Banner Promotion 8/3 article

Các Dấu Hiệu Suy Giãn Tĩnh Mạch Thường Gặp Và Cách Điều Trị

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Tình trạng người bệnh mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Đây là hiện tượng đáng báo động bởi bệnh lý này có liên quan tới tim mạch. Đối tượng thường mắc bệnh chủ yếu là người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch, người béo phì. Vậy biểu hiện và cách điều trị của những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch như thế nào? Cùng đọc bài viết để có thông tin cụ thể về bệnh lý này.

Tình trạng giãn tĩnh mạch chân: Bệnh lý nguy hiểm không thể lơ là

Những biểu hiện và triệu chứng của hiện tượng giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân hay giãn tĩnh mạch chi dưới có liên quan đến các vấn đề tim mạch. Bệnh xuất hiện khi máu lưu thông về tim bị rối loạn, chủ yếu là do cấu tạo của thành mạch. Khi mắc bệnh, mạch máu xung quanh biến dạng, chân có những tổn thương bất thường. Không chỉ xuất hiện ở chân, giãn tĩnh mạch còn có thể gặp ở cánh tay, bả vai hay bất cứ bộ phận nào.

Những biểu hiện và triệu chứng của hiện tượng giãn tĩnh mạch chân

Thời gian đầu, người bệnh chỉ gặp một số hiện tượng như đau mỏi chân, chân nặng nề hơn, có dấu hiệu phù nề, hay bị chuột rút. Bởi những hiện tượng này khá đơn giản nên nhiều người thường chủ quan, không điều trị. 

Trong thời gian sau,  giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gây nên một số biểu hiện nghiêm trọng:

  • Phù chân: có thể bị phù từ mắt cá chân đến bắp chân. Một số người bị phụ ở bàn chân sẽ rất khó để đi giày dép bình thường.

Phù chân

  • Bị chàm da: Da dễ bị thay đổi màu xanh tím hoặc xanh do máu ứ đọng quá lâu ở tĩnh mạch.

Bị chàm da

  • Chân bị đau nhức, nặng nề.

Chân bị đau nhức, nặng nề

  • Loét da chân: đây là hiện tượng xảy ra khi bệnh đã có những chuyển biến phức tạp, dễ bị nhiễm trùng.

Loét da chân

Các hiện tượng trên sẽ xảy ra rõ ràng hơn khi đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Đặc biệt, triệu chứng sẽ rõ ràng khi đêm thức giấc hoặc sáng ngủ dậy. Một số biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch như viêm loét ra, tắc động mạch, tĩnh mạch.

Những nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân phổ biến

Khi van tĩnh mạch yếu hay bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng máu ứ đọng. Khi máu không lưu thông, ở nguyên một vị trí hiện tượng suy giãn tĩnh mạch xuất hiện. Một số nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này gồm:

  • Do tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ bị mắc bệnh nhiều hơn. Khi cơ thể lão hóa, van tĩnh mạch hao mòn và giảm khả năng bơm máu về tim.
  • Giãn tĩnh mạch tiên phát.
  • Do giới tính, nữ giới là đối tượng mắc bệnh nhiều hơn: Bởi sự thay đổi của nội tiết tố do kinh nguyệt, sinh nở và mãn kinh nên nữ giới có khả năng bị nhiều hơn.
  • Phụ nữ ở thời kỳ mang thai: Rất nhiều bà mẹ mang thai gặp tình trạng này bởi văn tin ở tĩnh mạch phải hoạt động nhiều. Điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân.
  • Do di truyền: Khi các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng bạn bị mắc bệnh cũng rất cao.
  • Do béo phì: Bởi cơ thể nặng nề nên tĩnh mạch ở chân phải chịu sự đè nén.
  • Do đứng hoặc ngồi lâu ở một vị trí: Tình trạng này khiến máu khó lưu thông hơn bình thường.
  • Có khối u gây chèn ép lên tĩnh mạch.

Những nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân phổ biến

Một số cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau để hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới tại nhà:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên, tránh để chân phải chịu áp lực nặng do trọng lượng cơ thể.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu cùng một vị trí.
  • Khi gặp những dấu hiệu ban đầu của tình trạng dạng tĩnh mạch, bạn cần xoa bóp nhẹ, massage với dầu nóng.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng thích hợp, ăn đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và chất đạm.
  • Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, đi thăm khám và điều trị sớm khi thấy các dấu hiệu của giãn tĩnh mạch.

Một số cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

XEM THÊM: Phương pháp giãn cơ giúp phòng ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch chân

Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả nhất

Khi phát hiện sớm tình trạng bệnh Và có phương pháp điều trị đúng người bệnh sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường. Ở phụ nữ mang thai, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 năm sau sinh. Một số hình thức điều trị phổ biến nhất hiện nay gồm:

  • Dùng vớ y khoa: Vớ y khoa là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân phổ biến. Vớ có tác dụng bó sát chân, hỗ trợ quá trình vận chuyển máu từ tĩnh mạch về tim tốt hơn.

Dùng vớ y khoa

  • Sử dụng sóng cao tần hay laser: Đây là việc làm sử dụng các bước sóng ở tần số cao, mục đích để thu nhỏ tĩnh mạch. Hình thức này chủ yếu dùng cho những người bệnh đã chuyển qua giai đoạn có biến chứng.

Sử dụng sóng cao tần hay laser

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng phải sử dụng khi người bệnh có những biến chứng nguy hiểm.

Phẩu thuật

XEM THÊM: Phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng với người bệnh

Cách phòng tránh giãn tĩnh mạch chi dưới

Một số lời khuyên cho bạn để phòng tránh tình trạng này gồm:

  • Tránh đứng hoặc ngồi lâu tại chỗ. Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc tại văn phòng.
  • Để chân cao khi ngồi hay nằm nghỉ.
  • Chế độ ăn uống phù hợp, chứa nhiều chất xơ, tránh béo phì.
  • Tập các bài tập làm giãn cơ chân phù hợp.
  • Tập hít thở chủ động, đúng cách để điều hòa nhịp tim.

Cách phòng tránh giãn tĩnh mạch chi dưới

Mỗi chúng ta đều có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là căn bệnh có thể đem đến nhiều hệ lụy nên bạn không nên lơ là. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt, có lối sống lành mạnh, hợp lý. Đặc biệt, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner promotion 8/3
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Niềng răng free Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner promotion 8/3
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ