Bị đau cổ tay - Điều trị như thế nào hiệu quả, an toàn?
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng bảy 23, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Bị đau cổ tay - Điều trị như thế nào hiệu quả, an toàn?
Đau cổ tay là tình trạng thường gặp của nhân viên văn phòng, sau một thời gian dài hoạt động liên tục nên các khớp bàn tay bị tổn thương. Bệnh này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, làm giảm năng suất làm việc nên cần được điều trị sớm. Có nhiều phương pháp điều trị tại nhà và phòng khám mà bạn cần tìm hiểu chi tiết.
Đau cổ tay là gì?
Đau cổ tay là tình trạng đau nhức do tổn thương sụn, xương dưới sụn hay các phần mềm quanh khớp được biết đến như dây chằng, bao gân, gân cơ, màng bao hoạt dịch,...Từ những thương tổn này, các mô mềm xung quanh sẽ bị viêm và dẫn tới triệu chứng đau nhức, ê mỏi, tê cứng hoặc sưng nóng ở cổ tay. Đau cổ tay có thể là đau cổ tay trái, đau cổ tay phải hoặc cả hai.
Bệnh này còn được gọi là bệnh viêm khớp cổ tay, có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là nhân viên văn phòng, vận động viên cầu lông.
Biểu hiện của đau cổ tay thường sẽ khiến bạn đau nhưng rát, tê, ngứa và thường có cảm giác yếu vào ban đêm. Nhưng biểu hiện rõ ràng nhất là đau dữ dội, đau buốt ở vùng cổ tay. Cơn đau sẽ lan ra bàn tay làm tê cứng, khó sinh hoạt.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người gặp tình trạng này đều có biểu hiện như nhau. Đau cổ tay phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ, thời gian và các bệnh lý nền khác. Một triệu chứng đặc biệt khác có thể là khó chịu, biếng ăn.
Nguyên nhân nào gây đau cổ tay?
Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ tay, một trong số đó là:
- Chấn thương cổ tay hoặc chống tay khi đổi tư thế đột ngột: Khi té ngã, nhiều người thường theo quán tính chống tay để đỡ lấy cơ thể. Nếu phản ứng nhanh và đột ngột có thể gây ra áp lực cho cánh tay hoặc cổ tay và gây ra các cơn đau, trật khớp, tệ hơn là gãy tay. Tình trạng viêm khớp cổ tay có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc vài ngày sau chấn thương.
- Vận động viên hoạt động cổ tay quá tải, tập luyện thể thao với cường độ cao, tập nhiều động tác mới và khó gây ra sai tư thế, chấn thương cổ tay.
- Các bệnh lý liên quan đến xương khớp: thoái hóa khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,...
- Viêm gân: đây là nguyên nhân cho các cơn đau cổ tay của dân văn phòng, vận động viên quần vợt, cầu lông,...Cần điều trị sớm để không bị cứng khớp.
- Hội chứng ống cổ tay: đây là bệnh do dây thần kinh giữa bị chèn ép và gây ra các cơn đau ở cổ tay.
- U nang bao hoạt dịch: Tại vị trí cổ tay có thể xuất hiện nhiều khối u nang bao hoạt dịch gây đau cổ tay
- Gãy xương cũng là nguyên nhân gây đau cổ tay.
Những đối tượng nào dễ bị đau cổ tay?
- Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc. Đặc biệt, đau cổ tay sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Lý do chính là do nội tiết tố nữ progesterone, estrogen, testosterone bị giảm đi trong quá trình mang thai và cho con bú. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của hệ xương khớp.
- Người cao tuổi: với những người lớn tuổi, tỷ lệ phụ nữ mắc cao hơn nam và thường bị sớm hơn nam. Trong giai đoạn từ 20-40 tuổi là thời điểm phụ nữ dễ bị đau cổ tay nhất.
- Vận động viên: có thể dễ hiểu rằng vận động viên thường xuyên luyện tập thể thao, nhất là các bộ môn sử dụng tay khá nhiều như cầu lông, bóng rổ, tennis, bóng bàn đều nằm trong nhóm đối tượng đau khớp cổ tay.
Điều trị đau cổ tay tại nhà
Hiện nay có nhiều cách chữa đau cổ tay từ tại nhà đến các phương pháp vật lý trị liệu. Một số bài tập chữa đau cổ tay bạn có thể xem tiếp ở bên dưới.
- Giữ cổ tay thẳng, nắm các ngón tay lại, để ngón cái nằm trong 4 ngón tay còn lại. Sau đó bạn gập cổ tay vào bên trong hết sức có thể, giữ trong 2 giây và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại tư thế gập cổ tay nhưng uốn ra ngoài thật mạnh, giữ trong 2 giây và đưa về vị trí cũ.
- Chọn một mặt phẳng và đặt toàn bộ bàn tay lên, duỗi thẳng bàn tay và các ngón tay. Uốn cong cổ tay về bên trái càng nhiều càng tốt, giữ trong 2 giây và trở về vị trí cũ. Làm tương tự với bên phải.
- Đặt cánh tay và bàn tay lên mặt phẳng, duỗi thẳng, sau đó úp và ngửa lòng bàn tay liên tục.
- Có thể đứng hoặc ngồi, đặt hai tay trước ngực, tạo hình chắp vào nhau sao cho từ ngón tay đến khuỷu tay sát vào nhau. Giữ hai lòng bàn tay áp sát nhau, sau đó từ từ hạ xuống hông, cùng lúc cánh tay và khuỷu tay xoè ra. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, nâng tay lên đầu và lặp lại 3-4 lần.
- Bạn ngồi và đặt hai bàn tay lên đùi, lòng bàn tay hướng lên trần nhà. Khép nhẹ các ngón tay và giữ chặt tay lại. Giữ cẳng tay lên trên chân, nâng nắm tay lên và đưa về phía cơ thể, uốn cong cổ tay. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây và hạ nắm tay xuống đùi. Tiếp tục lặp lại ít nhất 10 lần.
Điều trị đau cổ tay bằng vật lý trị liệu cũng là một phương pháp hiệu quả cần cân nhắc. Các kỹ thuật vật lý trị liệu cùng với thuốc giảm đau sẽ giúp kiểm soát các cơn đau nhức, phục hồi chức năng khớp tay và giảm thoái hóa các mô sụn.
Các chuyên viên và bác sĩ tại các phòng khám sẽ căn cứ vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân mà đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. Đây cũng là cách làm việc của phòng khám Maple - uy tín về các dịch vụ phục hồi chức năng, cam kết loại bỏ các cơn đau nhức, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh, cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, phục hồi chức năng tại phòng khám còn có thể làm chậm quá trình lão hóa và tiến triển của bệnh xương khớp mãn tính.
Hướng dẫn phòng tránh bị đau cổ tay
Để giảm thiểu tình trạng đau cổ tay, đau cổ tay phải, đau cổ tay trái hoặc đau cổ tay sau sinh, người bệnh cần tiết chế các thói quen xấu, tuân thủ lối sống khoa học và thực hiện theo một số cách gợi ý dưới đây:
- Tập luyện thể thao với các môn có cường độ nhẹ
- Tập thói quen nghỉ từ 5-10 phút sau những giờ đánh máy, viết chữ, may vá
- Bỏ uống rượu bia, hút thuốc lá. Trong bữa ăn hàng ngày cần điều chỉnh lượng đạm phù hợp.
- Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Thận trọng khi tham gia giao thông, chơi thể thao hay sinh hoạt thường ngày để giảm nguy cơ chấn thương nhất có thể
- Hạn chế mang vật nặng và nếu cần di chuyển đồ cồng kềnh nên dùng đến các dụng cụ hỗ trợ
- Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều omega 3 và vitamin D như cá ngừ, cá hồi, cá cơm,...
- Nếu có người bệnh ở nhà cần theo dõi và giúp người bệnh tập luyện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đau cổ tay tuy không quá nguy hiểm nhưng lại rất gây bất tiện cho đời sống và đôi tay vốn dĩ cần được bảo vệ kỹ càng nhất. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu bất thường về cổ tay, bàn tay hoặc các bộ phận khác, bạn nên đến bác sĩ và các phòng khám uy tín ngay.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ