Uống thuốc giảm đau giãn cơ an toàn 

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Đau cơ là trường hợp mà nhiều người gặp phải, nhất là với những ai thường xuyên tập thể dục và các vận động viên. Thông thường, tình trạng này sẽ hết sau vài ngày nhưng cũng có người gặp các cơn đau dai dẳng dẫn đến phải uống thuốc giảm đau giãn cơ.

Nhưng sử dụng như thế nào và làm sao cho đúng thì chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người. 

Uống thuốc giảm đau giãn cơ an toàn

Khi nào cần dùng thuốc giảm đau giãn cơ? 

Đau cơ là hiện tượng co thắt cơ, các cơ đột nhiên căng cứng không thể kiểm soát, làm bạn bị mất nước và rối loạn cân bằng điện giải. Co thắt cơ thường diễn ra đột ngột nhưng lại đạu đớn, có trường hợp kéo dài. 

Vậy khi nào có thể sử dụng thuốc? 

Vậy khi nào có thể sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ? 

Tùy thuộc vào mức độ đau của bệnh nhân mà bác sĩ kê các loại thuốc giảm đau khác nhau. Theo đó, các loại thuốc giảm đau dành cho bị căng cơ chia làm 3 nhóm chính: paracetamol, các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) và các thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids). Các bác sĩ có thể kết hợp các thuốc giảm đau từ các nhóm khác nhau để tăng hiệu quả đồng thời giảm tác dụng phụ của từng loại thuốc. 

Phân loại thuốc giảm đau và giãn cơ 

Đây là hai loại riêng biệt, cần tìm hiểu kĩ càng để có cách sử dụng đúng. 

Các loại thuốc giảm đau bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau gây ngủ (có tác động lên hệ thần kinh trung ương): hay còn gọi là morphin, có đặc tính dễ gây nghiện và được quản lý việc dùng thuốc theo quy chế thuốc gây nghiện (hay còn gọi là thuốc kê đơn)
Phân loại thuốc giảm đau và giãn cơ 
  • Thuốc giảm đau ngoại biên (gồm thuốc hạ sốt – giảm đau – chống viêm): thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ và khu trú. Với các chứng đau do viêm (viêm khớp, viêm dây thần kinh, viêm quanh răng, viêm cơ) thì thuốc đặc biệt phát huy tác dụng tốt. Thuốc này không có tác dụng giảm đau nội tạng, không gây ngủ cũng như gây nghiện. Thuốc này là loại thuốc không kê đơn. 
Phân loại thuốc giảm đau và giãn cơ - 2

Một số trường hợp cần thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau như trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi. Những đối tượng này cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Các loại thuốc giãn cơ bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau giãn cơ trơn: nhóm thuốc này có tác động lên cơ trơn (gồm ống tiêu hóa: thực quản, dạ dày, ruột; phế quản tiểu phế quản, bàng quang, niệu quản, tử cung, thành mạch máu, cơ mống mắt, cơ mi, cơ dựng lông, các ống dẫn của các tuyến). Tác dụng của thuốc chính là làm giãn cơ trên, giúp giảm cường độ và nhịp độ co bóp của cơ trơn, từ đó giúp xoa dịu những cơn đau. Thuốc giảm đau giãn cơ trơn thường được sử dụng trong điều trị những cơn đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật, tiết niệu và bộ phận sinh dục. 
Phân loại thuốc giảm đau và giãn cơ - 3
  • Thuốc tiêm giảm đau giãn cơ: đây là thuốc thuộc nhóm giãn cơ vân, đây là cơ mà chúng ta có thể điều khiển được theo ý thức, có thể là cơ dọc hoặc cơ ngang và phân bổ xung quanh cơ thể. Về thuốc tiêm, đây là loại Tolperisone, thuốc tiêm 1ml – 100mg, dạng viên bao 50mg, 100mg là thuốc giãn cơ vân có tác dụng trung ương và tác động phức tạp. Thuốc tiêm giảm đau giãn cơ được chỉ định trong khi tăng trương lực cơ, co thắt cơ ở hội chứng đau đầu, bệnh khớp lớn, viêm não tủy và phục hồi chức năng các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình,… 
Phân loại thuốc giảm đau và giãn cơ - 4

Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: gây hạ huyết áp, nhược cơ, buồn nôn,..Khi giảm liều, các triệu chứng này sẽ dần thưa thớt hơn.  

Nên sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ như thế nào?

Như đã đề cập bên trên, có các loại thuốc giảm đau và giãn cơ riêng biệt. Thuốc được dùng để giảm đau, giãn cơ khi luyện tập thể thao bao gồm các nhóm thuốc giảm đau ngoại biên và thuốc giãn cơ vân. Tùy theo tình trạng và cơ địa của người sử dụng mà các bác sĩ sẽ phân bổ thích hợp:  

  • Thuốc giảm đau nên dùng khi luyện tập thể dục thể thao là: paracetamol (10-15mg/kg cân nặng của bệnh nhân), Efferalgan hoặc các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid như: Meloxicam, Celecoxib, Diclofenac, Aspirin,…
Nên sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ như thế nào?
  • Thuốc giãn cơ được sử dụng khi xuất hiện tình trạng co cơ, căng cơ gây đau: dùng thuốc giãn cơ vân như Decontractyl (Mephenesin)…

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, người bệnh cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đi khám để được kê đơn an toàn và hiệu quả. 

Thuốc giãn cơ được sử dụng khi xuất hiện tình trạng co cơ, căng cơ gây đau

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm đau giãn cơ dưới đây: 

  • Duỗi cơ và massage nhẹ nhàng cơ thể: duỗi các phần cơ bị co thắt, đồng thời tìm đến các phòng khám uy tín, có thể kể đến như Maple với dịch vụ massage thể thao giúp các bó cơ được thư giãn, máu được lưu thông và cơ thể sớm phục hồi. 
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: để giảm các cơn đau, bạn có thể dùng khăn ấm hoặc cao dán ở các vị trí có thắt, tắm nước nóng để giãn cơ tốt hơn. Ngoài ra, việc chườm đá ở những cơ bị đau cũng giúp tình trạng đau thắt cơ thuyên giảm hơn. 
Uống thuốc giảm đau giãn cơ an toàn

Giảm đau giãn cơ có thể dùng trị liệu hoặc thuốc nhưng sau cùng đều cần hướng dẫn của bác sĩ. Việc luyện tập thể dục thể thao rất quan trọng nên bạn cần cân bằng giữa tập luyện và điều chỉnh để hạn chế co cơ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Quang Đăng lựa chọn Maple Healthcare để trị liệu cột sống
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Niềng răng free Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner promotion 8/3
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ