Bệnh xơ cứng bì có nguy hiểm không?
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng 10 27, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Xơ cứng bì được biết đến là bệnh tự miễn ảnh hưởng đến da và các cơ quan khác của cơ thể. Bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Cùng Maple tìm hiểu về bệnh này, mức độ nguy hiểm cũng như cách chữa trị nhé.
Bệnh xơ cứng bì là gì?
Đây là một bệnh mạn tính làm cho da trở nên dày và cứng, tích tụ mô sẹo và các tổn thương kèm theo tại các cơ quan nội tạng như tim và mạch máu, phổi, dạ dày và thận. Ảnh hưởng của bệnh xơ cứng bì rất khác nhau, có thể đi từ mức độ nhẹ cho đến đe dọa tính mạng, tùy vào mức độ lan rộng của bệnh và bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng.
Hiện nay, có hai dạng xơ cứng bì chính, gồm:
Xơ cứng bì tại chỗ:
Dạng này thường gây ảnh hưởng đến da mặc dù cũng có thể lan đến các cơ, khớp và xương. Điểm khác biệt là xơ cứng bì khu trú tại chỗ không làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Các triệu chứng của xơ cứng bì tại chỗ là các mảng đổi màu trên da, tạo thành các vết dải da dày, cứng trên cánh tay và chân hay đôi khi xảy ra trên mặt và trán.Các triệu chứng này thậm chí có thể tự biến mất mà không cần can thiệp chữa trị quá sâu.
Xơ cứng bì hệ thống:
Đây là dạng bệnh nghiêm trọng nhất, có thể ảnh hưởng đến không chỉ là da, cơ, khớp, mạch máu mà cả các nội tạng như phổi, thận, tim và các cơ quan khác.
Nguyên nhân gây nên bệnh xơ cứng bì
Cho đến nay, nguyên nhân của xơ cứng bì vẫn chưa được các bác sĩ định hình rõ ràng. Vì đây là một loại bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch – vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng nhưng giờ lại làm tổn thương da, cơ thể. Ngoài ra, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện bệnh. Chính vì vậy, những người trong gia đình đã có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao hơn. Nếu có thể định hình nguyên nhân thì đó là sự kết hợp của:
- Có sự bất thường trong hệ miễn dịch: Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ kích thích hoạt động của các tế bào xơ non dẫn đến sản xuất quá mức chất tạo keo. Các chất này sẽ lắng đọng xung quanh các tế bào, mạch máu, nội tạng, dẫn tới tình trạng tổn thương, xơ hóa tại khu vực lắng đọng.
- Có cấu trúc gen bất thường: Cấu trúc bất thường của một số gen sẽ dẫn tới sự phát sinh và tiến triển bệnh xơ cứng bì.
- Các kích thích trong môi trường: Việc thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường như các loại siêu vi trùng, các chất hóa học, các loại dung môi hữu cơ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Yếu tố nội tiết: Bệnh thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi 30 – 35, tỷ lệ cao hơn nam giới tới 7 – 12 lần. Vì thế, hormone sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen cũng có thể là yếu tố dẫn tới hình thành bệnh xơ cứng bì.
- Có các tự kháng thể: Các tự kháng thể thường gặp trong bệnh xơ cứng bì là kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng Scl-70, kháng thể kháng centromere.
Bệnh xơ cứng bì có các triệu chứng gì?
Người bệnh xơ cứng bì thường có các dấu hiệu sau đây:
- Da trơn bóng do các mô dày và cứng gây ra, thường xuất hiện ở mặt và tay.
Ngón tay, ngón chân bị lạnh và bị chuyển sang màu đỏ, trắng hay xanh hay còn gọi là hiện tượng Raynaud.
- Bị đau và lở loét đầu ngón tay.
- Xuất hiện các đốm đỏ nhỏ trên mặt và ngực do bị giãn mao mạch.
- Sưng, đau ngón tay và ngón chân và đau khớp.
- Bị yếu cơ
- Mặt và miệng bị khô ( còn gọi là hội chứng Sjogren).
- Khó thở.
- Tiêu chảy.
- Ợ nóng.
- Tụt cân không kiểm soát
Bệnh xơ cứng bì có chữa được không?
Vì nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh chưa được làm rõ nên các phương pháp điều trị bệnh còn khá hạn chế. Hiện tại, các phương pháp đều có mục đích làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Cùng với đó, việc theo dõi và đánh giá điều trị còn giúp phát hiện sớm các biến chứng liên quan, kịp thời can thiệp. Nhờ vậy mà người bệnh vẫn duy trì được cuộc sống khỏe mạnh.
Hiện nay có các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Thuốc cải thiện lưu thông tuần hoàn máu
- Thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và làm chậm sự tiến triển tổn thương tế bào
- Steroid để làm giảm phản ứng viêm trên da, khớp và cơ
- Kem bôi dưỡng ẩm cho vùng da bị tổn thương, giúp duy trì tính đàn hồi và toàn vẹn của da, giảm ngứa
- Các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng khác như giảm đau, giảm chứng ợ nóng và hạ huyết áp
Bên cạnh đó, người bệnh xơ cứng bì có thể tập vật lý trị liệu thường xuyên, nhất là các bài tập kéo giãn giúp cho cơ bắp thêm dẻo dai, da luôn đàn hồi và tránh tình trạng co rút. Quan trọng hơn hết là người bệnh cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ngừng hút thuốc để kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Tuy vẫn chưa có phương pháp đặc trị cho bệnh xơ cứng bì nhưng 1 số hoạt động sinh hoạt, tập vật lý trị liệu sẽ đem đến những kết quả khả quan cho người bệnh.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ