Trật Chân - Mất Bao Lâu Để Phục Hồi?
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng sáu 21, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Trật chân hay trật khớp cổ chân là tình trạng phổ biến thường xảy ra do các hoạt động mạnh hoặc chấn thương thể thao. Tùy theo mức độ mà trật chân có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau.
Trật khớp cổ chân là gì?
Đây là tình trạng di lệch đột ngột hoàn toàn hay không hoàn toàn giữa các khớp với nhau hoặc giữa các đầu xương ra khỏi vị trí của ổ khớp. Trong nhiều trường hợp, trật chân là một trong những tổn thương trên lâm sàng.
Bị trật chân có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào, có trường hợp bong gân hoặc tệ hơn là gãy xương.
Làm thế nào để nhận biết mình bị trật chân?
Trật khớp cổ chân gây khó chịu cho người mắc phải. Bởi lẽ, đây là vùng tập trung nhiều tĩnh mạch nông lớn nên khi bị tổn thương sẽ dễ bị sưng phù, chảy máu. Những dấu hiệu thường gặp khi bị trật chân là:
- Sưng phù và bầm tím vùng da quanh khớp
- Xuất huyết tại vị trí tổn thương
- Mắt cá chân bị biến dạng
- Suy giảm khả năng vận động nặng
- Khó di chuyển mắt cá chân
- Có cảm giác tê như kiến bò khắp các chi của bàn chân
Với những tình trạng bong gân thì do tổn thương vùng cổ chân không gãy xương mà đa số là tổn thương bao khớp và dây chằng cổ chân. Chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa trật khớp cổ chân và bong gân vì đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau dẫn đến cách xử lý cũng sẽ khác nhau. Khi trật khớp cổ chân, chúng ta không thể cử động cổ chân, ngược lại khi bị bong gân thì cổ chân có thể vận động được 1 phần.
Những nguyên nhân nào gây ra trật chân?
Trước khi tìm hiểu cách chữa trật chân hiệu quả thì việc tìm hiểu nguyên nhân cũng quan trọng không kém. Trong hầu hết các trường hợp, trật khớp cổ chân liên quan chủ yếu đến xương và dây chằng ở bộ phận bị chấn thương. Tình trạng này có thể do:
- Té ngã, va chạm khiến xương cổ chân gãy hoặc di lệch khỏi vị trí ban đầu
- Rèn luyện thể chất quá sức
- Nứt xương khi tập luyện thể thao, rách dây chằng
Vì nguyên nhân cốt lõi là do va chạm hoặc chịu tác động lớn khi té ngã nên ai cũng có khả năng bị trật chân. Theo đó, những nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao dễ gặp phải tình trạng này:
- Vận động viên
- Người lớn tuổi
- Người hút thuốc lá hoặc béo phì
- Trẻ em trong độ tuổi cần sự giám sát của người lớn
- Người từng bị bong gân mắt cá chân, gãy chân hoặc trật khớp
- Người làm việc trên cao
- Người mắc Hội chứng Ehlers-Danlos (da, mô và khớp lỏng lẻo do lượng collagen bất thường)
Bị trật chân nên làm gì? Mất bao lâu thì khỏi hẳn?
Không chỉ riêng trật khớp cổ chân mà với các bệnh khác cần có nguyên tắc thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách.
Thông thường, nguyên tắc xử trí ban đầu khi gặp bệnh nhân bị trật chân sẽ tuân theo biện pháp sơ cứu RICE, bao gồm các bước:
- R (Rested): Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, không vận động cổ chân và nhanh chóng tiến hành gắn nẹp bảo vệ để hạn chế khớp xương bị xô lệch nặng hơn.
- I (Ice): Cần chườm lạnh quanh cổ chân để làm co mạch, giảm đau, sưng phù nề. Nếu sơ cứu tại nhà, có thể cho đá vào bao nilon sạch rồi chườm lên chỗ đang chấn thương.
- C (Compression): Sử dụng băng thun để băng ép vừa phải từ bàn chân lên gối của bệnh nhân giúp hạn chế sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương. Không nên chườm nóng chườm ấm vì có thể sẽ làm tăng tình trạng phù nề cổ chân.
- E (Elevation): Kê chân bệnh nhân cao khoảng 10 - 20 cm để tăng sự lưu thông tuần hoàn máu, không nên kê cao hơn sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch di chuyển xuống bàn chân.
Hoàn thành xong bước xử trí ban đầu, cần đưa bệnh nhân đến phòng khám, bệnh viện để chụp X-quang chẩn đoán xem bệnh nhân đang bị trật khớp hay gãy xương và xác định vị trí tổn thương để có hướng điều trị tiếp theo. Nhiều trường hợp chủ quan nghĩ rằng trật khớp cổ chân là bong gân nên dùng các liệu pháp thiên nhiên như đắp lá, bó thuốc,...Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì từ trật chân có thể gây ra những biến chứng khác nặng nề hơn.
Một phương pháp khác có thể kể đến là điều trị trật khớp cổ chân. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, vị trí tổn thương mà người bệnh có thể được điều trị theo hướng thích hợp:
- Nắn chỉnh khớp có gây tê tại chỗ.
- Bất động khớp sau nắn chỉnh. Bác sĩ sẽ bó bột hoặc sử dụng dụng cụ trợ đỡ. Thời gian bất động có thể ngắn hay dài tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của trật khớp và các tổn thương thần kinh mềm, mạch máu.
- Phục hồi chức năng vận động khớp sau khi tháo bỏ dụng cụ bất động khớp. Tại các phòng khám vật lý trị liệu, uy tín có thể kể đến như Maple thì đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Thông qua quá trình thăm khám, xác định vị trí chấn thương và lên bài tập phù hợp với bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cho bài tập từ nhẹ đến nặng, thấp đến cao tùy theo sức chịu đựng của bệnh nhân.
Ngoài ra, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropratic) cũng được đánh giá là hiệu quả, giúp chấm dứt tình trạng đau nhức và khó chịu do trật khớp mang lại.
Trật khớp cổ chân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần có bước điều trị kịp thời cũng như lựa chọn phương pháp xử trí phù hợp. Thời gian điều trị một ca bị trật chân cần dựa vào 2 yếu tố: mức độ nghiêm trọng của bệnh và cách bạn xử lý ban đầu. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, cổ chân sẽ cần từ 6-12 tuần để có thể hồi phục chức năng như cũ.
Những sai lầm thường mắc phải khi bị trật chân
Chủ đề bị trật chân nên làm gì thường rất hot không chỉ vì nhiều người muốn tìm hiểu thêm mà còn vì những ca áp dụng cách sai lầm dẫn đến kết quả không mong muốn. Theo đó, một số lầm tưởng về trật chân mà chúng ta thường hay mắc phải là:
- Xem tình trạng này như bong gân bình thường, có thể tự khỏi. Dù bạn bị chấn thương nặng hay nhẹ thì các mô liên kết, cơ xương đã có vấn đề. Cần lập tức liên hệ bác sĩ, chuyên viên y tế để thăm khám và xử trí nếu cần phải điều trị.
- Dùng dầu nóng, rượu ngâm để xoa bàn chân bị trật: cách làm này có thể làm chân bạn tổn thương nặng hơn, gây chảy máu và teo cơ cứng khớp.
- Dùng thuốc lá dân gian đắp vào vùng chấn thương: phương thức này chưa được kiểm chứng nên nó có thể gây biến chứng nếu không phù hợp với cơ địa của bệnh nhân.
Bị trân chân tuy không hiếm gặp cũng không quá nguy hiểm nhưng không nên chủ quan. Hãy lưu lại bài viết để trang bị cho mình kiến thức sức khỏe, y khoa, giúp bạn hành động kịp thời và mau chóng phục hồi. Một vết thương nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt nên cần chú ý tối đa cho sức khỏe của mình.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ