Hội chứng cơ quả lê: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười hai 2, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Hội chứng cơ quả lê còn được gọi là hội chứng cơ hình tháp, hội chứng cơ hình lê. Đây được biết đến là một hiện tượng rối loạn thần kinh cơ ít gặp. Bệnh lý hình thành do cơ chèn ép dây thần kinh tọa. Hội chứng khiến bệnh nhân gặp nhiều cơn đau dai dẳng và dữ dội. Các cơn đau có thể lan ra nhiều vị trí khác nhau và cảm giác tê bì xuất hiện.
Theo dõi bài viết để xem ngay những vấn đề liên quan đến hội chứng này.
Những điều cần biết tổng quát nhất về hội chứng cơ quả lê
Cơ hình lê hay cơ quả lê là một dạng cơ dẹt có hình lê (hoặc hình tháp). Cơ nằm xiên ở phần mông và cạnh bờ trên của khớp háng. Vai trò của cơ rất quan trọng trong điều khiển khả năng vận động nửa dưới cơ thể. Phần cơ có tác dụng cố định phần khớp háng, hỗ trợ nâng và xoay đùi ra ngoài. Các cơ này cho phép chúng ta bước di chuyển, đi lại thoải mái. Ngoài ra, phần cơ này sẽ nâng đỡ trọng lượng cơ thể, duy trì sự cân bằng.
Cơ hình tháp luôn tham gia vào các động tác thể thao hay các bài tập. Điển hình của hoạt động cơ bao gồm nâng và xoay đùi. Đặc biệt, cơ còn tham gia đến hầu hết các chuyển động của phần khớp háng và chân.
Cơ hình lê gây co thắt làm chèn ép đến dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh dày và dài trong cơ thể của mỗi người. Thần kinh tọa đi dọc theo và đi qua bờ dưới cơ hình lê, kéo dài đến phía sau của chân. Cuối cùng dây thần kinh tọa được chia nhánh các dây thần kinh nhỏ tận cùng ở bàn chân.
Biểu hiện và triệu chứng thường gặp của người có vấn đề cơ hình lê
Các bác sĩ thăm khám và điều trị để chẩn đoán ban đầu dựa vào lời khai của bệnh nhân. Cùng với đó dựa trên các triệu chứng và thói quen sinh hoạt hàng ngày kết hợp với thăm khám các bác sĩ chuyên khoa sẽ phát hiện ra tình trạng bệnh.
Hiện nay chưa có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán hội chứng cơ hình lê ở người bệnh. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ lựa chọn sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ hay điện sinh lý. Những biểu hiện về cơn đau do cơ hình lê cũng tương được với các bệnh lý khác. Bệnh có biểu hiện rất giống với đau thần kinh tọa hay thoái hóa cột sống thắt lưng. Do vậy để các bác sĩ quyết định phương pháp điều trị thích hợp cần chẩn đoán và phân biệt rõ ràng.
Một số biểu hiện cụ thể của người bệnh gặp vấn đề cơ quả lê gồm:
- Xuất hiện các cơn đau và ngứa râm ran. Những cơn đau có thể gây tê bì ở vùng mông và hông.
- Những cơn đau và tê tăng dần lên. Những cơn đau có thể lan xuống phía sau đùi, rồi tới phần bắp chân và bàn chân;
- Tình trạng đau dữ dội thường tăng lên khi bạn leo cầu thang hoặc cử động. Những hoạt động đơn giản như đứng lên, ngồi xuống, đi, chạy đều làm bạn khó chịu.
- Cơn đau cũng có thể được kích hoạt khi ngồi quá lâu như lái xe hay dân văn phòng. Do đó bạn cần các bác sĩ chẩn đoán phân biệt sớm để điều trị chính xác.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng cơ hình lê
Một số đối tượng phổ biến có nguy cơ bị hội chứng cơ quả lê gồm:
- Người bị hẹp lỗ bịt hay phì đại cơ tháp.
- Đối tượng bị dị tật cột sống thắt lưng, thường bị cong ra phía trước.
- Người thường bị co thắt cơ tháp.
- Người bị nhiễm trùng não hay bại não.
- Đối tượng bị viêm bao hoạt dịch.
- Viêm vùng cơ hình lê.
- Do bạn tập thể dục quá sức với những bài tập liên quan nhiều ở chân như chạy bộ hay tập tạ chân.
- Đối tượng thường xuyên phải bê vác hay nâng vật nặng.
- Người thường xuyên đi lại và leo cầu thang lên xuống.
- Đối tượng là dân văn phòng thường xuyên cần ngồi lâu trước màn hình máy tính hay điện thoại.
- Đột ngột tập thể dục hay đi lại vận động quá nhiều sau thời gian dài không hoạt động.
- Căng cơ do mang thai cơ thể thừa cân quá mức.
- Người gặp các vấn đề ở khớp hàng hay khớp ở vùng chậu.
Điều trị hội chứng này như thế nào?
Các phương pháp điều trị hội chứng cơ hình lê khá đa dạng tùy vào thực tế bệnh lý mỗi người. Bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi tại chỗ, luân phiên chườm nóng và chườm lạnh. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập massage nhẹ nhàng tại chỗ.
Với những bệnh nhân gặp hội chứng cơ quả lê kéo dài, điều trị tại nhà không là phương án thích hợp. Bạn cần đến những cơ sở y tế hay các phòng khám cơ xương khớp chất lượng. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu bao gồm:
- Phương pháp vật lý trị liệu: Bệnh nhân được điều trị nhiệt nóng bằng sóng ngắn hoặc hồng ngoại, điện xung,…Cách làm này có thể giúp giảm các triệu chứng và các cơn đau hiệu quả.
- Sử dụng các loại thuốc uống: Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu có tác dụng kháng viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ.
- Sử dụng thuốc tiêm: Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh tiêm Corticoid hoặc Botox. Tiêm thuốc giúp giảm căng cơ và chèn ép dây thần kinh khá hiệu quả.
- Điều trị nắn xương bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống hay trị liệu cơ. Những phương pháp này để làm tăng phạm vi chuyển động;
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng với bệnh nhân mắc bệnh. Các bác sĩ có thể khuyến cáo nếu bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm từ bệnh.
Phòng khám Maple Healthcare là địa chỉ đáng để bạn tin cậy trong điều trị hội chứng cơ quả lê. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp hỗ trợ, điều trị. Những chấn thương thể thao hay chấn thương cơ xương khớp sẽ không còn là nỗi ám ảnh khi đến với Maple.
ĐẶT LỊCH HẸN
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ