Promotion Book 1 get 2

Điều Trị Thoái Hoá Đĩa Đệm Cột Sống

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Để trả lời cho câu hỏi điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống hay thoái hóa cột sống có phức tạp không?. Trước tiên chúng ta cần biết chứng bệnh trên là gì và những biểu hiện của chúng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những dấu hiệu từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp nhất cho từng giai đoạn của bệnh nhân.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống là gì?

Đĩa đệm tạo khoảng cách giữa các đốt sống và cho phép chúng ta thực hiện các động tác như gập người, vặn người. Đĩa đệm có vai trò giảm xóc giữa các xương của cột sống; như một tấm đệm chống đỡ những tác lực từ bên ngoài khi cơ thể, giữ cho vùng lưng luôn dẻo dai.

Tuy nhiên theo thời gian, đĩa đệm dần dần mất đi khả năng để hoạt động và hỗ trợ cột sống; từ đó dẫn đến đau lưng và có thể lan ra các chi.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống là gì?
Thoái hóa đĩa đệm cột sống là gì?

Thoái hóa đĩa đệm cột sống, hay thoái hoá cột sống, là một thuật ngữ để mô tả các thay đổi do tuổi tác gây ra dọc theo cột sống cổ, ngực hoặc thắt lưng (phổ biến nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng). Đây không phải là một bệnh mà thực chất là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

Không như các mô tế bào của cơ thể, có rất ít nguồn cung cấp máu vào đĩa đệm, một khi đĩa đệm bị tổn thương, nó trở nên hư tổn và không thể tự phục hồi

Triệu chứng thường gặp của thoái hóa đĩa đệm cột sống

Triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm cột sống không giống nhau ở mỗi người. Tùy vào độ tuổi cũng như nguyên nhân mắc bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau. 

Có trường hợp triệu chứng thường không rõ ràng hoặc không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong những giai đoạn ban đầu.

Ngược lại, có những người bệnh lại xuất hiện nhiều triệu chứng suốt một thời gian dài. Điển hình là những cơn đau nhẹ khi hoạt động mạnh, mang vác nặng hay di chuyển đột ngột; hoặc bị cứng khớp sau một thời gian không cử động hoặc hạn chế vận động (ví dụ như buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ngồi lâu, đi xe máy lâu…).

Những triệu chứng có thể tăng dần theo thời gian, hoặc cũng có thể tự nhiên biến mất rồi đột nhiên xuất hiện trở lại vào một thời gian sau đó.

Người bệnh bị thoái hóa đĩa đệm cột sống
Người bệnh bị thoái hóa đĩa đệm cột sống

Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh kéo dài thì có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn, như chân tay trở nên yếu hơn; sự linh hoạt giữa chân và tay kém đi; cơ bắp bị đau hoặc xuất hiện những cơn co thắt; đau đầu, mất thăng bằng gây khó khăn trong việc đi lại; ruột hoặc bàng quang mất kiểm soát…

Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh

Nhiều tác nhân có thể dẫn đến chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống. Bên cạnh tuổi tác, một số yếu tố khác có thể kể đến như:

  • Đĩa đệm bị khô: Đĩa đệm khỏe mạnh chứa khoảng 90% là nước. Nhưng khi lớn tuổi hơn, lượng nước trong đĩa đệm ngày càng giảm dần; đĩa đệm co rút lại, trở nên mỏng hơn mất đi khả năng giảm xóc như trước và làm cho các đốt sống ngày càng gần nhau hơn.
  • Các hoạt động hàng ngày và các môn thể thao có thể gây ra rách bao xơ đĩa đệm.Theo thời gian, hầu hết mọi người đều có những dấu hiệu cho thấy quá trình hao mòn đĩa đệm, đặc biệt là những người ở độ tuổi 60 trở lên. Không phải những ai bị thoái hóa đĩa đệm đều bị đau lưng. tuy nhiên, các chấn thương có thể dẫn đến sưng, đau nhức, từ đó dẫn đến chứng đau thắt lưng
  • Viêm khớp và loãng xương cũng góp phần vào tình trạng thoái hóa đĩa đệm cột sống

Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa cột sống

Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn những người khác:

  • Tuổi tác: Bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thường xuất hiện sau khoảng 30 tuổi. Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng nhiều.
  • Thừa cân, béo phì: Khi thừa cơ thể thừa cân do béo phì sẽ gây ra áp lực và gánh nặng lên cột sống. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến đĩa đệm cột sống dễ bị thóa hóa. 
  • Những người thường xuyên làm việc có tác động mạnh lên các vùng xương khớp, như mang vác nặng, lao động nặng nhọc...
  • Những người ít vận động (đứng nhiều, ngồi nhiều một chỗ do đặc thù công việc), ngồi sai tư thế, hay ít tập thể dục cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống nhiều hơn. 
  • Những người đã từng bị chấn thương cột sống hay trải qua phẫu thuật cột sống cũng mang yếu tố nguy cơ cao.
  • Di truyền cũng là yếu tố cần cân nhắc. Nếu trong gia đình có người thân từng bị thoái hóa cột sống thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
  • Bên cạnh đó, dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ. Nếu ăn uống thiếu chất, không đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết thì cơ thể sẽ bị bào mòn, khả năng tái tạo xương bị giảm sút, lâu ngày dẫn đến nguy cơ thoái hóa cột sống.
Thoái hóa đĩa đệm cột sống khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Thoái hóa đĩa đệm cột sống khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc lá, bị viêm khớp vẩy nến, người thường xuyên lo âu, trầm cảm… cũng dễ bị bệnh hơn so với những người có lối sống lành mạnh, tích cực.

Thoái hóa đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nếu để tình trạng kéo dài mà không chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. 

Khó khăn trong sinh hoạt

Khi bị thoái hóa, cột sống bị sưng đau, cứng khớp gây khó khăn, hạn chế trong sinh hoạt và vận động hằng ngày.

Những hoạt động như quay người, cúi gập người, đứng lên ngồi xuống hay di chuyển đột ngột đều có thể khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.

Nguy cơ bị liệt

Thoái hóa cột sống khiến xương chèn ép lên các dây thần kinh. Từ đó dẫn đến các cơn đau tê buốt từ thắt lưng xuống hai chân, những nơi mà dây thần kinh tọa đi qua.

Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên tình trạng bài liệt, người bệnh mất khả năng lao động hoặc tàn phế.

Rối loạn cảm giác

Vùng da xung quanh chỗ dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa đĩa đệm sẽ bị rối loạn cảm giác. Thường là mất đi cảm giác nóng, lạnh và xúc giác. Lâu ngày có thể dẫn đến tê chân. 

Teo cơ

Thoái hóa cột sống còn khiến xương chèn ép lên các mạch máu, không cho máu lưu thông đến các cơ. Cơ bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ bị teo dần.

Rối loạn tiền đình

Việc các mạch máu bị chèn ép, khiến máu không lưu thông được lên não cũng gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Biểu hiện là người bệnh thường bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ… 

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, thoái hóa đĩa đệm cột sống có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Vì vậy khi phát hiện bệnh phải được thăm khám và có phương pháp chữa trị kịp thời, nhằm ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra. 

Thoái hóa đĩa đệm có khỏi được không? Phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống

Thoái hóa đĩa đệm hay thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính. Cho đến thời điểm này chưa có thuốc chữa trị tận gốc.

Điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống
Điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống

Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh sớm, và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa địa đệm phổ biến hiện nay:

Điều trị bằng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng trong trường hợp cơn đau tăng nặng, và chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời.

Tùy theo mức độ đau mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau phù hợp. Tất cả các thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp đau quá nặng mà thuốc giảm đau không đáp ứng được thì sẽ dùng đến phương pháp tiêm giảm đau. 

Tuy nhiên cũng cần lưu ý thuốc giảm đau luôn kèm theo các tác dụng phụ và có thể nguy hại đến gan, thận nếu sử dụng liên tục một thời gian dài.

Phương pháp không dùng thuốc

Nếu không muốn dùng thuốc giảm đau, thì người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác, như massage, châm cứu, chườm nóng lạnh, kích điện, nắn chỉnh cột sống…

Các phương pháp này không có sự can thiệp của thuốc tây nên có ưu điểm là không tác dụng phụ, an toàn. Trong số những phương pháp vừa nêu, nắn chỉnh cột sống hay còn gọi là trị liệu thần kinh cột sống đang được nhiều người lựa chọn và cho phản hồi tích cực.

Với phương pháp này, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa dùng tay tác động một lực phù hợp lên cột sống để đưa các vị trí bị sai lệch về lại vị trí cân bằng. 

Ngoài việc giúp bệnh nhân giảm các cơn đau và phục hồi nhanh thì điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng phương pháp nắn chỉnh xương khớp còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như: tăng cường trao đổi chất, giảm thiểu hình thành mô sẹo, làm giảm tốc độ thoái hóa,...

Phương pháp phẫu thuật

Nếu sử dụng các phương pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả tích cực hay tình trạng bệnh kéo dài quá lâu và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm thì người bệnh sẽ phải cân nhắc biện pháp phẫu thuật. Đặc biệt là những trường hợp bị các biến chứng như tê liệt, cong vẹo cột sống nặng…

Làm thế nào để phát hiện kịp thời chứng thoái hoá cột sống?

Nhiều người bị thoái hóa đĩa đệm cột sống nhưng không có bất kì triệu chứng nào; mặt khác, nhiều người lại trải qua những cơn đau vô cùng dữ dội và mất đi khả năng thực hiện hoạt động hằng ngày.

Phương pháp phát hiện chứng thoái hóa
Phương pháp phát hiện chứng thoái hóa

Cơn đau thường bắt đầu theo 1 trong 3 cách: đau đột ngột sau một chấn thương, tai nạn nghiêm trọng; đau lưng đột ngột sau một chấn thương không đáng kể, và đau bắt đầu với cường độ nhẹ, dần dần sau một thời gian trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông thường, cơn đau bắt đầu ở vùng thắt lưng và có thể lan xuống mông và một hoặc cả hai chân. Cơn đau thường được mô tả là đau rát và có cảm giác phải chịu một áp lực lớn.

Ngoài ra, tê bì hoặc ngứa ran ở chân và bàn chân có thể xuất hiện nhưng đây không phải là một vấn đề đáng lưu ý trừ khi cơ bắp ở chân cũng đồng thời yếu, mất sức hay bàn chân rủ (mất khả năng đưa cổ chân và các ngón chân về phía trước).

Những cơn đau khó chịu dai dẳng và thỉnh thoảng trở nên dữ dội. Thông thường cơn đau kéo dài từ vài ngày đến một vài tháng

Đau cơ nhiều nhất khi ngồi bởi vì tư thế này làm cho đĩa đệm phải chịu đựng nhiều sức nặng và áp lực hơn.

Một số hoạt động như gập người, xoay người làm cho cơn đau tồi tệ hơn; trong khi đó nằm nghỉ ngơi lại làm dịu cơn đau. Đi lại hoặc chạy thay vì ngồi hoặc đứng trong thời gian dài cũng mang đến cảm giác dễ chịu hơn

Trong một số trường hợp, khi đã qua độ tuổi 60, đĩa đệm đã khô đến mức gây ra ít cơn đau hơn cho người bệnh.

Điều trị hiệu quả với phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống

Mặc dù không thể đảo ngược quá trinh thoái hóa của đĩa đệm, nắn chỉnh thần kinh cột sống có thể điều trị hiệu quả và nhanh chóng những cơn đau do chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống gây ra.

Đây  một phương pháp phổ biến dùng để điều trị các chứng đau xương khớp như lưng và cổ.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Các bác sĩ nắn chỉnh thần kinh cột sống dùng tay tác động lên những vùng mất khả năng chuyển động hoặc chuyển động không thích hợp, đưa các đốt sống bị lệch trở về vị trí cân bằng và trả lại khả năng chuyển động bình thường cho các khớp.

Theo quan điểm của các bác sĩ nắn chỉnh thần kinh cột sống, duy trì và đảm bảo khả năng chuyển động khớp là điều vô cùng thiết yếu đối với sức khỏe của đĩa đệm và khớp bởi vì

  • Tạo điều kiện cho sự trao đổi chất dinh dưỡng, chất nhầy và quá trình loại bỏ chất thải diễn ra đều đặn
  • Mang lại hiệu quả giảm đau, giảm co thắt cơ bắp, và tình trạng mất cân bằng
  • Cải thiện chức năng của hệ thần kinh cột sống và sức khỏe tổng thể 
  • Ngăn chặn nguy cơ và tốc độ thoái hoá của đĩa đệm và khớp
  • Góp phần làm giảm thiểu sự hình thành mô sẹo, một trong những yếu tố có thể dẫn đến chứng cứng cơ và thoái hóa

Trong quá trình điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống, các bác sĩ thần kinh cột sống sẽ hướng dẫn điều chỉnh các tư thế thích hơp khi nâng vác, gập người; khi đứng, ngồi và ngủ để hạn chế cơn đau cổ, đau lưng.

Song song đó, thực hiện các hoạt động thể dục, bài tập chuyên biệt cho vùng lưng và cổ đều đặn để tăng sức mạnh cho cơ bắp hỗ trợ cột sống. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; không hút thuốc; thiền và yoga; chườm lạnh và hạn chế căng thẳng là những biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Lý do nên chọn phòng khám Maple Healthcare
Lý do nên chọn phòng khám Maple Healthcare

Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe cột sống chính là đang bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và người thân xung quanh. Nếu có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc cần tư vấn hay đặt lịch hẹn. Liên hệ với chúng tôi theo các địa chỉ dưới đây.

Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ