Promotion Book 1 get 2

Đau thắt lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Đau thắt lưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chứng đau được chia làm 3 nhóm phổ biến đó là đau cấp tính (cơn đau dưới 1 tháng), bán cấp (cơn đau từ 1-3 tháng) và mãn tính (những cơn đau trên 3 tháng). Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào hiệu quả? Hãy cùng Maple Healthcare tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của đau thắt lưng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Đau thắt lưng là gì?

Đau thắt lưng hay còn gọi là hội chứng đau lưng vùng thấp, được mô tả là một cảm giác đau hoặc khó chịu tập trung ở khu vực từ dưới cổ đến phía dưới lưng. Bệnh nhân mắc bệnh đau thắt lưng thường cảm nhận được cơn đau tăng dần từ vùng cột sống thắt lưng L1 đến nếp lằn mông (có thể ở một bên hoặc cả hai bên) khi vận động nhiều hoặc khi thay đổi thời tiết. Có khoảng 65-80% người trưởng thành mắc các bệnh về đau cột sống thắt lưng. Các cơn đau có thể biến đổi từ cảm giác đau nhẹ đến đau nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Đối tượng thường gặp phải đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể ảnh hưởng đến mọi người, nhưng có những đối tượng có nguy cơ cao hơn:

  • Văn phòng: Những người làm việc lâu ngồi với tư thế không đúng cũng như ít vận động thường dễ gặp phải đau lưng.
  • Lao động nặng: Các nghề như thợ hàn, thợ sắt, lao động mài mòn cơ thể có thể dễ bị ảnh hưởng do vận động nặng và thường xuyên mang vật nặng.
  • Ngành y tế: Những người làm việc trong ngành y tế, đặc biệt là những người phải nâng và di chuyển bệnh nhân, thường phải đối mặt với nguy cơ đau lưng cao.
  • Người cao tuổi: Sự thoái hóa tự nhiên của cơ thể khi lớn tuổi có thể làm gia tăng nguy cơ đau lưng.
  • Phụ nữ: Các vấn đề liên quan đến thai kỳ, sinh nở và các thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ đau lưng.
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể: Những người có các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, loãng xương, thoái hóa cột sống thường dễ mắc phải đau lưng.

2. Triệu chứng gây đau mỏi thắt lưng

Các triệu chứng gây đau mỏi vùng thắt lưng

Triệu chứng của đau thắt lưng có thể đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh thường gặp:

  • Cơn đau thường xuất hiện ngay sau sự kiện chấn thương hoặc ngã, đặc biệt là khi vận động hoặc nâng vật nặng.
  • Triệu chứng đau lưng thường xuất hiện khi người bệnh thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc từ đứng sang ngồi, hoặc khi vận động. Đôi khi, cơn đau còn xuất hiện do thay đổi nhiệt độ môi trường hoặc thời tiết
  • Cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi: Đây là một biểu hiện phổ biến của đau lưng mãn tính.
  • Đau lan xuống cẳng chân hoặc mông: Đau có thể lan ra các vùng này và thường đi kèm với cảm giác tê bì hoặc châm chích.
  • Đau tăng lên khi vận động nhiều, khi cúi hoặc khi đứng, ngồi lâu: Thường là dấu hiệu của chèn ép dây thần kinh.
  • Đau ban ngày nhiều hơn đêm: Một số người bệnh có thể cảm thấy đau nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau khi dậy từ giấc ngủ. 

Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng các triệu chứng trên sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các cơn đau thắt lưng cấp tính không được điều trị dứt điểm kịp thời có thể gây sang mãn tính ảnh hưởng đến sinh hoạt thông thường như đứng lên, ngồi xuống....

3. Nguyên nhân của đau vùng thắt lưng

Nguyên nhân của đau vùng thắt lưng

3.1 Thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng là quá trình tự nhiên của lão hóa khiến cho các thành phần của cột sống, như đĩa đệm và khớp xương, mất dần tính linh hoạt và chức năng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng đau thắt lưng ở người cao tuổi. Các đĩa đệm bị mòn và suy yếu, dẫn đến việc xương cột sống cận kề nhau hơn, gây ra cảm giác đau khi di chuyển và nâng vật nặng.

3.2 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi đĩa đệm bị lún hoặc trượt ra khỏi vị trí bình thường, nó có thể chèn ép hoặc kích thích các dây thần kinh gần đó. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây đau ngang thắt lưng, đặc biệt là khi nâng vật nặng hoặc vận động một cách không đúng tư thế.

3.3 Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng khi dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc bị chèn ép, thường do các vấn đề như thoát vị đĩa đệm. Cảm giác đau lan từ vùng lưng xuống chân và thường đi kèm với tê bì, cảm giác châm chích.

3.4 Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mất đi mật độ và sự dày đặc của xương, làm cho chúng trở nên giòn và dễ gãy. Gãy đốt sống do loãng xương thường đi kèm với đau lưng cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuộc vào mức độ của gãy và vị trí nó xảy ra

3.5 Hẹp ống sống

Hẹp ống sống xảy ra khi không gian trong ống sống bị thu hẹp, tạo áp lực lên các cấu trúc bên trong như tủy sống và dây thần kinh. Nguyên nhân chủ yếu là sự tích tụ của các mô mềm xung quanh ống sống, gây ra đau và hạn chế vận động.

3.6 Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là một tình trạng khi cột sống bị uốn cong hoặc bẻ cong không bình thường, gây ra đau và ảnh hưởng đến sự linh hoạt của cột sống. Khi cột sống bị cong vẹo có thể tạo ra căng thẳng không đều trên các cơ, dây chằng và mô mềm xung quanh vùng lưng. Điều này dẫn đến một phần của lưng phải chịu áp lực nhiều hơn so với phần còn lại, gây ra đau và khó chịu.

3.7 Ảnh hưởng của khối u

Những khối u này có thể xuất phát từ cột sống, cơ bắp, hoặc các cơ quan nội tạng trong vùng thắt lưng. Triệu chứng của khối u thường bao gồm cơn đau lan ra từ vị trí của khối u, cảm giác căng trước hoặc sau vùng thắt lưng, và giảm khả năng linh hoạt. Đối với những người bị khối u lớn hoặc áp lực lên các dây thần kinh, cơn đau thường có thể trở nên nghiêm trọng.

3.8 Tác động của lối sống và thói quen sinh hoạt

Lối sống ít vận động, ngồi lâu, nâng vật nặng sai cách, hoặc không đúng tư thế khi làm việc cũng là những nguyên nhân gây đau thắt lưng. Điều này có thể dẫn đến căng cơ và chấn thương cột sống.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh đau thắt lưng

Phương pháp chẩn đoán đau cột sống lưng dưới

Cách chẩn đoán bệnh đau mỏi thắt lưng thường đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của từng trường hợp. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán phổ biến được sử dụng để xác định nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng lưng của bệnh nhân để đánh giá sự di chuyển của cột sống, bên cạnh đó bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng hiện tại, tiền sử bệnh để từ đó tìm kiếm các dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến nguyên nhân gây đau.
  • X-quang: Dùng để chụp hình ảnh xương của vùng lưng để phát hiện các bất thường như gãy xương, thoái hóa cột sống, hoặc các biến dạng khác.
  • MRI: Được sử dụng để tạo hình ảnh chi tiết về mô mềm xung quanh cột sống, bao gồm đĩa đệm, các mô mềm và dây thần kinh, giúp phát hiện các vấn đề như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, hay khối u.
  • CT scan: Đôi khi được sử dụng để xem xét các chi tiết chi tiết hơn về các cấu trúc xương và các vấn đề lớn hơn như gãy xương hoặc dị tật cột sống.

Khi nào cần gặp bác sĩ nếu bị đau lưng dưới?

Bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải các tình trạng sau:

  • Đau dữ dội và kéo dài: Cơn đau không giảm đi sau vài ngày tự chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc giảm đau.
  • Tê hoặc yếu ở chân: Dấu hiệu này có thể chỉ ra sự chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng.
  • Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện: Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa, một tình trạng cấp cứu y khoa.
  • Đau lưng sau chấn thương: Đặc biệt nếu bị ngã hoặc tai nạn.
  • Sốt hoặc giảm cân không rõ lý do: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác.

5. Phương pháp điều trị cơn đau thắt lưng

5.1 Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà là một phương pháp quan trọng để giảm đau thắt lưng và cải thiện sự linh hoạt của cột sống. Dưới đây là một số biện pháp điều trị tại nhà có thể áp dụng:

  • Nghỉ ngơi đúng cách: Nghỉ ngơi là cần thiết để giảm bớt áp lực lên cột sống và các mô xung quanh. Tuy nhiên, nên giữ hoạt động nhẹ nhàng để tránh cơ thể bị yếu đi.
  • Chườm lạnh và nóng: Sử dụng băng lạnh hoặc gói nóng có thể giảm đau và giúp cơ thể thư giãn. 

Lưu ý nên ngừng các hoạt động thể chất trong vài ngày và áp dụng đá chườm vào vùng thắt lưng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy sử dụng đá trong 48-72 giờ đầu tiên, rồi chuyển sang sử dụng nhiệt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài tập đơn giản để cải thiện đau vùng thắt lưng hiệu quả. Lưu ý nên thực hiện đúng các tư thế để đạt kết quả tốt nhất nhé:

Tư thế nhân sư

Bài tập tư thế nhân sư

  • Nằm sấp, hai chân đặt sát nhau.
  • Kéo dài gót chân và xoay đùi trong để mở rộng lưng.
  • Vươn người, giữ cơ mông săn chắc.
  • Đặt khuỷu tay dưới vai, hít vào và nâng đầu, ngực và chân lên.
  • Giữ tư thế và thở đều trong 5-10 nhịp, sau đó thở ra và hạ bụng xuống.

Tư thế châu chấu

Bài tập tư thế châu chấu

  • Đan hai chân, vươn tay ra sau.
  • Vươn các ngón chân xuống sàn, xoay đùi trong để mở rộng lưng dưới.
  • Nâng đầu, ngực và chân lên, cuộn vai và kéo giãn phần gáy.
  • Thả lỏng cơ thể từ từ.

Tư thế cây cầu

Bài tập tư thế cây cầu

  • Nằm ngửa, đầu gối co lại, đặt bàn chân song song.
  • Di chuyển bàn chân gần mông, nâng hông lên và ấn xuống.
  • Chắp tay dưới lưng, mở rộng vai và cuộn đùi vào trong.
  • Nâng cao đùi và mông lên, giữ hai đùi song song.
  • Thở ra và hạ cơ thể xuống sàn.

5.2 Thuốc Giảm Đau

Phương pháp điều trị bằng thuốcViệc sử dụng thuốc là một trong những biện pháp làm giảm đau trong thời gian nhanh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc chỉ là phương án tạm thời, điều cần thiết là bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể chẩn đoán chính xác bệnh nhằm phát hiện nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Nhóm thuốc này giúp giảm đau và giảm sưng viêm xung quanh các cấu trúc cột sống như đĩa đệm và khớp.
  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc này giúp làm giãn các cơ xung quanh vùng lưng để giảm căng thẳng cơ bắp và giảm đau.

5.3 Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một phương pháp không dùng thuốc để điều trị đau thắt lưng, phương pháp tập trung vào việc điều chỉnh cột sống và các cơ quan liên quan để cải thiện sự điều hòa của hệ thần kinh. Bằng cách thúc đẩy sự linh hoạt và giảm căng thẳng cơ bắp xung quanh vùng lưng, chiropractic có thể giảm đau lưng một cách hiệu quả và làm giảm các triệu chứng khác như đau cổ, đau vai gáy và đau đầu. 

Phương pháp này không chỉ dừng lại ở việc giảm đau mà còn cải thiện chất lượng sống bằng cách tăng cường sự lưu thông của hệ thần kinh trong cơ thể. Ngoài ra, chiropractic còn được biết đến là một phương pháp an toàn và không xâm lấn, thường được khuyến khích như một phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế cho các phương pháp truyền thống. Bằng cách tối ưu hóa chức năng cột sống và hệ thần kinh, chiropractic không chỉ giúp người bệnh giảm đau mà còn tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và cải thiện phục hồi sau chấn thương.Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Phòng Khám Maple Healthcare đặc biệt sử dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic như phương pháp điều trị chính. Tại đây, các bác sĩ không chỉ thực hiện các điều chỉnh cột sống mà còn kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu bổ sung để tăng cường sức mạnh cơ bắp cho vùng thắt lưng và các cơ xung quanh, giúp rút ngắn quá trình điều trị và phục hồi, đồng thời cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Sự kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống và các bài tập vật lý trị liệu giúp đạt hiệu quả điều trị tốt hơn và nhanh chóng phục hồi hơn. Việc thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia sẽ đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao trong quá trình điều trị đau mỏi thắt lưng.

5.4 Phẫu thuật:

Nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả sau 6 – 12 tuần điều trị, bạn sẽ phải dùng đến biện pháp cuối cùng là phẫu thuật. Hoặc trong trường hợp chấn thương gãy xẹp đốt sống L1 – L5 hay bệnh thoát vị đĩa đệm nặng mà các phương pháp điều trị nội khoa khác không còn đem lại hiệu quả. Phẫu thuật cột sống là một quy trình phức tạp, do đó, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bệnh viện chuyên khoa về cột sống với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại là quan trọng. Điều này không chỉ giúp giảm rủi ro mà còn rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật.

6. Các Biện Pháp Phòng Ngừa Đau Thắt Lưng

Các Biện Pháp Phòng Ngừa Đau Thắt Lưng

Các biện pháp để phòng ngừa đau thắt lưng có thể kể đến như:

  • Vận Động Đều Đặn: Thực hiện các hoạt động vận động như đi bộ, bơi lội, hoặc tập thể dục nhẹ để củng cố cơ bắp và duy trì sự linh hoạt.
  • Duy Trì Trọng Lượng Lý Tưởng: Duy trì cân nặng lành mạnh để giảm áp lực lên cột sống.
  • Giữ Tư Thế Đúng Cách: Ngồi và đứng đúng tư thế để giữ cột sống ở vị trí đúng.
  • Nâng Đồ Vật Đúng Cách: Sử dụng kỹ thuật đúng khi nâng vật nặng để tránh gây áp lực không cần thiết.
  • Nghỉ Ngơi: Thực hiện các bài tập giãn cách và nghỉ ngơi đều đặn để giảm căng thẳng cơ bắp.
  • Giảm Stress: Học các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc thực hành kỹ thuật thư giãn.
  • Chăm sóc sức khỏe nói chung, bao gồm giữ cho cột sống được duy trì ở trạng thái lành mạnh.

Đau thắt lưng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người. Nguyên nhân đau thắt lưng rất đa dạng, từ thoái hóa cột sống, đến các vấn đề nội tiết và khối u. Việc hiểu rõ nguyên nhân và biến chứng giúp chúng ta chủ động điều trị bệnh một cách hiệu quả. Quan trọng nhất, việc duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cũng như tầm soát cột sống thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ và tiết chế cơn đau thắt lưng. Các triệu chứng về cơn đau thắt lưng nên được đánh giá và điều trị sớm để ngăn chặn sự tiến triển và đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí: FANPAGE MAPLE HEALTHCARE

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ