Cơ chế hoạt động của thuật Châm cứu?
Cách tiếp cận y học cổ truyền
Cơ thể con người tồn tại năng lượng thiết yếu gọi là Qi (Khí). Luồng năng lượng này bị tắc nghẽn hoặc mất cân bằng nếu cơ thể phát sinh các chứng bệnh. Thuật châm cứu kích thích các huyệt đặc biệt trên cơ thể nhằm tái tạo và tái cân bằng luồng năng lượng hài hòa.
Cách tiếp cận y học hiện đại
Trong y học thông thường, chúng tôi xác định cơ chế hoạt động của thuật châm cứu dựa trên sự sản sinh các hoóc-môn và chất dẫn truyền thần kinh khác nhau như endorphin và histamine, điều hòa hệ thần kinh, tác dụng tuần hoàn máu và các chuyển động cơ sinh học tại các điểm kích thích dải băng cơ so với các điểm khác.
Bên cạnh đó Châm cứu có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện điều tiết sản phẩm chuyển hóa, giảm đau, giảm căng thẳng, thúc đẩy hệ miễn dịch, giảm phản ứng dị ứng, điều hòa hệ thần kinh, giảm viêm, kích thích thư giãn/nghỉ ngơi, cân bằng huyết áp và hỗ trợ chức năng các cơ quan nội tạng.
Da và mô trên cơ thể chúng đều tự chữa lành khi bị trầy xước hoặc có vết thương. Cơ thể cũng có khả năng tự phục hồi trước bệnh cảm cúm. Vì vậy thuật châm cứu kích thích các cơ chế tự chữa lành của cơ thể, khắc phục các nguyên nhân hạn chế các cơ chế đó đồng thời tăng cường tốc độ phục hồi, tăng cường sức khỏe.
Đơn giản hơn là: “Châm cứu kích thích nhiều cơ chế tự chữa bệnh trong cơ thể người”.
Châm cứu chữa được các loại triệu chứng/bệnh nào?
Việc kích hoạt cơ chế tự chữa lành bằng Châm cứu có tác dụng chữa/cải thiện các triệu chứng/bệnh sau:
- Mọi nguồn gốc Đau và Căng – Đau đầu và Đau nửa đầu
- Rối loạn kinh nguyệt – Triệu chứng Da liễu
- Dị ứng – Viêm xoang và viêm mũi
- Vấn đề tiêu hóa – Rối loạn đường tiết niệu
- Huyết áp cao – thấp – Rối loạn giấc ngủ
- Nhiều triệu chứng/ bệnh khác
Châm cứu có đau không?
Không. Bạn có thể cảm thấy nhói một chút nhưng không hẳn đau đớn. Tuy nhiên bạn có thể cảm thấy tê, châm chích, nóng ran, giật, đè ép, nhức hoặc một số cảm giác khó chịu khác. Đó là các dấu hiệu cảm giác cho biết quá trình chữa bệnh cho cơ thể đang được bắt đầu.
Việc châm có tác dụng phụ nào không?
Nhiều trường hợp ghi nhận cảm giác đau, nhức mỏi giống như đau cơ sau khi tập thể hình kéo dài trong 2 ngày sau vài đợt trị liệu đầu tiên, tuy nhiên có thể hiểu đó là tác dụng mong muốn vì là một phần của quá trình hồi phục.
Vết bầm hoặc sưng nhẹ có thể xuất hiện tại vùng châm cứu và nhìn chung không có gì đáng lo ngại.
Một số bệnh nhân có thể thấy cảm giác áp lực hoặc khó chịu tại vùng châm cứu trong vài phút hoặc kéo dài cả một ngày.
Các tác dụng như kích thích thư giãn, giảm stress và gây buồn ngủ không phải là tác dụng phụ. Liệu pháp châm cứu giúp bạn thoát khỏi tình trạng “quá sức” và giảm stress đáng kể. Vì vậy trạng thái mệt mỏi hay thậm chí cảm cúm có thể xảy ra. Đó là do tình trạng không biểu hiện của bạn cần được chữa.
Liệu trình thực hiện bởi chuyên gia châm cứu có kinh nghiệm hầu như không để lại tác dụng phụ nghiêm trọng và nguy hiểm.
Lần trước tôi không thấy đau, nhưng lần này mỗi mũi kim là một lần đau. Tại sao lại vậy?
Bạn trở nên nhạy cảm hơn chính là dấu hiệu của luồng năng lượng hài hòa thu được, chắc chắn đó là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên cảm giác và tri giác của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng, thời tiết, stress, múi giờ khác hoặc các tác nhân môi trường… Lựa chọn điểm nào và bao nhiêu điểm châm cứu sẽ thích ứng với quá trình điều trị của bạn và chuyên gia có thể chọn một số huyệt nhạy cảm hơn.
Tôi có thể tự chuẩn bị gì trước liệu trình châm cứu?
Có một vài bước hỗ trợ liệu trình mà bạn có thể tự thực hiện. Không nên để bụng đói hoặc thiếu nước trước khi điều trị. Không nên hoạt động mạnh trước hoặc sau điều trị vài tiếng vì có thể gây ảnh hưởng đến luồng năng lượng của bạn. Nên vệ sinh cá nhân vừa phải.
Cần bao nhiêu liệu trình, giữa các liệu trình cách nhau bao lâu?
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe mang tính chất cá nhân, phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân cũng như loại hình điều trị cấp tính, mạn tính hoặc duy trì. Tình trạng cấp tính thường cần đến liệu trình thường xuyên hơn so với mạn tính hoặc duy trì. Mỗi liệu trình được thiết kế dựa trên hiệu quả của liệu trình trước đó. Nếu các triệu chứng bệnh đã được cải thiện, tần suất liệu pháp sẽ giảm dần nhưng vẫn cần duy trì với khoảng cách thời gian nhất định, nhằm bảo đảm tính cân bằng và ngăn ngừa triệu chứng hoặc cảm giác khó chịu trở lại. Phổ biến nhất là 10 đến 20 đợt trị liệu với khoảng cách thời gian khác nhau, có thể từ hàng ngày đến một tháng một lần.
Tôi nên làm gì để liệu pháp Châm cứu đạt hiệu quả tốt nhất?
Chúng tôi khuyên bạn nên:
- Uống nhiều nước để cung cấp năng lượng cho các cơ, tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ màng bảo vệ da, giữ tâm trạng tươi mới và tỉnh táo, điều hòa nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ trao đổi chất cũng như lọc máu và làm đẹp da.
- Quy tắc chung là mỗi ngày 30ml nước trên mỗi kilogram cân nặng của cơ thể. (Ví dụ: 60kg x 30ml = 1800 ml = 1,8 lít nước mỗi ngày)
- Giữ ấm cơ thể (máy điều hòa quá lạnh có thể làm giảm hiệu quả quá trình trị liệu).
- Nếu phải thưc hiện các liệu pháp lạnh, mỗi liệu pháp không nên vượt quá 20 phút, lặp lại 2 đến 4 lần trong ngày.
- Dùng khăn lạnh thấm nước đá hoặc túi chườm lạnh nếu cần.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều thực phẩm tự nhiên, tức là ăn càng ít thực phẩm chế biến càng tốt.
- Áp dụng lối sống cân bằng với đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, các bài tập hít thở và thiền nhằm chống đỡ trước tiêu chí làm việc căng thẳng trong nhịp sống vội vã thời hiện đại. Đồng thời giúp giảm stress (căng thẳng / áp lực), tăng khả năng xử lý stress và phục hồi năng lượng thiết yếu cho các hoạt động hàng ngày.
- Tuy nhiên quá thư giãn và lười biếng cũng không có lợi. Hãy vận động và tập thể dục vừa đủ vì “Sống là vận động và Vận động là sống”.
- Tập thói quen vận động hàng ngày thay vì chỉ tập thể dục 1 đến 2 lần trong tuần.
Điểm khác biệt giữa Châm cứu, Châm cứu giảm đau trong cơ (Dry Needling), Liệu pháp châm cứu tiêm và Châm cứu trên mặt?
Châm cứu là thuật châm kim siêu mỏng qua da lên một số huyệt trên cơ thể của bệnh nhân. Liệu pháp này kích hoạt cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể và sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh (histamine, endorphin hoặc acetylcholine), kích thích nhiều tế bào thần kinh và cân bằng hệ thần kinh tự chủ. Từ mô tả y khoa tổng quát nói trên cùng với hàng ngàn năm lịch sử chứng minh hiệu quả của thuật châm cứu độc đáo, bạn có thể điều trị các triệu chứng/bệnh sau:
- Mọi nguồn gốc Đau và Căng – Đau đầu và Đau nửa đầu
- Rối loạn kinh nguyệt – Triệu chứng Da liễu
- Dị ứng – Viêm xoang và viêm mũi
- Vấn đề tiêu hóa – Rối loạn đường tiết niệu
- Huyết áp cao – thấp – Rối loạn giấc ngủ
- Nhiều triệu chứng/ bệnh khác
Một số trường hợp yêu cầu liệu pháp bổ sung, có thể là Bấm huyệt hoặc Liệu pháp Mát-xa kết hợp Kỹ thuật mát-xa mặt Cổ truyền Gua Sha (Cạo gió), Chức năng Năng lượng và Liệu pháp Cơn đau.
Châm cứu giảm đau trong cơ là thao tác châm kim vào các điểm kích thích nhạy cảm trong cân cơ. Thuật này ra đời năm 1970 để điều trị các chứng đau cơ. Chúng tôi khuyên bạn nên kết hợp cùng các Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống.
Liệu pháp châm cứu tiêm (Wet Needling) là thao tác tiêm chất tự nhiên vô trùng vào các điểm Châm cứu và các huyệt. Tác dụng cũng giống như Châm cứu là đẩy mạnh kích thích các mô mong muốn. Các dấu hiệu bao gồm đau, đau lưng kinh niên, đau khớp và triệu chứng căng.
Châm cứu trên mặt giúp làm đẹp da với chất dinh dưỡng. Tăng cường sản sinh collagen trong các mô liên kết. Kích thích các cơ nhằm tuần hoàn tốt hơn. Ổn định và thắt chặt các mô. Hiệu quả nâng cơ mặt, không để lại vết thương, sẹo hay các nguy cơ khác dù dùng dao mổ trong liệu trình. Da sẽ trở nên săn chắc và mịn màng hơn, đồng thời các cơ mặt thư giãn dễ chịu như sau kì nghỉ vậy. “Chính là bạn, nhưng đẹp hơn”.
Tác dụng của Liệu pháp Châm cứu Thẩm mỹ:
- Xóa rãnh cơ và giảm nếp nhăn sâu trên mặt.
- Làm săn chắc da.
- Kích thích trao đổi chất dưới da cho vẻ ngoài rạng rỡ.
- Tối ưu hóa hệ nội tiết tố, giảm mụn.
- Hoàn thiện vẻ đẹp bên trong
Bài viết liên quan:
- Châm cứu điều trị chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ
- Châm cứu điều trị chứng ợ nóng
- Châm cứu điều trị phù nề bạch huyết
- Châm cứu điều trị đau khớp
- Châm cứu điều trị đau đầu và đau nửa đầu
Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100