Promotion Book 1 get 2

Co thắt Dupuytren là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào?

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Co thắt Dupuytren là bệnh lý diễn biến qua nhiều năm. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng quá sản bao cân gan tay cùng một số cấu trúc liên quan. Bệnh thường xảy ra ở ngón nhẫn, ngón út hoặc ở cả bàn tay. Hãy cùng phòng khám Maple tìm hiểu thêm thông tin về co thắt Dupuytren để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Co thắt Dupuytren là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào?

Co thắt Dupuytren là bệnh gì?

Co thắt Dupuytren là bệnh lý gây ra các cục u, nốt sần hay các bướu nhỏ dưới lòng bàn tay và da ngón tay. Khi mắc bệnh, các ngón tay của bạn bị mắc kẹt lại. Co thắt Dupuytren thường xảy ra ở ngón tay út và ngón đeo nhẫn khiến cho các khớp có chiều dài ngắn hơn so với bình thường, bị biến dạng và không thẳng hàng.

Đây là bệnh lý thường gặp, đặc trưng bởi sự quá sản bao cân gan tay cũng như những cấu trúc liên quan khiến cho bao cân gan tay bị co thắt và xuất hiện các nốt sần. Nguyên nhân gây bệnh có thể chưa rõ, tuy nhiên bệnh có yếu tố di truyền và thường xuất hiện ở bệnh nhân nam giới trên 50 tuổi. 

Co thắt Dupuytren là bệnh gì?

Bệnh thường xảy ra cao hơn ở những bệnh nhân nghiện rượu và mắc một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, xơ gan, động kinh, lao,…Co thắt Dupuytren khởi phát có thể cấp tính nhưng đa phần sẽ diễn biến chậm và thường kéo dài. 

Dịch tễ học 

Co thắt Dupuytren thường xảy ra phổ biến ở người gốc Bắc Âu, chiếm 4 – 6% người da trắng tổng số dân số trên toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ít hơn ở người châu Á, châu Phi.

Dịch tễ học 

Tỷ lệ mắc co thắt Dupuytren tăng dần theo độ tuổi, phổ biến là sau 50 tuổi và thường gặp ở nam giới (chiếm 80% tổng số các ca mắc bệnh). 

Bệnh mang tính di truyền, liên quan đến tiền sử gia đình. Theo thống kê, khoảng 50% số bệnh nhân có họ hàng mắc bệnh. 

Triệu chứng của co thắt Dupuytren

Co thắt Dupuytren thường diễn biến chậm trong một khoảng thời gian dài. Bệnh có thể xảy ra ở cả hai tay, thế nhưng một tay thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, trong đó tay trái thường ít bị hơn tay phải.

Triệu chứng của co thắt Dupuytren

Co thắt Dupuytren thường biểu hiện bằng một số triệu chứng sau:

  • Các nốt u cục hay các nốt sần xuất hiện ở trong lòng bàn tay. Những nốt này có hình oval, hình tròn, cứng chắc, có đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm, không rõ bờ và không cảm thấy đau khi sờ hay chạm. Thế nhưng, trong một số ít trường hợp những nốt mẩn này trở nên đỏ, ngứa và cảm thấy đau. 
  • Da lòng bàn tay, ngón tay trở nên nhăn nheo hay dúm lại giống như núm đồng tiền. 
  • Từ lòng bàn tay đến các ngón tay, các dây xơ nổi gồ lên phía trên. Dây xơ có thể có chiều rộng từ vài mm đến cm, khi sờ có cảm giác như một sợi dây chạy dưới da. Bình thường chúng có cảm giác mềm, tuy nhiên khi kéo căng chúng trở nên cứng chắc hơn. Không giống với các nốt sần, dây xơ có bờ rõ ràng và có thể di động khi sờ nắn. Thông thường, các nốt sần và các dây xơ sẽ nằm cùng trên một đường thẳng theo chiều của các ngón tay. 
  • Các ngón tay bị co gấp về phía lòng bàn tay: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn. Ngón tay bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngón nhẫn và ngón út, ít gặp nhất là ở ngón tay trỏ và ngón tay cái. 

Yếu tố nguy cơ mắc co thắt Dupuytren

Bệnh xảy ra nhiều hơn nếu gặp các yếu tố nguy cơ như:

  • Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra khi bệnh nhân sau 50 tuổi và tăng dần theo độ tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới và thường mức độ co rút nghiêm trọng hơn. 
  • Chủng tộc: Người da trắng, gốc Bắc Âu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh: Theo số liệu thống kê, những người có cha mẹ, anh chị em họ hàng mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. 
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia: Hút thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nguyên nhân có thể là do sự thay đổi vi thể ở mạch máu do thuốc lá gây ra. Việc sử dụng quá nhiều rượu bia cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Tiểu đường: Theo các báo cáo, bệnh nhân tiểu đường có liên quan đến tình trạng co thắt Dupuytren.
  • Mắc bệnh động kinh hay đang sử dụng thuốc chống động kinh.
  • Cân nặng của cơ thể: Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn bình thường có nguy cơ mắc bệnh. 
  • Một số ngành nghề có liên quan đến tay hay gặp các chấn thương ở lòng bàn tay.
Yếu tố nguy cơ mắc co thắt Dupuytren

Chẩn đoán co thắt Dupuytren như thế nào? 

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng thường không được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường bác sĩ cần thực hiện các test nhanh đường huyết. 

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Ngoài ra, siêu âm có thể nhận thấy sự xuất hiện của các nốt sần, u hay sự dày lên của cân can bàn tay. Bên cạnh đó, siêu âm còn hỗ trợ quá trình bác sĩ chỉ định tiêm các chất vào vị trí tổn thương. 

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng. Phần lớn các kết quả cận lâm sàng chỉ hỗ trợ khi thật cần thiết. Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng là điều kiện đủ để bác sĩ chẩn đoán. Thế nhưng, cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác có triệu chứng tương tự, trong đó có:

  • Ngón tay cò súng: Khác với co thắt Dupuytren, khi bị ngón tay cò súng bạn sẽ cảm thấy đau khi gấp các ngón tay và hạn chế khả năng duỗi của các ngón khác.
  • Viêm bao hoạt dịch gân: Bệnh nhân thường cảm thấy đau và nguyên nhân là do gặp chấn thương các ngón tay hay do hoạt động quá nhiều.
  • Nang bạch huyết: Nếu tại các khớp bàn tay xuất hiện một u nhỏ, có thể di động có thể đó là nang bạch huyết. 
  • U mô mềm: Nếu bệnh nhân còn trẻ và không có yếu tố nguy cơ, có thể là do mắc u mô mềm. 
Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán mô học của bệnh

3 giai đoạn phát triển mô học của bệnh co thắt Dupuytren bao gồm:

  • Giai đoạn tăng sinh: Giai đoạn này đặc trưng bởi sự sắp xếp ngẫu nhiên của sợi collagen. Bên cạnh đó là sự tăng sinh mạnh mẽ của nguyên bào sợi. 
  • Giai đoạn cuộn xoắn: Ở giai đoạn này, những sợi collagen sẽ được sắp xếp dọc theo chiều dọc bàn tay. 
  • Giai đoạn còn lại: Sợi Collagen được sắp xếp đồng đều, có rất ít hay không có các sợi xơ. Giai đoạn này giống như giai đoạn phục hồi vết thương.
Chẩn đoán mô học của bệnh

Điều trị co thắt Dupuytren như thế nào?

Theo dõi

Việc làm này phù hợp với những bệnh nhân bệnh không tiến triển, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, bàn tay và ngón tay không bị suy giảm chức năng, co thắt tối thiểu. Người bệnh được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh trong khoảng 6-12 tháng. Việc làm này giúp bác sĩ theo dõi được diễn biến của bệnh, phát hiện được dấu hiệu khi bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động. Nhờ vậy, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên điều trị phù hợp nhất. 

Theo dõi

Vật lý trị liệu

Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân được chỉ định thực hiện phương pháp kéo giãn với nhiệt kết hợp với sóng siêu âm và có thể sử dụng nẹp để hỗ trợ kéo giãn ngón tay. Những bài tập này nên thực hiện nhiều lần trong một ngày. Ngoài ra, có thể thực hiện cùng các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật như:

  • Massage
  • Chăm sóc vết thương
  • Kéo giãn thụ động
  • Bài tập giúp tăng khả năng vận động của ngón tay.
  • Hỗ trợ của nẹp duỗi
Vật lý trị liệu

Tiêm chất tiêu collagen (Collagenase)

Tiêm chất tiêu collage là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu mà bệnh nhân được thực hiện tại các cơ sở y tế. Collagenase được tiêm vào các dải xơ, tiếp đó những dải xơ này dần bị đứt nhờ việc các ngón tay duỗi thụ động. Quy trình duỗi ngón tay thụ động được áp dụng vào khoảng 24, 48 và 72 giờ sau tiêm. Các triệu chứng phổ biến nhất là phản ứng bầm tím, đau và chảy máu. 

Tiêm chất tiêu collagen (Collagenase)

Một số biến chứng thường gặp nhất là đau tại vị trí tiêm và đứt gân, tuy nhiên tỷ lệ này xảy ra thấp hơn. Phương pháp này đã được chứng minh giúp giảm 75% co thắt nhưng với tỷ lệ tái phát khá cao 35%.

Tiêm corticoid

Phương pháp này có thể thay đổi kích thước của nốt cục ở bệnh nhân mắc co thắt Dupuytren. Áp dụng phương pháp này sớm có thể giảm tình trạng tiến triển của bệnh. Thế nhưng, phương pháp này không hiệu quả ở phần lớn các bệnh nhân và có tỷ lệ tái phát cao, lên đến 50%. Phương pháp này có thể khiến bệnh nhân bị teo mỡ, màu da thay đổi và có nguy cơ gây đứt gân. 

Tiêm corticoid

Phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ các cân mạc co rút, ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Phẫu thuật được tiến hành để loại bỏ một phần hay toàn bộ cân gan tay. Sau 1-2 năm, tỷ lệ tái phát là 30%, sau 3-5 năm là 15% và 10 năm là dưới 10%. 

Phẫu thuật

Một số phương pháp điều trị khác

Các phương pháp điều trị khác bao gồm: sử dụng thuốc 5 fluorouracil, tamoxifen, botulinum toxin và xạ trị.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được trị liệu bàn tay để phục hồi chức năng vận động. Có thể sử dụng nẹp gân duỗi ngón tay. Khi áp dụng vật lý trị liệu, bệnh nhân nên thực hiện trong khoảng ít nhất 3 tháng để giảm tình trạng co thắt. Bệnh nhân cần chú ý hiệu quả phẫu thuật không rõ ràng ngay sau đó mà thường sau 6-8 tuần. 

Chăm sóc sau phẫu thuật

Có thể phòng ngừa bệnh tái phát bằng cách kiêng rượu bia, kiểm soát đường huyết và không hút thuốc. 

Với những chia sẻ trên, hy vọng phòng khám Maple chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu, triệu chứng trên cần đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi lối sống để nhanh chóng hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất. Bệnh nhân có thể liên hệ phòng khám Maple để được tư vấn tốt nhất. 

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ