Nguyên Nhân Đau Lưng Dưới Mà Bạn Thường Gặp Phải
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng 6 30, 2019
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Có thể bạn chưa biết, đau lưng dưới là một triệu chứng thường gặp nhất chỉ sau cảm cúm, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động. Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều trải qua cảm giác đau lưng dưới ít nhất một lần trong đời, nguy cơ đau lưng dưới gia tăng tùy theo từng độ tuổi và gặp nhiều hơn ở những người trên 30 tuổi. Đau lưng dưới thường gặp ở một số đối tượng sau: người thừa cân béo phì, người phải làm việc văn phòng nhưng ít vận động, người lao động chân tay, làm việc quá sức,…
Đau lưng dưới là gì? Nguyên nhân do đâu?
Đau lưng dưới có thể chỉ là những cơn đau âm ỉ, tê nhức vùng thắt lưng diễn ra vài ngày thì hết nhưng đôi khi nó có thể kéo trong vài tuần hoặc lâu hơn khiến cho người bệnh trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Vậy đã bao giờ bạn đặt câu hỏi đau lưng dưới là triệu chứng của bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý có thể là nguyên nhân đau lưng dưới:
- Trật đĩa đệm – lòi đĩa đệm
- Phình đĩa đệm
- Thoái hóa đĩa đệm
- Viêm khớp lưng
- Hẹp đốt sống lưng
- Cong vẹo cột sống
- Loãng xương
- Sỏi thận
- Gãy cột sống, đốt sống
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như: mang nặng, loãng xương, ngủ sai tư thế, mang thai,… Hãy cùng Maple Healthcare tìm hiểu rõ hơn về từng bệnh lý này.
Bệnh lý trật đĩa đệm, lòi đĩa đệm
Đĩa đệm là phần nối giữa đốt sống này với đốt sống khác giúp tăng sự vững chắc của cột sống. Khi đĩa đệm phải chịu áp lực lớn, phần nhân lỏng ở trung tâm đĩa đệm bị thoát ra phía ngoài làm chèn ép các dây thần kinh, tình trạng này là một trong những nguyên nhân đau lưng dưới.
Lòi đĩa đệm: Mỗi đốt sống ở cột sống được đệm bằng đĩa. Nếu đĩa đệm bị lòi ra sẽ tạo ra nhiều áp lực lên dây thần kinh khiến phần lưng dưới đau nhói.
Nguyên nhân đau lưng dưới do phình đĩa đệm
Các đĩa đệm phồng lên. Tương tự như các đĩa bị vỡ, đĩa phồng lên có thể dẫn đến nhiều áp lực hơn trên dây thần kinh.
Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm phải chịu áp lực lớn do làm việc sai tư thế hoặc bạn ngồi lâu mà không vận động,.. Khi đó, nhân nhầy của đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài, chèn ép rễ dây thần kinh, đốt sống và là nguyên nhân đau lưng dưới. Bệnh nhân đau do thoái hóa đĩa đệm thắt lưng còn thấy vùng lưng căng cứng, tê phần đốt sống, cột sống sau khi thức dậy vào buổi sáng hay khi đổi tư thế vận động, hạn chế vận động chi dưới.
Viêm khớp lưng
Viêm khớp lưng là phản ứng đau của cơ thể khi lớp sụn khớp bị tổn thương hoặc bào mòn làm cho hai đầu xương cọ sát vào nhau. Cơn đau tăng lên gấp nhiều lần nếu bạn cố tình vận động.
Hẹp đốt sống lưng
Là một trong những trường hợp gây nên nguyên nhân đau lưng dưới, xung quanh tủy sống thu hẹp lại do tình trạng thoát vị đĩa đệm hay trật đĩa đệm. Hẹp đốt sống lưng khiến bệnh nhân than phiền về đau lưng dưới và đau dây thần kinh hông to trong suốt nhiều năm liền.
Cong vẹo cột sống
Khi cột sống cong theo một cách bất thường, các đốt sống trật ra khỏi vị trí ban đầu. Đây là nguyên nhân đau lưng dưới rất phổ biến ở người lớn tuổi.
Loãng xương
Phần xương sống của cột sống, trở nên xốp và giòn hơn, làm tăng khả năng gãy xương nén, gây ra tình trạng đau lưng dưới.
Sỏi thận
Một nguyên nhân đau lưng dưới thường gặp tuy nhiên lại không được nhiều người để ý đó là vấn đề về thận: sỏi thận ,nhiễm trùng thận hay tình trạng suy thận hoặc yếu thận có thể gây đau lưng. Ngoài ra, bệnh nhân còn hay đi tiểu đêm, lúc tiểu thấy triệu chứng buốt, tiểu rắt khó chịu.
Gãy cột sống, đốt sống
Tình trạng cột sống, cột sống bị gãy, vỡ, không còn khả năng chống đỡ, tổn thương rễ dây thần kinh tọa gây đau nhói phần lưng dưới liên tục, bệnh nhân không di chuyển được, có thể dẫn đến tình trạng liệt.
Một số nguyên nhân khác như: mang nặng, ngủ sai tư thế, mang thai,…
Khi mang thai, phần tử cung to ra để chứa thai nhi. Tuy nhiên, phần cột sống và xương chậu thì lại không thay đổi dẫn đến các vấn đề sai khớp nhẹ và chèn ép lên các dây thần kinh của cột sống. Sự tăng kích thước của thai nhi cung với bụng và ngực của người mẹ khiến trọng lượng cơ thể kéo xuống phần lưng dưới, phần hông và xương chậu lệch về phía trước. Do đó, dẫn đến sự tăng độ cong cột sống là nguyên nhân đau lưng dưới ở người phụ nữ mang thai.
Tuy bệnh đau lưng dưới rất phổ biến nhưng rất nhiều người do tính chất công việc bận rộn nên vẫn hay bỏ qua các nguyên nhân đau lưng dưới. Tuy nhiên, khi gặp phải một trong các nguyên nhân đau lưng dưới như trên bài viết, bạn hãy nhanh chóng đến trung tâm y tế để được các bác sĩ khám chữa bệnh.
Maple Healthcare là phòng khám trị liệu thần kinh cột sống toàn diện với đầy đủ máy móc và thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ các bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Là trung tâm chăm sóc sức khỏe cột sống hàng đầu Việt Nam mà không cần đến sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Maple có đầy đủ những phương pháp trị liệu như:
- Điều chỉnh một số vùng xương khớp nhất định.
- Các biện pháp vật lý trị liệu kết hợp nhằm gia tăng khả năng lành bệnh của mô mềm và kiểm soát cơn đau (sóng siêu âm, xung điện và liệu pháp kéo giãn giảm áp cột sống).
- Các bài tập giúp cải thiện tình trạng cân bằng và sự phối hợp của cơ bắp.
- Hướng dẫn bệnh nhân các tư thế ngồi làm việc và cách kiểm soát vận động đúng cách.
Hãy đến với Maple healthcare để đội ngũ bác sĩ có thể tư vấn hợp lý về tình trạng, nguyên nhân đau lưng dưới của bạn và đề ra lộ trình chữa trị kịp thời, không còn nỗi lo về căn bệnh này.
Bài viết liên quan:
- Những Lời Khuyên Giúp Làm Giảm Chứng Đau Lưng Dưới
- Bệnh đau lưng cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm
- Vì Sao Người Bệnh Đau Xương Khớp Thường Thấy Khó Chịu Hơn Khi Trời Lạnh?
- Các Bài Tập Điều Trị Đau Thắt Lưng Và Thoát Vị Đĩa Đệm
- Các vị trí đau lưng nguy hiểm thường gặp và cách điều trị hiệu quả
- Điều Trị Hiệu Quả Bệnh Cột Sống
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ