Nhức mỏi tay chân - nguyên nhân do đâu?
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng ba 7, 2023
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Nhức mỏi tay chân là hiện tượng khá phổ biến với nhiều người nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Dưới đây, phòng khám Maple sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Triệu chứng khi bị nhức mỏi tay chân
Nhức mỏi chân tay là tình trạng rối loạn xảy ra ở mô mềm xung quanh gân, dây chằng hay cơ bắp. Khi đó, dây thần kinh bị tổn thương gây cảm giác tê buốt, nhức mỏi, hạn chế khả năng di chuyển của bệnh nhân.
Lúc đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ và đa phần chủ quan, lơ là cho tới khi cơn đau tăng dần. Trong một số trường hợp, người bệnh nhức mỏi tay chân còn bị mất cảm giác hay bị liệt.
Một số triệu chứng mà bạn có thể quan sát được khi bị đau nhức tay chân như:
- Giai đoạn khởi phát thường bắt đầu khi các đầu ngón chân, ngón tay và mức độ đau nhức dần tăng lên theo thời gian.
- Cơn đau dần lan ra hết cánh tay, bàn chân. Lúc này, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mất cảm giác, tê buốt.
- Cơn đau xuất hiện vào buổi sáng sớm khi thức dậy hay vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Đau nhức tay chân có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như cứng khớp, đau vai gáy, di chuyển khó khăn.
Đối tượng dễ có nguy cơ mắc nhức mỏi tay chân
Nhức mỏi tay chân có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc nhức mỏi tay chân cao hơn, bao gồm:
Người cao tuổi
Tuổi càng cao, chất lượng của xương càng giảm. Khi đó, sụn khớp bị bào mòn và giảm dần tính linh hoạt. Do vậy, ở sau độ tuổi 50 trở đi, người lớn tuổi thường gặp một số vấn đề về xương khớp như nhức mỏi tay chân, khó khăn khi di chuyển và sinh hoạt hàng ngày.
Phụ nữ sau sinh
Nhức mỏi tay chân là tình trạng thường gặp ở sản phụ sau sinh. Ngoài ra, mẹ còn xuất hiện các triệu chứng như tê cứng, chuột rút,...Tiếp đó, cơn đau lan dần sang một số khu vực khác như đùi, mông, thắt lưng gây khó chịu cho mẹ và ảnh hưởng đến việc chăm bé.
Bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa
Một số bệnh như mỡ máu cao, đái tháo đường cũng khiến bệnh nhân gặp tình trạng nhức mỏi tay chân. Nguyên nhân là do các mạch máu trong cơ thể bị tổn thương khiến giảm lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh dẫn đến rối loạn co thắt. Lúc đó, bệnh nhân sẽ bị tê mỏi, đau nhức tay chân. Tình trạng này kéo dài khiến mạch máu bị hẹp lại, tắc nghẽn gây hiện tượng teo cơ.
Công nhân lao động nặng, người bị chấn thương do tai nạn hay do chơi thể thao
Đau nhức tay chân có thể xảy ra ở người lao động nặng, thường xuyên mang vác nặng hay bị chấn thương do tai nạn, chơi thể thao,...
Nhân viên văn phòng
Do tính chất công việc, nhân viên văn phòng phải ngồi hàng giờ trước máy tính trong thời gian dài nên dễ gặp tình trạng đau nhức tay chân. Ngoài ra, ở đối tượng này còn dễ gặp tình trạng đau nhức ở cổ, lưng,...
Nguyên nhân đau nhức tay chân
Bệnh cơ xương khớp
Theo thống kê, 75% bệnh nhân bị đau nhức tay chân là do mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó có:
Thoái hóa cột sống
Bệnh lý này khiến đốt sống và sụn khớp bị mài mòn, tạo ra lực ma sát với rễ thần kinh gây ra tình trạng đau nhức, tê bì tay chân. Cơn đau xuất hiện từ vùng cổ lan xuống dưới cánh tay hay từ thắt lưng xuống dưới 2 chân.
Thoát vị đĩa đệm
Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí bình thường khiến ống sống, rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến cánh tay, hai chân bị đau buốt, hạn chế di chuyển của bệnh nhân.
Thoái hóa khớp
Nếu khớp đầu gối, khớp tay hay khớp háng bị tổn thương, mài mòn dễ dẫn đến đau nhức tay chân, gặp vấn đề khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.
Ung thư xương
Khi một khối u, tế bào bất thường hình thành trong xương thì đây là triệu chứng của bệnh ung thư. Những tế bào này chèn ép dây thần kinh gây cảm giác đau nhức, cơn đau diễn ra thường xuyên và lan dần sang các khu vực xung quanh như hông, đùi và thắt lưng.
Viêm đa rễ thần kinh
Viêm đa rễ thần kinh là bệnh lý phổ biến nhất xảy ra ở hệ thần kinh. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương khiến các mô trong cơ thể dần yếu đi, nguy hiểm hơn cả là liệt các chi hay kèm theo rối loạn cảm giác nông như tê bì tay chân, tiếp đó lan dần sang phần chân, cánh tay và đùi.
Cơ thể bị thiếu chất, suy nhược
Nhức mỏi tay chân còn là tình trạng thường xảy ra ở những người bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không khoa học, hợp lý, thiếu hút các vitamin và khoáng chất cần thiết, trong đó có: vitamin E, vitamin nhóm B (B1, B12), canxi, acid folic, kali, sắt, magie,...
Nhức mỏi tay chân do thời tiết
Có lẽ nguyên nhân này sẽ ít người biết đến. Tuy nhiên, hệ thống xương khớp và các mô cơ trong cơ thể là những bộ phận rất nhạy cảm với áp suất không khí. Khi thời tiết thay đổi kéo theo áp suất khí quyển cũng thay đổi, nhất là trong khoảng thời gian giao mùa. Điều này khiến các mô cơ giãn ra làm tăng áp lực lên xương khớp khiến chân tay bị đau nhức dữ dội, kéo dài.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị nhức mỏi tay chân vào mùa hè mà không phải mùa đông. Nguyên nhân có thể là do mắc một số bệnh lý về hệ thần kinh mà không liên quan đến cơ bắp. Vào mùa hè, dây thần kinh thường có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với mùa đông. Khi đó, hàm lượng vitamin D tăng cao, có khi vượt quá ngưỡng bình thường khiến chân tay bị nhức mỏi.
Một số nguyên nhân khác
Nhức mỏi tay chân còn do một số nguyên nhân khác như:
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
- Mắc bệnh về gan, thận như suy gan, suy thận
- Xơ vữa động mạch
- Rối loạn di truyền
- Hẹp ống sống
- Hội chứng ống cổ tay
- Sinh hoạt sai tư thế, nằm gối quá cao, thường xuyên đi giày cao gót khiến nhức mỏi chân tay.
- Do tác dụng phụ của thuốc, bao gồm thuốc tăng huyết áp, thuốc điều trị ung thư.
- Lạm dụng chất kích thích.
Nhức mỏi tay chân thường xuyên có nguy hiểm không?
Triệu chứng này khá phổ biến trong sinh hoạt, vận động và lao động hàng ngày. Nếu được chăm sóc đúng cách tình trạng này có thể tự khỏi sau vài ngày. Thế nhưng, nếu triệu chứng này kéo dài và lặp đi lặp lại thường xuyên, cơn đau có xu hướng tăng dần bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nhức mỏi tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm bởi một số biến chứng nguy hiểm như:
- Tiểu tiện không tự chủ
- Bàn chân và tay bị thay đổi về hình dạng, màu sắc hay nhiệt độ
- Liệt chi, teo cơ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong khi sinh hoạt, di chuyển, làm việc và vận động.
- Đau đầu, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, co giật, khó thở
- Nguy hiểm hơn cả là dẫn đến khối u, ung thư chèn ép vào hệ thống dây thần kinh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng nhức mỏi tay chân và những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bệnh nhân cần đến phòng khám Maple để xác định chính xác nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân là dấu hiệu của bệnh gì để tìm biện pháp điều trị phù hợp.
Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ