Vỡ sụn chêm đầu gối nguy hiểm ra sao? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng tư 11, 2023
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Rách sụn đầu gối là chấn thương thường gặp trong các tai nạn sinh hoạt, khi chơi thể thao hay tai nạn giao thông,... Bởi sụn chêm là một bộ phận quan trọng cấu thành nên khớp gối - một khớp lớn, chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ của cơ thể người. Vì thế đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất của khớp gối. Vậy rách sụn đầu gối nguy hiểm ra sao, có dấu hiệu nhận biết không và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Maple tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Vỡ sụn chêm đầu gối là như thế nào?
Sụn chêm đầu gối bao gồm sụn chêm ngoài và sụn chêm trong hình bán nguyệt, có vị trí nằm ở giữa xương chày và xương đùi. Sụn chêm với nhiệm vụ chính là bảo vệ sụn khớp của xương chày và xương đùi, tạo nên sự vững chắc cho khớp gối.
Ngoài ra sụn chêm còn có vai trò khác như hấp thụ và phân tán đều lực ở đầu gối, giảm xóc.giảm xóc khi di chuyển cơ thể, cung cấp hoạt dịch bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Lấp đầy khe khớp gối tránh được tình trạng bao khớp, màng hoạt dịch bị kẹt vào khe khớp.
Đau sụn chêm đầu gối xảy ra khi đầu gối bị tác động quá mạnh khiến sụn chêm bị rách. Từ đó những mảnh sụn nhỏ có thể bị kẹt trong khớp gối, làm cho khớp gối bị thoái hóa. Đau sụn chêm đầu gối có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như rách sụn trong – ngoài, rách rách sừng trước - sau… Hình thái của vết rách cũng rất khác nhau, có thể là rách theo chiều ngang - dọc, hình vạt, hình nan hoa hoặc các hình dạng phức tạp khác.
Nguyên nhân gây ra rách sụn chêm đầu gối
Nguyên nhân gây ra tình trạng rách sụn chêm phần lớn xuất phát từ những chấn thương xảy ra ở đầu gối. Cụ thể là:
- Ở người trẻ tuổi:
Rách sụn chêm thường xảy ra do các lực tác động mạnh vào đầu gối khi người bệnh gặp phải tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương khi chơi thể thao, đang vui chơi, chạy nhảy.... Hoặc chấn thương đột ngột xảy ra trong trạng thái gối gấp (ngồi xổm) đồng thời chân đang bị vặn xoắn.
- Ở người lớn tuổi:
Rách sụn chêm ở người lớn tuổi nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên, cụ thể là viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối khiến sụn chêm không còn ổn định và dễ bị rách. Ngoài ra các hành động đứng lên ngồi xuống trong tư thế bất lợi, chân hơi vặn cũng có thể dẫn đến sụn chêm bị rách. Tình trạng rạch sụn chêm ở người cao tuổi thường kèm theo hiện tượng bong và mòn sụn khớp.
Dấu hiệu nhận biết rách sụn khớp gối
Sau khi bị rách sụn chêm, người bệnh vẫn có thể hoạt động và đi lại bình thường. Đến khoảng 2 - 3 ngày sau vết rách mới xuất hiện, lúc này đầu gối mới bắt đầu có dấu hiệu đau nhức, sưng lên và giảm độ linh hoạt kèm theo một số dấu hiệu như:
- Khớp gối bị kẹt nên khó co duỗi.
- Đi lại khó khăn, hạn chế vận động.
- Nghe thấy như có tiếng “nổ” khi sụn chêm vừa bị rách.
- Khi vận động có cảm thấy tiếng lục cục phát ra từ khớp.
- Đau nhức dữ dội khi ấn tay vào khe khớp gối.
Ngay khi có các dấu hiệu và triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh trường hợp để tình trạng rách sụn chêm kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
Rách sụn chêm đầu gối nguy hiểm ra sao?
Tình trạng vỡ sụn chêm đầu gối nguy hiểm ra sao sẽ tùy thuộc vào vị trí, mức độ của vết rách và thể chất của người bệnh. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự phục hồi sau một thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Còn nếu như nặng hơn, người bệnh sẽ cần can thiệp phẫu thuật để điều trị. Đau sụn chêm đầu gối được chia thành 3 cấp độ, cụ thể như sau:
- Rách sụn chêm độ 1: Vị trí bị rách là sụn chêm ngoài, khi bị rách vẫn có thể tự phục hồi nếu như được phát hiện sớm do đây là vùng có nhiều mạch máu.
- Rách sụn chêm trong độ 2: Sụn chêm trong là vùng trung gian, mạch máu có xu hướng giảm dần, vết rách sụn cũng có thể tự lành nhưng không hồi phục nhanh như cấp độ 1.
- Rách sụn chêm trong độ 3: Đây là vùng không có mạch máu nên vết rách không thể tự lành lại được, khả năng cao là phải phẫu thuật cắt bỏ phần sụn bị tổn thương.
Với cả 3 cấp độ tổn thương kể như trên, nếu bạn không phát hiện sớm hoặc gặp bác sĩ để điều trị kịp thời thì có thể phải đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng như:
- Đầu gối đau nhức dữ dội không thể thực hiện các hoạt động thông thương như đi lại, co duỗi đầu gối.
- Bị teo cơ tứ đầu đùi khiến người bệnh không đi lại, không duỗi thẳng chân được.
- Hư khớp gối làm đầu gối không còn vững chắc, dễ bị thoái hóa.
- Gây tổn thương đến các bộ phận khác: phần lớn các trường hợp rách sụn chêm là do tổn thương dây chằng chéo trước. Do đó có thể kéo theo các tổn thương khác như bong chỗ bám, phù tủy xương, bị đứt một phần hoặc toàn bộ dây chằng chéo trước, dẫn đến lỏng gối và mất khả năng đi lại của người bệnh.
Phương pháp điều trị rách sụn chêm đầu gối hiệu quả
Các phương pháp điều trị rách sụn chêm đầu khớp được thực hiện nhằm mục đích là khắc phục triệu chứng đau nhức và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Dựa theo vị trí, kích thước, hình thái, mức độ của tổn thương rách sụn cũng như tuổi tác và khả năng đáp ứng của người bệnh sẽ quyết định các phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị không cần phẫu thuật
Phương pháp điều trị bảo tồn rách sụn chêm thường áp dụng cho những trường hợp tổn thương nhỏ, ở vị trí sụn ngoài sát bao khớp máu nuôi dồi dào, người bệnh ít đau và đầu gối còn vững. Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động đầu gối kết hợp chườm đá và sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm sưng. Cụ thể:
- Chườm đá: Sau khi phát hiện vết rách người bệnh nên dùng túi đá lạnh chườm lên vết thương khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện chườm trong 2 – 3 ngày để làm giảm sưng đau. Tuy nhiên, cách này chỉ cho hiệu quả tạm thời, không giải quyết dứt điểm được tổn thương.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)như celebrex, mobic, aleve, motrin... giúp giảm các cơn đau nhức, sưng tấy ở vết thương. Lưu ý, việc điều trị dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng bởi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và viêm loét nặng hơn.
Điều trị bằng phẫu thuật
Với những vết rách sụn mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mổ mở hay mổ nội soi để thực hiện các phẫu thuật sụn chêm như:
- Cắt một phần sụn chêm bị tổn thương, chỉ định khi rách sụn chêm vùng vô mạch.
- Khâu sụn chêm: Được tiến hành khi vị trí rách vùng giàu mạch máu nơi tiếp giáp với bao khớp; hình dạng rách dọc dài khoảng 2cm và không quá 8 tuần.
- Cắt toàn bộ sụn chêm: Với phẫu thuật này sụn chêm sẽ được cắt hoàn toàn đến tận bao khớp nhưng hiện nay ít dùng phương pháp này.
Biện pháp phòng ngừa chấn thương rách sụn chêm
Để phòng tránh rách sụn chêm cũng như các chấn thương đầu gối khác. Và hạn chế gặp phải các triệu chứng hay biến chứng nguy hiểm của bệnh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tập luyện thể dục thường xuyên, tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp gối.
- Thực hiện đúng tư thế trong lao động cũng như sinh hoạt hàng ngày.
- Tránh việc xoay gối hay thay đổi tư thế đột ngột.
- Khi tham gia các hoạt động thể chất cần khởi động thật kỹ cũng như sử dụng các vật dụng hỗ trợ.
- Trong khi vận động tránh chuyển hướng hoặc dùng lực mạnh đột ngột.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi điều trị nhằm tránh lặp lại tổn thương rách sụn.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng rách sụn chêm đầu gối cũng như mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh hiệu quả. Để tăng khả năng phục hồi, nếu cảm thấy đầu gối đau nhức bất thường bạn có thể liên hệ ngay phòng khám chuyên khoa xương khớp Maple Healthcare để được thăm khám và giải quyết vấn đề kịp thời nhé.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ