Đau Lưng Dưới: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng bảy 19, 2024
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Đau lưng dưới là trường hợp đau nhức đốt sống L1 – L5 khiến cho người bệnh bị hạn chế các hoạt động thường ngày. Ai cũng có thể mắc phải tình trạng này, đặc biệt là người trong độ tuổi lao động, trẻ em mang balo quá nặng, nhân viên văn phòng, người có lối sống không khoa học. Để chủ động trong việc phòng tránh, điều trị bệnh, bạn hãy tham khảo ngay nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn về đau cột sống dưới lưng.
1. Đau Lưng Dưới Là Gì? Những Đối Tượng Dễ Mắc Bệnh
Đau thắt lưng dưới có thể liên quan trực tiếp đến hệ thống gân cơ, đốt sống, đĩa đệm, dây thần kinh, dây chằng,… Tùy thuộc vào từng mức độ mà tần suất đau cũng sẽ khác nhau, từ âm ỉ đến dữ dội.
Vùng cột sống thắt lưng sẽ bao gồm đốt sống L1 đến L5. Bộ phận này có vai trò nâng đỡ cơ thể, di chuyển linh hoạt, tạo đường cong cho cơ thể, đặc biệt nó còn hỗ trợ truyền tín hiệu từ não đến chân. Vậy khi vùng cột sống lưng dưới bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc truyền tín hiệu từ hệ thống thần kinh đến chân.
Đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh bao gồm:
- Người trong độ tuổi 30 – 50.
- Trẻ em thường xuyên đeo balo quá nặng.
- Người ngồi lâu, ít vận động.
- Người phải lao động nặng nhọc, quá sức.
- Người thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia.
- Người lo lắng, trầm cảm.
2. Triệu Chứng, Biến Chứng Của Đau Thắt Lưng Dưới
Các triệu chứng thường gặp nhất của đau phần dưới lưng như:
- Đau mỏi phần dưới lưng âm ỉ.
- Xuất hiện cơn đau nhói, nóng rát từ vùng thắt lưng xuống mặt sau của đùi hoặc cẳng chân, bàn chân, một vài trường hợp còn bị tê cứng, ngứa râm ran.
- Bị co thắt cơ, căng tức vùng lưng dưới, xương chậu, phần hông.
- Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi giữ nguyên tư thế ngồi hoặc đứng.
- Việc đứng thẳng, đi bộ, thay đổi tư thế đột ngột gặp khó khăn.
Có thể ban đầu đau lưng dưới chỉ là những cơn đau nhức, khó chịu bình thường, thế nhưng nếu bạn để lâu sẽ có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm như:
- Đầu tiên là đau cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính, cơn đau có xu hướng tăng, kéo dài liên tục.
- Kéo dài thời gian điều trị, giảm hiệu quả.
- Teo cơ đùi, teo cẳng chân, nặng hơn có thể bị liệt.
- Nguy cơ chèn ép tủy sống cao.
3. Nguyên Nhân Gây Đau Vùng Lưng Dưới
Đau vùng lưng dưới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:
- Căng cơ và bong gân: Tình trạng này xuất hiện khi bạn nâng đỡ một vật nặng không đúng tư thế. Trong một vài trường hợp căng cơ lưng là do hắt hơi, ho, vặn người, cúi người. Nhìn chung, các vấn đề này đều gây ra đau lưng.
- Gãy xương: Xương ở cột sống bị gãy khi va đập mạnh, tai nạn, bị ngã. Một vài trường hợp thoái hóa đốt sống, loãng xương cũng làm tăng nguy cơ gãy xương.
- Vấn đề đĩa đệm: Khi lớp nhầy ở đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn vào dây thần kinh sẽ tạo ra các cơn đau nhức vùng lưng. Thoát vị đĩa đệm thường xuất phát từ nguyên nhân lão hóa, ngồi một chỗ quá lâu, mang vác vật nặng, thừa cân.
- Viêm khớp: Bệnh này thường xảy ra ở nam giới dưới 45 tuổi, người mắc phải sẽ bị đau vùng mông, lưng dưới, đặc biệt đau nhiều khi đang nghỉ ngơi và giảm khi vận động.
- Bệnh tật: Một số bệnh có thể gây ra đau lưng dưới như: Khối u cột sống, nhiễm trùng, ung thư, sỏi thận, phình động mạch chủ bụng,…
- Trượt đốt sống: Đây là tình trạng đốt sống trượt ra phía trước hoặc phía sau so với đốt sống dưới, đây là nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng.
- Hẹp ống sống: Tình trạng ống sống bị thu hẹp, chèn lên tủy sống và rễ thần kinh. Khi mắc phải, người bị sẽ gặp cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài tại vùng lưng dưới.
Để biết chính xác nguyên nhân đau vùng lưng dưới bạn cần phải đến bệnh viện, phòng khám uy tín để xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT,…
4. Phương Pháp Chẩn Đoán Đau Cột Sống Lưng Dưới
Hiện nay để chẩn đoán đau cột sống lưng dưới các bác sĩ sẽ áp các phương pháp sau:
- Xét nghiệm máu: Dựa vào kết quả xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm do nguyên nhân viêm, nhiễm trùng, ung thư.
- Chụp X-quang: Đây là phương pháp giúp bác sĩ nhìn thấy rõ sự bất thường vùng cột sống thắt lưng (gai xương, xơ xương dưới sụn, gãy xương đốt sống,…).
- Chụp MRI: Phát hiện bất thường ở mô mềm (hệ thống cơ, dây chằng, đĩa đệm,…). Phương pháp này thường được tiến hành khi nghi ngờ bị nhiễm trùng, ung thư, có biến chứng nguy hiểm.
- Chụp CT: Khi chụp CT các bác sĩ sẽ nhìn thấy xương đốt sống ở các góc khác nhau, phát hiện sớm tổn thương cột sống.
- Đo cơ điện: Dùng để đo xung điện do dây thần kinh tạo ra, phát hiện trường hợp bị chèn ép dây thần kinh bởi hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm.
5. Phương Pháp Điều Trị Đau Lưng Dưới
5.1. Chiropractic
Chiropractic là phương pháp điều trị không dùng thuốc, tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn về cơ xương khớp, đặc biệt là cột sống. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật nắn chỉnh bằng tay hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng để điều chỉnh vị trí sai lệch của các khớp cột sống, từ đó giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh và giảm đau hiệu quả.
5.2. Dùng Thuốc Giảm Đau
Trong một vài trường hợp đau âm ỉ kéo dài, đau vượt ngưỡng chịu đựng thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Cách này sẽ làm giảm tình trạng đau nhanh chóng, giúp bạn di chuyển, vận động trở lại dễ dàng. Tuy nhiên đây chỉ là phương án tạm thời, không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt khi dùng thuốc cần phải uống theo chỉ định của bác sĩ.
5.3. Phẫu Thuật
Phẫu thuật cột sống là phương pháp điều trị được nhiều người cân nhắc khi gặp phải tình trạng đau vùng lưng dưới dai dẳng và nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là phương án xâm lấn sâu vào cơ thể, chỉ được thực hiện khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ và trong những trường hợp: Điều trị nội khoa thất bại, có biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
6. Cách Phòng Ngừa Đau Mỏi Lưng Dưới
Để phòng ngừa đau mỏi vùng lưng dưới, bạn có thể chủ động thực hiện theo các cách sau:
- Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập aerobic, bài tập cơ bụng, lưng, đi bộ, đạp xe,.. sẽ giúp tăng sức mạnh, độ dẻo dai cho lưng, hỗ trợ các cơ hoạt động tốt. Thể dục, vận động cần tiến hành thường xuyên, vì vậy mà bạn nên xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân.
- Bỏ thói quen hút thuốc: Hút thuốc lá là thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ xương khớp. Nicotine và các chất độc hại trong thuốc lá sẽ làm suy yếu cấu trúc cột sống, tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống và các bệnh lý về xương khớp, dẫn đến tình trạng đau thắt lưng dai dẳng và khó chịu. Vì vậy, bỏ thuốc lá là một trong những bước quan trọng nhất để phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau thắt lưng
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung thêm nhiều Canxi, D3 từ các thực phẩm: Trứng, sữa, phô mai, đậu nành,… và hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
- Hãy học cách đứng và ngồi: Các tư thế đứng, ngồi ảnh hưởng rất lớn đến cột sống, đây là nguyên nhân gây ra đau vùng lưng dưới. Khi bạn đứng có thể đặt 1 chân lên bục để giảm bớt gánh nặng cho lưng dưới. Còn nếu ngồi thì chọn ghế có tựa lưng tốt, đầu gối, hông ngang bằng, đặc biệt cần thay đổi tư thế thường xuyên.
- Nâng vật nặng đúng cách: Khi phải nâng một vật nặng bạn hãy giữ cho lưng thẳng, tránh cúi gù hoặc cong vẹo cột sống, thay vào đó hãy gập đầu gối. Việc này giúp cơ chân và cơ mông chịu lực chính, bảo vệ cột sống khỏi nguy cơ tổn thương.
7. Khi Nào Bạn Cần Gặp Bác Sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ trong một số trường hợp đau lưng sau:
- Tình trạng đau kéo dài.
- Đau dữ dội, nghiêm trọng hơn mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị.
- Đau lan xuống đầu gối, chân.
- Chân có biểu hiện tê cứng, ngứa râm ran, không tự đứng vững được.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Bạn nên đến phòng khám Maple Healthcare để được thăm khám, chẩn đoán chính xác khi có các dấu hiệu, triệu chứng đau lưng bất thường. Các bác sĩ của Maple Healthcare sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện về xương khớp như: Khả năng vận động vùng bị ảnh hưởng, đặc điểm cơ bắp, sức bền cơ cắp, tình trạng hệ thần kinh, chụp X-quang, chụp MRI,… Dựa vào đó sẽ xác định tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Đau lưng dưới là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tình trạng này kéo theo các cơn đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy bạn nên chủ động tìm hiểu cách phòng tránh, thăm khám, điều trị sớm. Ngoài ra nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí: FANPAGE MAPLE HEALTHCARE
Bài viết liên quan:
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ