Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng - Nỗi Lo Của Phụ Nữ Tiền Mãn Kinh
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười 17, 2017
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ Estrogen bắt đầu suy giảm đáng kể do quá trình hoạt động của buồng trứng diễn ra chậm chạm; khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh lý về thoái hóa, điển hình là thoái hóa cột sống thắt lưng.
Đừng xem nhẹ dấu hiệu đau thắt lưng
Thắt lưng là vùng hoạt động nhiều và chịu áp lực lớn từ cơ thể; nên quá trình thoái hóa ở các đốt sống lưng là diễn ra sớm hơn và phổ biến hơn. Theo bác sĩ Paul D’Alfonso chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống tại phòng khám Maple Healthcare tại TP.HCM, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường thấy ở người trung hoặc cao niên, đặc biệt là nữ giới ở độ tuổi tiền mãn kinh trở đi. Nguyên nhân là do nội tiết tố và sinh lý thay đổi, cộng với chế độ dinh dưỡng và thói quen làm việc chưa khoa học.
Theo trường hợp của chị Lê Phương Khanh (43 tuổi, Quận 5, TP.HCM) là một ca điển hình. Khi bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh ở tuổi 42, chị bắt đầu nhận thấy những cơn đau mỏi ở vùng thắt lưng. Mật độ và cơn đau ngày càng cao hơn. Sau khi tập thể dục hoặc mang vác vật nặng, chị cảm thấy đau âm ỉ vùng thắt lưng. Về sau, lại có cảm giác tê mỏi vùng lưng, rồi sang hông và các hai chân. Chị đã phải tìm nhiều cách để thoát khỏi cơn đau này, uống nhiều thuốc và tập thể dục nhưng vẫn chưa dứt hẳn cơn đau.
Nguyên nhân và biến chứng đau thắt lưng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Bác sĩ Paul chia sẻ trên cơ thể, cột sống được xem là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các xương trên cột sống kết hợp với hệ thống dây chằng và đĩa đệm bảo vệ tủy sống. Cột sống cũng là nơi gặp nhiều trục trặc, dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng. Ở phụ nữ sau 35 tuổi, nồng độ nội tiết tổ nữ estrogen suy giảm mạnh. Đây nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt collagen – thành phần chính của sụn khớp, cơ, và dây chằng; khiến các đốt sống bị bào mòn và thoái hóa. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt Estrogen còn làm giảm lượng canxi và phot-pho, gây giảm khối lượng xương của cơ thể.
Bác sĩ cũng chia sẻ thêm “Thói quen sinh hoạt và tư thế lao động nặng cũng là nguyên nhân chính gây quá trình thoái hóa cột sống lưng diễn ra nhanh hơn. Tại phòng khám Maple, hơn 50% các ca bệnh về thoái hóa cột sống thắt lưng ở phụ nữ là dân văn phòng hoặc công nhân phải ngồi làm việc liên tục với tư thế không thoải mái”.
Ban đầu, các chị em phụ nữ thường đau mỏi nhẹ vùng thắt lưng. Dần dần tần suất đau mỏi mới tăng lên. Giai đoạn sau, vùng thắc lưng xuất hiện những cơn đau với tần suất và cường độ tăng dần. Cơn đau càng tăng khi lao động, bê vác các vật nặng. Trường hợp nặng, rễ dây thần kinh bị chèn ép, khiến người bệnh đau tê nhức từ thắt lưng xuống bắp chân và bàn chân, khiến việc đi lại và vận động rất khó khăn, lâu dài gây nhiều biến chứng nghiệm trọng.
Điều trị đau thắt lưng bằng Trị liệu thần kinh cột sống
Với 20 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý về cột sống, bác sĩ Paul khuyên bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc khi không có chỉnh định của bác sĩ. Vì thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và dùng nhiều có nguy cơ tác dụng phụ. Bệnh nhân nên đến khám chuyên khoa đúng cách và phối hợp các phương pháp bảo tồn như trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa bệnh hiệu quả tại các nước phát triển, được các bệnh nhân lựa chọn điều trị. Phương pháp tập trung vào sự ổn định của hệ thần kinh và cơ xương; tác động đến sức khỏe toàn cơ thể, tự điều chỉnh các rối loạn, chữa lành cơn đau; từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Bài viết liên quan:
- Người bị thoái hóa nên ăn uống và vận động thế nào
- 5 cách làm chậm thoái hóa
- Điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống
- Thay đổi 4 thói quen để cột sống khỏe
- Rủi ro phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
- 4 Giai Đoạn Phát Triển Thoát Vị Đĩa Đệm Và Các Dấu Hiệu Cần Nhận Biết
- Những Quan Điểm Sai Lầm Về Điều Trị Gai Cột Sống
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ