Bị tổn thương dây thần kinh có nghiêm trọng không?
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng chín 22, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
B
Hệ thống thần kinh là trung tâm của cơ thể, tham gia vào tất cả các hoạt động của cơ thể. Vì vậy khi bị đau và tổn thương dây thần kinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Như vậy mức độ nghiêm trọng khi bị tổn thương thần kinh đến thế nào và dấu hiệu nhận biết ra sao?
Cơ thể có các loại dây thần kinh nào?
Trong cơ thể có 3 loại dây thần kinh: thần kinh tự chủ, có chức năng kiểm soát các hành động không tự nguyện hoặc một phần tự nguyện của cơ thể bao gồm nhịp tim, tiêu hóa, huyết áp và điều chỉnh nhiệt độ. Thứ hai là dây thần kinh vận động, giúp kiểm soát các chuyển động và hành động bằng cách truyền thông tin từ não và tủy sống đến các cơ. Dây thần kinh thứ ba là dây cảm giác, đảm nhiệm vai trò chuyển thông tin từ da và cơ trở lại tủy sống và não.
Những dấu hiệu tổn thương dây thần kinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn ảnh hưởng đến dây thần kinh nhưng trước khi tìm hiểu, chúng ta nên nhận biết những dấu hiệu có thể dẫn đến bệnh nguy hiểm này.
- Tê bì tay chân, có cảm giác bị kiến bò, cảm thấy nóng rát
Tê bì có thể xảy ra ở bàn tay, bàn chân và dần dần lan lên cánh tay, cánh chân. Các dây thần kinh bị chèn ép trong khi ngủ là khá phổ biến.
- Gặp khó khăn hoặc không thể cử động một phần cơ thể
Khi dây thần kinh bị tổn thương, bạn có thể bị liệt đến một phần cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ đột quỵ nên bạn cần đi khám sớm nhất có thể.
- Bị đau lan dọc một bên chân
Nếu bạn có cảm giác nóng rát, đau nhói liên tục hoặc giống như bị kiến bò từ thắt lưng đến dưới chân thì rất có thể là đau thần kinh tọa. Điều này cũng có nghĩa là dây thần kinh hông đang bị chèn ép và có thể do trật, thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống.
- Không còn linh hoạt trong các hoạt động bình thường
Nếu bạn đột nhiên bị vấp, ngã và trở nên vụng về hơn so với bình thường thì đây có thể là do các dây thần kinh lớn ảnh hưởng đến cảm giác về tổn thương dẫn đến thiếu phối hợp và mất thăng bằng. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson.
- Đi vệ sinh nhiều hơn
Khi bị tổn thương có thể dẫn tới truyền tín hiệu sai tới bàng quang, vì vậy bạn sẽ thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu.
- Đau đầu thoáng qua như bị điện giật
Đây có thể là dấu hiệu của đau thần kinh chẩm, khi dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép. Với dấu hiệu tổn thương dây thần kinh này, bạn có thể cần tiêm để phong bế tạm thời dây thần kinh truyền tín hiệu đau.
- Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít
Đây có thể là tín hiệu các dây thần kinh truyền tín hiệu từ não đến các tuyến mồ hôi bị tổn thương.
- Bị thương vì không cảm nhận được những bất thường
Dây thần kinh cảm giác có nhiệm vụ thông báo cho não nhận biết bề mặt có nguy hiểm và nếu chúng ta không có hoạt động phòng tránh thích hợp, chúng ta sẽ bị thương. Nếu bạn bị bỏng, trầy xước vì không nhận biết mình đang chạm vào vật gì đó nóng hoặc nhọn thì bạn cần nên gặp bác sĩ gấp.
Nguyên nhân nào dẫn đến tổn thương dây thần kinh?
Theo nghiên cứu từ các bác sĩ, có hơn 100 loại tổn thương dây thần kinh khác nhau. Các loại khác nhau có thể có triệu chứng và các cách điều trị khác nhau. Ước tính cũng cho thấy có đến 20% người Mỹ bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên và ngày càng trở nên phổ biến, với những người có tuổi tác càng cao. Bên cạnh đó, có tới 70% người bị bệnh tiểu đường cũng có triệu chứng tổn thương hệ thần kinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau dây thần kinh và tổn thương hệ thần kinh:
- Ung thư: nguyên nhân này có thể làm tổn thương dây thần kinh theo nhiều cách. Trong một số trường hợp, khối ung thư có thể đẩy lùi hoặc đè bẹp dây thần kinh. Ngoài ra, bệnh ung thư có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh. Các phương pháp như hóa trị hay xạ trị cũng làm tổn thương dây thần kinh.
- Bệnh tự miễn: một số các bệnh tự miễn khác nhau có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau. Chứng thường gặp là đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barré (một tình trạng hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên), lupus, viêm ruột, nhược cơ.
- Bệnh tiểu đường: bệnh càng nặng thì mức độ tổn thương dây thần kinh càng cao. Bệnh thần kinh tiểu đường là loại biến chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh. Các dây thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng nhiều nhất gây nên cảm giác nóng rát và tê liệt.
- Chèn ép hoặc chấn thương: Bất cứ điều gì dẫn đến chấn thương hoặc chèn ép dây thần kinh đều có thể gây tổn thương. Thông thường là dây thần kinh bị chèn ép, chấn thương va đập hoặc hội chứng ống cổ tay.
- Tác dụng phụ của thuốc và các chất độc hại: Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh như HIV, thuốc dùng trong quá trình hóa trị ung thư hoặc các chất độc vô tình ăn phải như chì, thủy ngân, asen,…cũng có thể gây tổn thương thần kinh.
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng: khi bạn không ăn uống đầy đủ dẫn đến thiếu hụt một số chất như vitamin B6, vitamin B12,..có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh mà dấu hiệu cụ thể là nóng rát và yếu cơ. Bạn cũng có thể bị tổn thương dây thần kinh nếu uống quá nhiều rượu hoặc trải qua một cuộc phẫu thuật dạ dày.
- Bệnh thần kinh vận động: Các tế bào thần kinh vận động là các dây thần kinh trong não và cột sống để truyền đạt thông tin đến các cơ trong cơ thể. Các bệnh có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh này gồm: bệnh xơ cứng teo cơ bên.
- Bệnh truyền nhiễm: một số bệnh truyền nhiễm có khả năng dẫn đến ảnh hưởng các dây thần kinh trong cơ thể. Những điều kiện gây ảnh hưởng bao gồm các bệnh Lyme, virus herpes, viêm gan C, virus HIV,…
Làm thế nào để điều trị tổn thương các dây thần kinh?
Trong nhiều trường hợp, việc tổn thương các dây thần kinh là không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm bớt các triệu chứng đau. Thông thường, mức độ sẽ thường tăng dần nên cần có sự thăm khám và can thiệp của bác sĩ để làm giảm các cơn đau và phòng ngừa các tổn thương vĩnh viễn.
Quá trình điều trị có thể bao gồm:
- Điều chỉnh lượng đường trong máu của người tiểu đường
- Hạn chế tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng
- Thay thuốc khi phát hiện thuốc có thể gây tổn thương thần kinh
- Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật can thiệp như chèn ép hoặc chấn thương dây thần kinh
- Thuốc điều trị bệnh tự miễn
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn nhằm giảm thiểu các cơn đau như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống trầm cảm
- Một số thuốc chống động kinh
- Kem Capsaicin
Một số phương pháp bổ sung hoặc thay thế cũng có thể giúp giảm đau và các dấu hiệu khó chịu như:
- Châm cứu
- Phản hồi sinh học
- Thiền
- Vitamin chống oxy hóa
- Kích thích thần kinh điện như TENS
- Thôi miên
Nếu bạn quan ngại việc phẫu thuật sẽ để lại nhiều biến chứng thì bạn nên tìm hiểu vật lý trị liệu tại phòng khám Maple. Với đội ngũ y khoa, chuyên viên kỹ thuật lành nghề, không chỉ những cơn đau về thể chất mà tinh thần bạn cũng trở nên thoải mái hơn, sẵn sàng trong hành trình điều trị tổn thương các dây thần kinh.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ