Đâu là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau cổ khi ngủ dậy?
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười một 10, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Mỗi sáng thức dậy, bạn thường gặp phải những cơn đau cứng cổ bất thường hoặc tình trạng này đã kéo dài ngày qua ngày. Do đó, bạn cần nắm rõ những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết các cơn đau cổ để điều trị kịp thời từ giai đoạn đầu và tránh để bệnh lý tiến triển nguy hiểm.
Bài viết dưới đây, phòng khám Maple Healthcare sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cơn đau cổ bất chợt khi mới ngủ dậy. Hãy tiếp tục theo dõi nhé!
Vì sao thường xuyên đau, cứng cổ mỗi buổi sáng?
Đau cổ là tình trạng đau nhức xung quanh vùng cổ, cứng cổ khó khăn trong việc xoay cổ hay quay đầu. Tiếp theo đây, là một số lý do thường gặp ở đa số người bệnh:
- Nằm sai tư thế ngủ: Nếu bạn đang có thói quen ngủ nằm sấp, nằm sang một bên (quay bên phải hoặc trái) thì chắc chắn bạn sẽ gặp tình trạng đau cứng cổ khi dậy. Vì khi nằm sấp hoặc một bên đầu thì khu vực mạch máu tại vùng cổ sẽ bị chèn ép, hạn chế quá trình lưu thông máu dẫn đến thiếu oxi khu vực này, gây ra tình trạng đau, mỏi cơ cổ.
- Kê gối quá cao: Đây cũng là một thói quen bạn nên tránh nếu không muốn cơ cổ bị căng cứng. Chức năng của việc kê gối khi ngủ thông thường sẽ giúp cân bằng trạng thái ở cổ không quá cao, cũng không quá thấp để cho việc lưu thông máu cũng như các cơ tại đây được nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng kế gối quá cao sẽ làm cho phần cổ bị đẩy về phía trước và đồng thời các nhóm cơ tại đây sẽ rơi vào trạng thái căng cứng, về lâu dài sẽ gây đau nhức khi vừa ngủ dậy.
- Thay đổi tư thế đột ngột khi ngủ: Trong lúc ngủ, nếu như bạn vô tình có những cử động như ngồi bật dậy, cử động tay chân khi ngủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng các nhóm cơ cổ sẽ phải chịu áp lực để giữ cố định vùng đầu.
- Chèn ép dây thần kinh: Một trong số những tình trạng chèn ép dây thần kinh tại cổ đó là bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ – xảy ra khi nhân nhầy trung tâm thoát khỏi bao xơ bên ngoài gây áp lực lên rễ thần kinh, tủy sống cổ và có thể diễn ra tại các đốt sống từ C1 – C7 và thông thường là C5 – C6.
- Các chấn thương thể thao: Nếu như bạn đau cổ, cứng cổ sau những ngày hoạt động thể chất ở cường độ cao thì có khả năng bạn đã gặp phải những chấn thương thể thao liên quan đến vùng cổ như đột ngột xoay vặn cổ hoặc có ngoại lực tác động vào nhóm cơ này, dẫn đến việc gân, cơ phải hoạt động quá mức gây đau mỏi.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Tình trạng này có thể gặp nhiều ở người lớn tuổi, khi các đốt xương, đĩa đệm cũng như sụn khớp bị bào mòn và suy yếu chức năng. Do đó, sẽ thường gặp phải tình trạng cứng cổ khi mới ngủ dậy.
Nên làm gì để giảm đau cổ?
Vậy thì nếu bạn đang gặp phải trình trạng thường xuyên đau, cứng cổ mỗi khi thức giấc thì có thể làm theo một số cách giúp thuyên giảm tình trạng đau cổ khi ngủ dậy dưới đây:
Cho cổ nghỉ ngơi tạm thời:
Nếu như bạn vừa bị cứng cổ và không thể xoay cổ được thì trước hết bạn cần nằm xuống cho cơ cổ được nghỉ ngơi khoảng 15 – 20 phút, nhưng nên lưu ý kê gối phù hợp tránh việc kê quá cao hoặc quá thấp.
Massage khu vực quanh cổ:
Có thể nói massage là phương pháp hiệu quả cho việc xả stress, căng thẳng cho các nhóm cơ cổ. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng ngón tay, bàn tay để xoay bóp quanh vùng cổ vai theo chuyển tròn đều, lưu ý nên làm nhẹ nhàng để không làm tình trạng biến chuyển nặng hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau:
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa tạm thời như Hapacol 650 với thành phần chính là Paracetamol giúp giảm đau, kháng viêm. Lưu ý nên dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Một số bài tập giãn cơ cổ:
- Nghiêng đầu sang trái và tai chạm vào phần vai sau đó giữ nguyên trong vòng 10 – 15 giây và thực hiện tương tự với bên còn lại. Làm đi làm lại động tác này cho mỗi bên 10 lần.
- Ngửa cổ lên phía trên và giữ nguyên khoảng 10 – 15 giây sau đó trở về vị trí ban đầu. Tương tự thực hiện gập cổ xuống phía dưới. Làm đi làm lại động tác này 10 lần.
- Sử dụng bàn tay phải đặt nhẹ ở khu vực cằm của bạn, sau đó dùng lực đẩy nhẹ cằm sang bên phải trong 10 – 15 giây và về vị trí cũ. Thực hiện lặp lại cho mỗi bên 10 lần.
Khi nào nên thăm khám và điều trị?
Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm đó là “Đau cổ khi nào thì nên đi bác sĩ” Tình trạng đau cứng cổ nếu như kéo dài liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, cũng như ngày càng nặng hơn và kèm theo một số triệu chứng như:
- Nóng, sốt liên tục.
- Đau đầu, buồn nôn.
- Đau tức ngực.
- Có cục u ở khu vực cổ.
- Ăn uống gặp khó khăn, nuốt đau.
- Cơn đau bắt đầu lan ra những khu vực lân cận như cánh tay, chân,…
Nếu gặp thêm những triệu chứng này thì bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Các y bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như X-quang, MRI, siêu âm,… ngoài các triệu chứng lâm sàng để tìm ra đúng bệnh lý và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Một số phương pháp phòng ngừa đau cổ khi ngủ dậy
Và bên cạnh đó thì một số phương pháp giúp bạn phòng ngừa tình trạng đau, cứng cổ khi ngủ dậy như:
- Nằm ngủ đúng tư thế: Bạn nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng để ngủ và khi ngủ thì chỉ sử dụng gối kê không được cao quá đầu. Lựa chọn gối có quy chuẩn cao khoảng 8 – 14cm, nên ưu tiên các loại gối mềm vừa đủ, không quá cứng.
- Lưu ý những thói quen sinh hoạt như hạn chế việc cúi gập cổ để sử dụng điện thoại cũng như các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Tránh việc ngồi quá lâu trong một tư thế.
- Hạn chế việc không khí lạnh như máy lạnh thổi trực tiếp vào các vị trí như vùng đầu, cổ vai gáy.
Tạm kết
Bài viết trên đây Maple Healthcare đã mách bạn đầy đủ thông tin về tình trạng đau cứng cổ khi ngủ dậy, hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo có ích dành cho bạn và gia đình. Đừng quên bình luận bên dưới những góp ý cũng như những thắc mắc về thông tin cột sống nói riêng và thông tin y khoa nói chung để được phòng khám giải đáp kịp thời nhé!
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ