Gãy Xương Đòn - Những nguy cơ nếu không kịp thời chữa trị
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng 7 19, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Gãy xương đòn là tình trạng thường gặp nhất trong các loại chấn thương ở vùng vai, chiếm tỉ lệ đến 45%. Cùng Maple tìm hiểu về độ nguy hiểm và các cách điều trị nhé!
Gãy xương đòn là gì?
Xương đòn gồm hai xương nằm giữa lồng ngực và bả vai kết nối với cánh tay. Xương đòn nằm ở nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra, xương đòn còn có thể hiểu là xương quai xanh.
Hầu hết các trường hợp bị gãy xương đòn vai là do tai nạn giao thông, không cẩn thận bị té ngã trong sinh hoạt hoặc tai nạn lao động. Có đến 80% ca gãy xương đòn là vì chấn thương gián tiếp ngã đập hoặc chống tay trong tư thế dạng. 20% còn lại là gãy xương đòn vai và đa phần là các chấn thương hở.
Xương quai xanh có thể gãy ở nhiều vị trí trong đó gãy ⅓ ở giữa là thường gặp nhất. Gãy xương đòn ngoài gãy đơn thuần còn có thể tổn thương đến các bộ phận liên quan như tổn thương mạch máu, tổn thương màng phổi, tổn thương thần kinh,…
Để có những hành động cứu chữa kịp thời, bạn cần biết triệu chứng của gãy xương đòn vai. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau dài ngày:
- Đau khu trú tại vùng vai sau tai nạn, các cơn đau vai bỗng tăng lên khi vận động
- Sưng phồng tại vùng vai, hõm xương vai
- Vai bị bầm tím
- Có cảm giác cứng nhắc, khó khăn khi vận động vai
- Có tiếng rắc, cọ xương khi bạn cố vận động vai
- Có thể nhìn thấy đầu xương đòn di lệch đẩy lồi ra da.
- Trẻ không vận động cánh tay sau sinh có thể là dấu hiệu gãy xương đòn sơ sinh
Gãy xương đòn vai có nguy hiểm không?
Gãy xương quai xanh thường không quá nguy hiểm vì đây là bộ phận có màng xương dày và vị trí phía trên lồng ngực được cung cấp máu dồi dào nên rất dễ lành sau khi tổn thương. Dù nằm trên các dây thần kinh, mạch máu quan trọng nhưng khi xương quai xanh gãy và các đầu xương bị di lệch vẫn ít khi ảnh hưởng đến các bộ phận này.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị gãy xương đòn vai phức tạp, các mảnh xương có thể đâm vào bó thần kinh hoặc mạch máu dưới xương đòn gây liệt tay, đầu xương gãy đâm vào đỉnh phổi gây tràn khí, tràn máu màng phổi gây suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng. Những người không may bị gãy hai xương đòn cùng một lúc sẽ bị khó thở.
Chữa gãy xương đòn như thế nào?
Trước khi tiến hành điều trị gãy xương đòn, các bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán tình trạng để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất. Các bác sĩ chẩn đoán lâm sàng dựa vào các triệu chứng như: Đau, sưng nề, biến dạng ( nơi gãy gồ lên dưới da), ấn có dấu hiệu bập bềnh (phím đàn Piano), tiếng lạo xạo gãy xương, giảm hoặc mất cơ năng vai. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chụp X-quang để xác định đường gãy, vị trí, tính chất di lệch của xương đòn.
Về phương thức điều trị, chữa gãy xương đòn có 2 cách: điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn
Câu hỏi thường gặp khi bị gãy xương đòn vai là có cần bó bột hay không. Trên thực tế, gãy xương đòn rất dễ lành, nhưng việc nắn và cố định một chỗ là rất khó. Phương pháp điều trị bảo tồn ngày nay không cần thực hiện bó bột nữa mà có thể dùng băng số 8 hoặc áo Desault để cố định xương gãy.
Điều trị phẫu thuật
Phương pháp này ít được lựa chọn vì thời gian lành thường tầm 2-3 tháng nhưng cũng có những trường hợp được bác sĩ chỉ định phẫu thuật như:
- Gãy xương đòn có tổn thương đến dây thần kinh, mạch máu, màng phổi hoặc có nguy cơ chọc thủng da, gãy xương đòn di lệch nhiều hoặc kèm theo gãy xương sườn.
- Các trường hợp gãy xương đòn hở
Thông thường, các điều trị phẫu thuật gồm hai kỹ thuật như sau: phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít và bằng đinh Kirschner. Tuy phẫu thuật giúp liền xương nhanh nhưng phương pháp này dễ làm viêm xương, nhiễm trùng vết mổ, trồi đinh, gãy nẹp, có sẹo mổ dẫn đến thiếu thẩm mỹ.
Gãy xương đòn vai mất bao lâu để hồi phục?
Gãy xương hay gãy xương đòn đều cần một khoảng thời gian để phục hồi, tùy vào phương pháp mà bệnh nhân lựa chọn. Với điều trị bảo tồn, thời gian xương quai xanh lành từ 4-8 tháng. Còn đối với phương pháp phẫu thuật người bệnh có thể hoạt động sớm hơn, do các phương tiện của điều trị bảo tồn được đặt bên trong.
Sau khi điều trị gãy xương đòn, bạn có thể tăng cường sức khỏe, bổ sung thêm canxi và vitamin D hoặc phục hồi chức năng tại các phòng khám vật lý trị liệu, nắn chỉnh xương sống, điển hình như phòng khám Maple. Với đội ngũ chuyên môn cao cùng các thiết bị tối tân, đây có thể là địa chỉ giúp bạn khôi phục lại sự linh hoạt, dẻo dai sau chấn thương gãy xương đòn.
Gãy xương đòn tuy không quá nguy hiểm nhưng cần chữa trị kịp thời để tránh gây bất tiện sinh hoạt, đồng thời nên lựa chọn đúng phương pháp để hạn chế sẹo lồi. Phòng khám Maple luôn sẵn sàng để đem đến cho bạn một cuộc sống chắc khỏe về mặt thể chất cũng như tinh thần.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ