Thoái hóa cột sống - Nguyên nhân gây nên các bệnh lý cột sống
Thoái hóa cột sống là vấn đề không của riêng ai cả, bất cứ ai cũng có thể gặp những cơn đau cột sống khó chịu. Đặc biệt, hiện nay người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng gặp nhiều vấn đề về cột sống hơn trước. Điều này xảy ra do thói quen sinh hoạt, tập luyện và dinh dưỡng không khoa học.
Vậy để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến thoái hóa xương khớp và cột sống, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Thoái hóa cột sống là gì? Tại sao nói thoái hóa cột sống là vấn đề nghiêm trọng?
Sơ lược về tình trạng thoái hóa phần cột sống
Tình trạng thoái hóa cột sống thường gặp ở đối tượng người ở độ tuổi trung niên, cao niên. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa bởi thói quen sinh hoạt và làm việc của người trẻ không đảm bảo. Theo thuật ngữ y khoa, thoái hóa cột sống là tình trạng xương khớp vùng cột sống bị viêm gây ra đau, nhức và mỏi mệt.
Bệnh lý thường gặp nhất ở tình trạng này là thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh gặp phải rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt và làm việc. Người bệnh gặp phải những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Các cơn đau nhức và căng cứng ở vùng cổ, lưng, vai gáy xuất hiện hằng ngày.
- Cơ thể mệt mỏi, khó thở có thể kèm theo sốt và ớn lạnh.
- Phần cột sống bị đau âm ỉ, cơn đau tăng lên khi bạn làm việc hoặc di chuyển.
- Tay chân có thể bị tê bì, căng cứng, sưng đỏ. Nhiều trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn đến việc tê liệt dây thần kinh, tay chân khó cử động.
- Xuất hiện nhiều cơn đau đầu, chóng mặt, vùng vai nhức mỏi, căng cứng vùng cổ, vai gáy, thắt lưng.
Những vấn đề nghiêm trọng có thể gặp phải khi bị thoái hóa cột sống
Đặc biệt, khi tình trạng thoái hóa đốt sống diễn ra lâu mà người bệnh không có biện pháp chữa trị kịp thời rất có thể xảy ra những biến chứng. Những biến chứng nguy hiểm, rất có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe tâm sinh lý của người bệnh. Một số biến chứng chúng ta có thể thấy ở những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống phổ biến:
- Người bệnh bị mất ngủ, khó vào giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
- Tình trạng huyết áp không ổn định diễn ra khiến cơ thể uể oải. Hiện tượng tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp có thể xảy ra đột ngột.
- Nguy cơ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cao, cơ thể dễ bị bại liệt.
- Có thể xảy ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật gây mất kiểm soát đại tiểu tiện cho người bệnh.
- Cột sống bị biến dạng, dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh không thoải mái khi sinh hoạt và làm việc. Nguy cơ dẫn đến tình trạng liệt nửa người hay bại liệt tăng cao.
- Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa, máu khó lưu thông tới não dẫn đến tình trạng đau đầu, rối loạn tiền đình, hoa mắt chóng mặt buồn nôn rất khó chịu.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và khả năng tận hưởng cuộc sống. Người bệnh không còn cảm giác dễ chịu, thoải mái mà chỉ bị chi phối bởi các cơn đau.
Thoái hóa cột sống có thể ngăn ngừa bằng cách nào?
Bạn có thể bảo vệ và kiểm soát tình trạng thoái hóa cột sống bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm tình trạng thoái hóa và có phác đồ điều trị đúng, hợp lý sẽ có tác dụng cao.
Điều này giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, giảm các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể. Một số cách để ngăn ngừa thoái hóa cột sống phù hợp như:
- Đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể, tránh loãng xương sớm ở tuổi trung niên.
- Tầm soát cột sống thường xuyên (6 tháng/lần) để phát hiện sớm các tình trạng thoái hóa hay bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Tuân thủ các bài tập và phương pháp điều trị của bác sĩ xương khớp tư vấn cho bạn.
- Thực hiện việc thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Các giai đoạn thoái hóa cột sống bạn cần biết
Bệnh lý thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng nói riêng đều tiến triển qua 4 giai đoạn. Các giai đoạn này được xác định theo sự tổn thương và sự thay đổi của đốt sống.
Tại các cơ sở ý tế chuyên khoa như Maple Healthcare, các bác sĩ sẽ xác định các giai đoạn bệnh thông qua các dấu hiệu, triệu chứng và hình ảnh X-quang và MRI. Qua đây, bác sĩ biết tình trạng thoái hóa cột sống của bạn ở giai đoạn nào và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân.
Với những trường hợp nhẹ, mới bắt đầu bạn có thể điều trị bằng phương pháp không xâm lấn. Điển hình như các bài tập vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống bằng cách đưa cột sống về vị trí ban đầu bằng cách nắn bóp. Điều này khiến cột sống tự hồi phục, cơ thể tự sinh ra khả năng chữa lành bệnh.
Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh rất có thể phải phẫu thuật để giải quyết vấn đề. Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng để điều trị với những bệnh nhân thoái hóa đốt sống giai đoạn 4. Cách này có thể gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến thần kinh. Bởi vậy, phẫu thuật chỉ sử dụng khi không thể điều trị không xâm lấn.
Giai đoạn 1
Khi mới chớm bệnh, cơ thể thường chưa xuất hiện các cơn đau vùng cột sống. Lúc này, đường cong sinh lý giảm, các đốt xương dịch chuyển vị trí ban đầu. Điều này dẫn đến áp lực các vùng xương, khớp ở lưng và cổ vai gáy khác tăng lên. Các bộ phận khác như đĩa đệm và dây thần kinh cột sống bị chèn ép, sẽ lão hóa nhanh hơn.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này cơ thể có khả năng tự thích nghi và điều chỉnh. Bởi vậy, người bệnh gần như không có cơn đau. Bởi vậy, rất ít người biết được mình đã thoái hóa đốt sống từ lúc nào. Bạn chỉ có thể phát hiện được vấn đề khi tầm soát và kiểm tra sức khỏe cột sống định kỳ.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường hay gặp phải các cơn đau nhức ở vùng cột sống bị thoái hóa. Các cơn đau gây ra mệt mỏi. khó chịu bởi gai cột sống, xẹp đĩa đệm hay phình đĩa đệm…Lúc này, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để điều trị tích cực bằng vật lý trị liệu hoặc nắn chỉnh thần kinh cột sống.
Giai đoạn 3
Các cơn đau nặng nề và liên tục tăng lên khiến cột sống bị ảnh hưởng và việc sinh hoạt khó khăn. Tình hình cột sống cổ, lưng hay đĩa đệm trở nên tồi tệ hơn. Hiện tượng căng thẳng, stress diễn ra nhiều do tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng.
Lúc này, xương và đĩa đệm đã có dấu hiệu thoái hóa nghiêm trọng, người bệnh rất khó đi lại…Rất nhiều người bệnh phải nằm ở 1 vị trí trong thời gian dài khi không điều trị đúng cách.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn nguy hiểm và có thể gây ra rất nhiều biên chứng nặng nề khi không điều trị. Lúc này, người bệnh mất cân bằng trong việc di chuyển và giới hạn vận động nghiêm trọng, thường không thể ngồi hay đứng dậy. Nhiều bệnh nhân để bệnh kéo dài có thể bị teo cơ, liệt nửa người hay biến dạng cột sống nghiêm trọng gây gù lưng,….
Như vậy, để phát hiện sớm các vấn đề về cột sống thì việc tầm soát cột sống rất quan trọng. Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống, tần suất lý tưởng tầm soát cột sống là 6 tháng/lần. Với nhiều người do công việc bận rộn hay các lý do khác, ít nhất 1 năm bạn cần tầm soát và kiểm tra sức khỏe cột sống 1 lần. Bạn nên thăm khám để phát hiện sớm các giai đoạn bệnh thoái hóa đốt sống và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Lưu ý, bạn nên thăm khám tại các cơ sở chuyên về cơ và xương khớp. Phòng khám Maple với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thoái hóa cột sống. Với trang thiết bị y tế hiện đại, được cập nhật liên tục, Maple Healthcare là đơn vị tiên phong trong việc bảo vệ và duy trì chức năng cột sống của bạn.
Giữ lối sống lành mạnh là cách để ngăn ngừa và phòng tránh thoái hóa cột sống
Lối sống lành mạnh, đảm bảo sẽ giúp bạn bảo vệ được phần cột sống khỏe mạnh và linh hoạt. Dưới đây là những biện pháp cụ thể mà bạn có thể áp dụng ngày hôm nay cho bản thân mình:
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và các loại vitamin có lợi cho cơ thể đặc biệt là canxi, vitamin D, magie.
- Với người ở độ tuổi trung niên và cao niên, có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa glucosamine và canxi để hệ xương khớp khỏe mạnh.
- Uống đủ nước hằng ngày. Với người lớn khoảng 2l nước mỗi ngày. Với những người hoạt động thể lực hoặc vận động viên thể thao nên bổ sung các loại nước bù điện giải mỗi ngày.
- Hạn chế tuyệt đối chất kích thích như thuốc lá, thuốc lá điện tử và đồ uống có hại cho sức khỏe như bia rượu.
- Thường xuyên hoạt động và tập các bài tập thể lực vừa phải với khả năng vận động của cơ thể. Nên tập các bài tập yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập gym.
- Với những người gặp tình trạng thoái hóa đốt sống, nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng hằng ngày để tăng cường mức độ dẻo dai cho xương khớp.
- Ổn định tâm lý, giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng.
- Với những người làm việc văn phòng, cần thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi giữa giờ sau 45-60 phút làm việc.
- Đảm bảo kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát gây áp lực, chèn ép lên cột sống và xương khớp.
Thoái hóa cột sống sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung. Bởi vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm các giai đoạn thoái hóa cột sống là vô cùng quan trọng.
Bạn nên đến với những cơ sở y tế chất lượng hoặc các phòng khám chuyên về xương khớp như Maple Healthcare để tầm soát cột sống và phát hiện những dấu hiệu thoái hóa sớm. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn để bảo vệ cột sống khỏe mạnh, giúp việc sinh hoạt dễ dàng hơn. Maple Healthcare – trân trọng giá trị cột sống từ việc bảo vệ cột sống của bạn.
Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ