Phục hồi chức năng sau hội chứng đường hầm xương trụ
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười một 14, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Hội chứng đường hầm xương trụ là sự chèn ép hay co kéo của dây thần kinh tại vị trí khuỷu tay. Hội chứng này có các triệu chứng điển hình như đau nóng, cảm giác tê bì như kiến bò, làm giảm các sự nhạy bén khác trong cơ thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như phương pháp phục hồi chức năng của hội chứng này!
Hội chứng đường hầm xương trụ là gì?
Như đã đề cập, đây là sự chèn ép hoặc co kéo các dây thần kinh tại khuỷu tay. Và thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính của hi trên, chạy từ vùng cổ xuống đến bàn tay và có thể chèn ép ở một số vị trí trên đường đi. Tùy thuộc vào vị trí chèn ép của thần kinh trụ mà người bệnh sẽ có các biểu hiện tê, đau vùng khuỷu tay, cổ tay và bàn ngón tay. Đôi khi thần kinh trụ bị chèn ép ở vùng cổ tay hoặc vùng cổ, thường gặp nhất là ở sau khuỷu tay.
Nguyên nhân của chèn ép thần kinh trụ
Thông thường sẽ có một số nguyên nhân bao gồm:
- Bị chấn thương vùng cổ tay, khiến cấu trúc của cổ tay thay đổi
- Mắc các bệnh như thấp khớp, bệnh đái tháo đường, bệnh lupus
- Đang trong thời kì thai nghén, bệnh suy tuyến giáp trạng, suy thận
- Gặp những bất thường của dây gân trong đường hầm cổ tay
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân không xuất phát từ tổn thương như các bệnh lý viêm xương khớp ở cổ tay, các bệnh liên quan đến mạch máu,…Một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng đường hầm xương trụ có thể là do đặc thù công việc phải sử dụng cổ tay nhiều, thường chỉ sử dụng cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục kéo dài, chân động rung do dụng cụ cầm tay ví dụ như nhân viên văn phòng, công nhân làm việc trong các dây chuyền công nghiệp, nhà máy sản xuất,…
Những triệu chứng của hội chứng đường hầm xương trụ
Triệu chứng chính của hội chứng này thường là đau và tê tay. Dây thần kinh giữa chạy giữa cẳng tay xuống cổ tay. Thần kinh trụ sẽ phụ trách việc dẫn truyền cảm giác từ các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Bên cạnh đó, thần kinh trụ cũng điều khiển các cử động của ngón cái. Trong hội chứng đường hầm cổ tay, thần kinh giữa bị chèn ép khiến bàn tay và cổ tay bị đau, tê.
Những biểu hiện mà bạn không thể chủ quan khi gặp phải là:
- Đau nóng
- Giảm cảm giác ở ngón 5 và nửa ngón 4
- Yếu và teo các cơ ở mô út và liên cốt
- Có cảm giác tê như kiến bò ở giữa các ngón tay
- Đau lan đến khuỷu tay, lên vai
Cảm giác đau sẽ thường tăng lên vào lúc ngủ, vì khi ngủ chúng ta thường có tư thế gập cổ tay khiến đường hầm bị bóp nhỏ và thu hẹp lại. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, xảy ra cả ở ban ngày khi dùng bàn tay làm việc. Bị tê tay cũng thường xuất hiện khi cầm tay lái xe máy đi đường dài. Đa phần người bệnh thường đau ở tay thuận, do phải làm việc nhiều, nhưng một số người lại đau cả hai tay.
Bệnh càng nặng sẽ càng làm bàn tay yếu đi, không có khả năng làm được những việc tỉ mỉ. Triệu chứng sẽ nặng hơn khi phải sử dụng bàn tay một thời gian dài để làm việc. Đau dữ dội khi thực hiện các hoạt động cần đến bàn tay như trong tư thế nắm chặt, chuyển động liên tục, gấp hoặc duỗi cổ tay.
Chẩn đoán và điều trị chèn ép thần kinh trụ
Để chẩn đoán bệnh nhân bị chèn ép thần kinh trụ, bác sĩ sẽ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, thăm khám khuỷu tay và bàn tay nhằm xác định thần kinh trụ có bị chèn ép hay không và đồng thời xác định vị trí chèn ép.
Một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm:
- X-quang: biện pháp nhằm xác định nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay, thường không phát hiện được trên phim X-quang. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có thể thấy hình ảnh của gai xương, thoái hóa khớp,… có thể gây chèn ép thần kinh
- Đo điện cơ: giúp chẩn đoán xác định thần kinh có bị chèn ép hay không và xác định vị trí chèn ép. Khi thần kinh bị tổn thương, dẫn truyền thần kinh sẽ bị kéo dài hơn so với bình thường. Trong quá trình đo điện cơ, thần kinh sẽ được kích thích vào một vài vị trí, thời gian để thần kinh có đáp ứng sẽ được ghi nhận. Nếu thời gian đáp ứng thần kinh kéo dài tại vị trí nào thì khả năng đó là nơi xảy ra chèn ép.
Để điều trị hội chứng đường hầm xương trụ hay chèn ép thần kinh trụ, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp dựa vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân. Một số loại thuốc mà các bác sĩ sẽ kê bao gồm:
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: ngay khi các triệu chứng mới bắt đầu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid để giúp giảm viêm, giảm sưng quanh vùng thần kinh.
- Tiêm corticoid: corticoid là một chất có tính chất chống viêm mạnh. Tuy nhiên, tiêm corticoid quanh vùng thần kinh trụ ít khi được chỉ định vì nguy cơ gây tổn thương thần kinh.
- Dùng nẹp: sử dụng đai, nẹp để duỗi thẳng khi ngủ
- Bài tập trượt thần kinh: một số bài tập có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, các bài tập này có thể giúp cho khớp và cổ tay không bị cứng.
Lựa chọn vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng sau chèn ép thần kinh trụ
Vật lý trị liệu giúp phục hồi sức mạnh của cơ, phục hồi tầm vận động cổ tay, bàn tay. Mục đích của phương pháp này chính là để người bệnh phục hồi các hoạt động chức năng hàng ngày của bàn tay.
Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng bao gồm: Điều trị bằng nhiệt vùng mặt trong cổ tay. Với phương pháp này, bệnh nhân có thể chọn một trong các phương pháp nhiệt sau: hồng ngoại, đắp paraphin hoặc bùn khoáng, từ trường nhiệt, sóng ngắn.
Xoa bóp vùng cổ tay, bàn tay cũng có tác dụng làm mạnh cơ, giảm các triệu chứng rối loạn cảm giác, có thể sử dụng kỹ thuật di động mô mềm.
Tập luyện đặc biệt quan trọng trong điều trị cũng như phòng tái phát. Tránh các tư thế làm các triệu chứng nặng thêm. Các bài tập theo tầm vận động cổ, bàn tay. Điều chỉnh các động tác khi làm việc, trong sinh hoạt.
Toàn bộ bài tập và phác đồ điều trị đều có tại phòng khám Maple – một địa chỉ khám vật lý trị liệu uy tín, với đội ngũ y bác sĩ lành nghề, giúp cho bạn sớm lấy lại một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh.
Tóm lại, đây là hội chứng có nhiều phương pháp điều trị, được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng cho việc điều trị, đẩy nhanh thêm tiến độ. Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ sở, phòng khám uy tín là rất quan trọng. Không chỉ trong quá trình điều trị mà người bệnh sẽ liên tục được theo dõi và tái khám dựa trên tình trạng đau, cảm giác, các sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ