Giãn dây chằng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng sáu 16, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Giãn dây chằng là chấn thương nhiều người gặp phải trong quá trình vận động và làm việc hằng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này gây nên nhiều hậu quả lớn như đứt dây chằng.
Vậy dây chằng bị tổn thương có triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
Tìm hiểu giãn dây chằng là gì?
Dây chằng là một dải tập hợp các sợi collagen liên kết với nhau và có tính đàn hồi rất tốt. Nhiệm vụ của dây chằng là kết nối các khớp xương trên cơ thể người, cố định và bảo vệ các đầu khớp.
Có hàng trăm dây chằng phân bố trên khắp cơ thể người, tại các vùng khớp vai, gáy, đầu gối, lưng, cổ tay,…Các dây chằng đều dễ bị tổn thương trong quá trình vận động, trong đó giãn dây chằng là tổn thương phổ biến nhất.
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị kéo giãn quá mức nhưng chưa đứt gây nên những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh bị giãn dây chằng ở khớp gối, lưng, cổ tay,… sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày, vận động thể thao bị hạn chế.
Những trường hợp giãn dây chằng hay gặp phải
Tổn thương dây chằng có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, trong đó phổ biến nhất ở các khớp lưng, bả vai và khớp gối.
Giãn dây chằng đầu gối
Đầu gối là một trong những khớp lớn của cơ thể, được giữ vững và bảo vệ nhờ hệ thống dây chằng, sụn chêm, bao khớp cùng các khối cơ bao bọc quanh đó.
Tại khớp gối, hệ thống dây chằng được chia thành dây chằng chéo trước, dây chằng hai bên và dây chằng chéo sau. Các dây chằng có nhiệm vụ giữ cho xương chày không bị trượt ra so với xương đùi trong quá trình vận động.
Giãn dây chằng gối là trường hợp rất phổ biến trong tổn thương dây chằng. Các chấn thương thể thao, tai nạn sinh hoạt, lao động đều có thể dẫn tới giãn dây chằng khớp gối.
Giãn dây chằng ở bả vai
Những vận động viên, người phải khuân vác nặng liên tục trong thời gian dài thường bị giãn dây chằng bả vai. Lúc này, các khớp vai bị quá tải, dây chằng bị kéo căng quá mức dẫn tới tình trạng đau nhức gây khó khăn khi làm việc.
Giãn dây chằng lưng
Dây chằng lưng bao quanh các đốt sống lưng có nhiệm vụ bảo vệ và cố định đầu khớp. Dây chằng lưng dễ bị giãn trong quá trình vận động, sinh hoạt hằng ngày.
Giãn dây chằng lưng được chia thành ba mức độ:
- Mức tổn thương nhẹ: Bệnh nhân cảm thấy đau nhẹ tại vùng tổn thương khi hoạt động. Sau từ 3 – 5 ngày thì dây chằng tự phục hồi, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường.
- Mức tổn thương trung bình: Dây chằng có thể bị rách 1 phần nhỏ và có hiện tượng chảy máu sưng đau. Lúc này, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi vận động bộ phận có dây chằng bị tổn thương.
- Mức tổn thương nặng: Người bị giãn dây chằng lưng ở mức này phải chịu những cơn đau dữ dội và gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Lúc này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến dây chằng bị tổn thương, trong đó phổ biến nhất là do quá trình vận động quá sức, sai tư thế. Ngoài ra, tuổi tác cao cũng dẫn tới tổn thương dây chằng.
Sai tư thế trong vận động
Nhiều người trong quá trình luyện tập thể thao, làm việc nặng không chú ý tới tư thế khiến dây chằng bị tổn thương. Việc sai tư thế khiến dây chằng bị kéo giãn hơn mức bình thường, thậm chí nặng hơn là đứt dây chằng.
Do đó, trong quá trình làm việc hay luyện tập thể thao, bạn cần chú ý tư thế để bảo vệ dây chằng và các khớp xương.
Làm việc quá sức
Làm việc nặng nhọc, quá sức trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ, dây chằng và khớp xương.
Việc bê vác đồ nặng đòi hỏi nhiều sức lực từ cơ bắp khiến dây chằng liên tục bị kéo căng. Nếu bạn liên tục làm việc quá sức, dây chằng sẽ bị tổn thương gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hiệu quả công việc.
Chấn thương dẫn tới giãn dây chằng
Tai nạn giao thông, té ngã hay bất kỳ chấn thương nào khác đều có thể khiến dây chằng và các cơ xương bị ảnh hưởng. Lúc này, bệnh nhân rất khó để duỗi, gấp hay xoay các khớp, cảm giác đau nhức kéo dài phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng.
Giãn dây chằng do tuổi tác
Tuổi tác cũng là một trong số các nguyên nhân khiến dây chằng dễ bị tác động. Dây chằng được cấu tạo từ các mô sợi với thành phần chính là collagen. Theo thời gian, lượng collagen trong cơ thể sụt giảm khiến dây chằng bị thoái hóa, giảm sự đàn hồi. Vì vậy, người già dễ bị giãn dây chằng trong quá trình vận động.
Những triệu chứng của giãn dây chằng
Triệu chứng của giãn dây chằng tại các khớp khá giống nhau và rất dễ nhận biết. Do đó, bạn nên chú ý tới những khác thường của cơ thể để nhanh chóng khắc phục và điều trị khi dây chằng bị tổn thương.
Cách nhận biết giãn dây chằng đầu gối
Để có thể nhận định đúng dây chằng bị tổn thương ở đầu gối, bạn cần chú ý đến các triệu chứng tại khu vực này, cụ thể:
- Khớp gối có tiền sử chấn thương trong quá trình luyện tập thể thao hoặc làm việc.
- Đầu gối đau nhức với nhiều mức độ, có thể nghe thấy tiếng khác thường trong khi di chuyển.
- Bệnh nhân cảm thấy khớp gối lỏng lẻo, không được vững chắc khiến việc đi lại khó khăn và dễ bị ngã.
Triệu chứng của giãn dây chằng lưng
Những người có dây chằng lưng bị giãn thường có những triệu chứng như:
- Vùng lưng đau âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian dài, đặc biệt khi cúi người hay mang vác đồ.
- Các khớp lưng sưng đỏ và nóng, căng cứng vào buổi sáng.
- Khi thời tiết thay đổi, trở lạnh dễ bị tê nhức khó chịu.
- Đường cong cột sống bị ảnh hưởng, người bệnh rất khó để đi thẳng.
Phương pháp điều trị giãn dây chằng hiệu quả
Dây chằng bị giãn nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng trong điều trị giãn dây chằng.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Ngay sau khi dây chằng bị kéo dãn quá mức, bệnh nhân cần phải cố định khớp bằng nẹp. Sau đó, người bệnh phải hạn chế mọi vận động mạnh, nằm nghỉ ngơi và đảm bảo không tác động đến khu vực khớp bị ảnh hưởng.
Sau khi các cơn đau đã giảm bớt, người bị giãn dây chằng có thể vận động nhẹ nhàng để máu được tuần hoàn. Bệnh nhân có thể kết hợp với xoa bóp theo hướng dẫn của bác sĩ giúp dây chằng nhanh chóng phục hồi.
Chườm lạnh giảm đau nhức
Trong thời gian nghỉ ngơi, bệnh nhân có thể chườm lạnh giúp giảm đau hiệu quả. Chườm lạnh chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ đầu, vì vậy nên được thực hiện càng sớm càng tốt.
Người bệnh tuyệt đối không được chườm nóng tại khớp tổn thương, cách làm này khiến vùng khớp sưng to và đau nhức hơn.
Tập yoga – Phục hồi tổn thương
Các bài tập yoga giúp tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho xương, dây chằng và cơ bắp. Người tập yoga thường có cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và ít mắc các bệnh về xương khớp. Đồng thời, tập yoga còn giúp phục hồi dây chằng bị tổn thương. Đối với những người mới tập yoga thì nên đến các phòng tập có huấn luyện viên để được hướng dẫn chính xác, hiệu quả.
Sử dụng thuốc điều trị giãn dây chằng
Những trường hợp dây chằng bị kéo giãn mức độ nặng gây nên những cơn đau dữ dội trong thời gian dài thì cần phải sử dụng thuốc điều trị. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị tại cơ sở y tế chất lượng
Nếu những triệu chứng đau nhức không thuyên giảm sau khi dùng thuốc điều trị, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chất lượng.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nhiều người bệnh còn quan tâm đến các phương pháp vật lý trị liệu. Những phương pháp này không chỉ giúp phục hồi dây chằng hiệu quả mà còn an toàn với sức khỏe, tránh được hiện tượng nhờn thuốc. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế hay phòng khám nào cũng điều trị bằng cách này.
Maple Healthcare là một trong những phòng khám uy tín điều trị giãn dây chằng bằng vật lý trị liệu. Tại đây, các bác sĩ áp dụng phương pháp trị liệu chuyên sâu MRT (Myofascial Release Therapy) – phương pháp trị liệu giúp giải phóng các cơ và phục hồi dây chằng.
Sau lần trị liệu đầu tiên, bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự thoải mái tại vùng dây chằng tổn thương, cảm giác đau nhức giảm rõ rệt. Sau 1 liệu trình điều trị, tình trạng giãn dây chằng được cải thiện hoàn toàn, các cơ xung quanh linh hoạt hơn.
Lời kết
Vừa rồi là những thông tin về giãn dây chằng được Maple Healthcare chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu về tổn thương giãn dây chằng thường gặp cũng như có được cách điều trị phù hợp.
Nếu có thắc mắc về các phương pháp trị liệu tại Maple Healthcare, các bạn vui lòng liên hệ với phòng khám để được các chuyên gia tư vấn.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ