Bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng chín 23, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Những người thường sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có nguy cơ mắc cao hơn. Đặc biệt, bệnh để lâu không điều trị có thể gặp biến chứng.
Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách phòng tránh bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết để có cái nhìn cụ thể.
Viêm tuyến nước bọt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Đây là tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây bệnh hoạt động. Khi bị viêm, người bệnh thường bị sưng, đau, nóng rát ở vùng mang tai hoặc dưới hàm. Bệnh tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng.
Tình trạng nhiễm khuẩn ở tuyến nước bọt gây ra do nhiều lý do. Nhiều người thường nhầm lẫn hiện tượng này với bệnh quai bị bởi có những biểu hiện khá giống nhau. Tuy nhiên, bệnh khi không điều trị đúng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.
3 vị trí thường bị nhiễm trùng tuyến nước bọt gồm:
- Viêm tuyến nước bọt mang tai: Người bệnh bị viêm khiến hai bên má trước tay bị sưng đau.
- Viêm tuyến nước bọt dưới hàm: Các tuyến nước bọt dưới hàm bị viêm gây khó chịu, ăn uống không thoải mái.
- Viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi: Tình trạng viêm xảy ra ở hai bên lưỡi, trong khoang miệng.
Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị viêm tuyến nước bọt
Một số biểu hiện cho thấy bạn đang gặp bệnh lý này gồm:
- 2 bên mang tai hoặc 1 bên mang tai có thể bị sưng đau đặc biệt khi ăn uống. Thời gian đầu, những biểu hiện có thể giống quai bị nên nhiều người nhầm lẫn.
- Thời gian sau, người bệnh sẽ cảm thấy người mệt mỏi, có những cơn sốt nhẹ hoặc ớn lạnh.
- Miệng có mùi hôi khó chịu, đau hoặc rất khó để mở miệng khi ăn uống.
- Miệng cảm thấy khô, rát như bị thiếu nước.
- Có xuất hiện mủ ở trong miệng, có những nốt sưng đỏ như mụn.
- Đau mặt, phần cổ và hai bên mặt sưng đỏ lên.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này
- Bị viêm do virus gây ra là chủ yếu. Khi người bệnh mắc các loại virus của bệnh quai bị, cúm A, HIV,… ngoài ra, các loại vi khuẩn hoặc nấm cũng có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm ở tuyến nước bọt.
- Do bị nhiễm trùng tuyến nước bọt: Bởi lượng nước bọt suy giảm hoặc bị tắc nghẽn tuyến nước bọt nên các loại vi trùng dễ dàng xâm nhập. Tình trạng tắc nghẽn có thể xảy ra do những yếu tố khác như: ống nước bọt bị gấp khúc, có khối u, tuyến nước bọt có hình dạng bất thường, bị sỏi ở tuyến nước bọt.
- Do tuổi tác: Những người từ độ tuổi trên 50 thường gặp tình trạng giảm lượng nước bọt.
- Do điều trị các bệnh lý phải phẫu thuật ở vùng mặt, miệng. Người bệnh phải trị xạ ở vùng mặt, cổ với các bệnh lý như tuyến giáp, vòm họng.
- Người bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu, rối loạn ăn uống.
- Người sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý như tâm thần, trầm cảm, đái tháo đường, suy thận.
Cách điều trị bệnh lý tại nhà
Với tình trạng nhiễm trùng nhẹ tuyến nước bọt, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng những cách sau:
- Uống nhiều nước hơn bình thường, nên dùng nước ấm.
- Nhai kẹo cao su để tăng lưu lượng nước bọt.
- Xoa bóp các tuyến nước bọt quanh mặt nhẹ nhàng.
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng nước súc miệng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa.
- Không dùng đồ uống có cồn hoặc axit.
- Chườm ấm xung quanh khoang miệng.
Phòng ngừa tình trạng này như thế nào?
Bạn có thể phòng ngừa tình trạng bằng các cách:
- Giữ gìn vệ sinh khoang miệng đúng cách, chải răng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
- Tập luyện thể thao và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày để tăng sức khỏe.
- Có thể nhai kẹo để kích thích nước bọt.
- Nói không với các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia rượu.
- Hạn chế tiếp xúc với các nguồn bức xạ từ công ty điện tử, nhà máy, xí nghiệp.
- Người trị xạ ở vùng cổ và mặt cần uống nhiều nước hơn bình thường, theo dõi sức khỏe của tụi nước bọt.
- Có thể tăng cường sức đề kháng bằng các loại thực phẩm chức năng.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày với người lớn, người tập luyện thể thao hoặc làm việc nặng cần uống nhiều hơn.
Điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý viêm tuyến nước bọt
Điều trị bệnh dứt điểm, tránh biến chứng rất quan trọng. Việc giảm đau, chống nhiễm trùng, kháng viêm là vô cùng cần thiết để điều trị bệnh.
- Có thể dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng tuyến nước bọt do vi khuẩn. Bạn cần uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không chữa nửa chừng bởi không dứt điểm bệnh sẽ có thể tái lại.
- Sử dụng các loại thuốc kháng virus nếu bị viêm nhiễm từ nước bọt do virus.
- Khi người bệnh bị áp xe, bị mủ ở vùng tuyến nước bọt cần mổ để điều trị mủ.
- Với những người bệnh bị gấp khúc tuyến nước bọt phải phẫu thuật để chữa hoặc loại bỏ các đường gấp khúc.
Tình trạng viêm tuyến nước bọt được xem là bệnh lý về tai mũi họng mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Khi phát hiện tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y khoa để thăm khám và điều trị. Bệnh lý được điều trị sớm sẽ có khả năng khỏi bệnh và không tái phát cao. Chúc bạn có sức khỏe dồi dào và đầy năng lượng.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ