu bệnh trạng khác nhau. Hãy kiểm tra xem bạn đang thuộc cấp độ nào theo thang đo dưới đây được Maple Healthcare phân tích.
Cấp độ 1 (Cấp độ nhẹ) | Cấp độ 2 (Cấp độ trung bình) | Cấp độ 3 (Cấp độ nghiêm trọng) | Cấp độ 4 (Cấp độ cực kỳ nghiêm trọng) |
- Đau cổ nhẹ hoặc cảm giác căng thẳng. - Đau có thể tập trung ở một bên cổ hoặc vai. - Khó khăn nhẹ trong việc di chuyển cổ hoặc xoay đầu. | - Chứng đau cổ đã xuất hiện thường xuyên hơn. - Đau có thể lan rộng từ cổ xuống vai và cánh tay. - Có thể xuất hiện cảm giác mất ngủ do đau. | - Tình trạng đau cổ đã trở nên nghiêm trọng và có thể cản trở hoạt động hàng ngày. - Phần cơ cổ mất cảm giác khiến thể trạng người bệnh yếu đi. Có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc. - Cảm giác mất ngủ nghiêm trọng. | - Cơn đau ảnh hưởng đến vùng cổ, vai, cánh tay và các ngón tay của bệnh nhân. - Tình trạng sức khỏe của cơ thể diễn biến xấu hơn, có thể mất chứng năng vận động hoặc bị liệt. - Có thể có các triệu chứng thần kinh khác nhau như cảm giác châm chích ở khu vực cổ vai gáy |
4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đốt sống cổ
Hội chứng chèn ép tủy
Hội chứng chèn ép tủy (Cauda Equina Syndrome) là một biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cổ. Đây là một tình trạng khẩn cấp và đòi hỏi can thiệp y tế ngay lập tức.
Một số ảnh hưởng của chứng ép tủy như: Áp lực trên tủy sống, cản trở lưu thông dịch não tủy (CSF).
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống (Stenosis) là một biến chứng phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hẹp ống sống xảy ra khi không gian trong ống sống, nơi tủy sống chạy qua, bị thu hẹp lại. Điều này có thể gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh
Một sống biến chứng do hẹp ống sống kể đến như:
- Đau cổ cấp độ cao (Radicular Pain).
- Thiếu máu não tủy (Ischemia).
- Khó khăn trong việc đi lại.
Thiếu máu não
Biến chứng Thiếu máu não (Ischemic) có thể xuất hiện ở bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khi hẹp ống sống (Stenosis) hoặc áp lực lên các mạch máu cổ gây cản trở máu lưu thông đến tủy sống và các mô xung quanh. Khi đó, cơ thể bạn sẽ xuất hiện tình trạng đau và khó chịu ở vùng cổ và vai.
Chèn ép rối thần kinh cánh tay
Biến chứng chèn ép rối thần kinh cánh tay khiến cho người bệnh có cảm giác đau và khó chịu. Biến chứng này thường gây ra tình trạng đau nhức liên tục tại vùng cổ, phần vai và cánh tay cũng thường xuyên có cảm giác như bị châm chích. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chèn ép rối thần kinh cánh tay có thể dẫn đến tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Đây là một biến chứng nguy hiểm vì vậy để phòng ngừa bạn nên thăm khám để điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Biến chứng gây tàn phế
Khi phần đĩa đệm đè lên tủy sống trong một thời gian dài, không chỉ gây ra các biến chứng như đau nhức. Người bệnh lúc này có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Khi cơ thể có dấu hiệu như đau nhức, tê ngứa tay chân hoặc sức khỏe suy giảm, bạn nên kiểm tra ngay để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ kịp thời.
5. Phương pháp điều trị
Bên cạnh phương pháp được cho là hiệu quả và an toàn nhất là điều trị bằng cách nắn chỉnh cột sống Chiropractic thì còn có những phương pháp điều trị khác. Cùng xem qua những phương pháp được chúng tôi liệt kê dưới đây.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc được xem như là phương pháp điều trị đơn giản và khá hiệu quả. Những nhóm thuốc kháng viêm chứa Steroid sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng. Phương pháp chữa trị bằng thuốc được sử dụng phổ biến bởi sự tác dụng nhanh chóng của nó trong quá trình điều trị của người bệnh. Tuy nhiên khi điều trị bằng thuốc, hãy đến trực tiếp các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo toa của bác sĩ.
Điều trị phẫu thuật
Phương pháp điều trị phẫu thuật chỉ sử dụng khi người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có tình trạng bệnh chuyển biến xấu. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ nhanh chóng tình trạng thoát vị tuy nhiên nó cũng sẽ để lại nhiều biến chứng hơn. Bạn nên cân nhắc và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để có thể lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời.
Điều trị bằng trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic là phương pháp bảo tồn tự nhiên, điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không dùng thuốc, không phẫu thuật. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào điều chỉnh cột sống và các thành phần liên quan như xương, dây chằng, cơ, và mô mềm xung quanh để cải thiện sự hoạt động và giảm triệu chứng đau.
Khi điều trị bằng liệu trình này, lợi ích mà nó mang lại cho người bệnh phải kể đến như:
- Giảm đau hiệu quả: Phương pháp này giúp các đốt sống cổ của bệnh nhân được cải thiện và giảm đau.
- Tăng cường sự linh hoạt: Chiropractic có thể giúp tăng cường sự linh hoạt của cổ và giảm cảm giác căng thẳng.
- Cải thiện chức năng của cơ bắp: Điều chỉnh cột sống có thể cải thiện lượng máu đến các cơ và dây thần kinh từ đó cải thiện cảm giác và các chức năng của cơ bắp.
6. Phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả
Trên thực tế, có nhiều cách giúp bạn phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như duy trì chế độ sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục,...
Thường xuyên rèn luyện thể chất
Việc tập luyện thường xuyên các bài tập thoát vị đĩa đệm sẽ giúp hệ cột sống của bạn trở nên linh hoạt hơn. Các bài tập rèn luyện thể chất như tập cơ cổ, cơ vai, mở rộng cổ đều có thể tập luyện ở nhà nên rất thuận tiện trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Cải thiện tư thế sinh hoạt
Tính chất công việc phải ngồi hơn 8 tiếng/ngày, cột sống sẽ phải chịu nhiều áp lực, nên các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên thay đổi tư thế và đứng lên mỗi 60 phút 1 lần. Việc này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn,
Bạn nên hạn chế mang vác những vật nặng gây tác động lớn lên trục cột sống. Việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bạn
Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp
Để cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt cung cấp đủ dưỡng chất tốt cho hệ cơ-xương-khớp như vitamin D, canxi, omega-3,...Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước tối thiểu 1,5 lít/ngày.
Tầm soát cột sống định kỳ
Việc thường xuyên kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh một cách kịp thời. Tại Maple Healthcare, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn chuyên sâu với bác sĩ Chiropractic được đào tạo bài bản. Các bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ điều trị và bảo dưỡng cột sống hiệu quả, đồng thời đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập giúp bạn cân bằng sức khỏe một cách toàn diện.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị kịp thời nếu được phát hiện sớm. Thông qua bài viết, Maple Healthcare muốn chia sẻ những dấu hiệu cũng như những phương pháp giúp bạn đưa ra lộ trình khám chữa bệnh phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại thông tin liên hệ với phòng khám tại những địa chỉ sau.
Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
Bài viết liên quan
ĐẶT LỊCH HẸN
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ