Tập vật lý trị liệu tại nhà và những điều bạn cần biết
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười một 8, 2023
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Vật lý trị liệu tại nhà là một phương pháp được các bác sĩ quan tâm và áp dụng trong phác đồ điều trị gần đây nhờ vào hiệu quả và tiện ích mà nó mang lại cho người bệnh. Các bài tập phục hồi chức năng tại nhà đang được các chuyên gia khuyến khích thực hành. Mặc dù không phải là một kỹ thuật mới trong y khoa thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về đối tượng và cách thức thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích và cách để áp dụng phương pháp này nhé.
1. Tổng quan và lợi ích của việc tập vật lý trị liệu tại nhà
1.1. Vật lý trị liệu là gì?
Trị liệu bằng phương pháp vật lý hay còn gọi là phương pháp phục hồi chức năng mang lại rủi ro khá thấp, đề cao sự an toàn cho bệnh nhân giúp duy trì, khôi phục và cải thiện chức năng phản xạ, vận động và khả năng hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, trong phạm vi điều trị các bệnh liên quan đến cơ, xương, khớp và thần kinh, vật lý trị liệu trở thành một phần không thể thiếu của phác đồ điều trị.
Các hình thức chữa trị bằng vật lý trị liệu được sử dụng như lực cơ học, các dạng sóng âm, nhiệt độ, ánh sáng,...
Phương pháp phục hồi chức năng này có hai hình thức và kỹ thuật khác nhau là phương pháp trị liệu chủ động và phương pháp trị liệu bị động:
- Phương pháp trị liệu chủ động dựa trên việc áp dụng các bài tập đơn giản mà bệnh nhân có thể tự thực hiện nhưng thường đi kèm với sự hỗ trợ của các công cụ như đi bộ, đạp xe, hoặc các dụng cụ tương tự.
- Phương pháp trị liệu bị động bao gồm việc sử dụng các phương pháp như nhiệt, ánh sáng, kích thích điện, sóng âm, nắn hoặc xoa bóp bằng tay, nhằm tác động trực tiếp lên các mô và dây thần kinh. Đây là những phương pháp không yêu cầu sự tham gia chủ động từ bệnh nhân và thường được thực hiện bởi các chuyên gia.
1.2. Có thể tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại nhà được không?
Các bài tập phục hồi chức năng tại nhà chỉ nên được khuyến khích theo chỉ dẫn từ các bác sĩ và chuyên gia có chuyên môn. Do đó, chỉ những người có chấn thương nhẹ mới có thể tự thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà theo hướng dẫn.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để được hướng dẫn bài tập phù hợp và hạn chế nguy cơ tập sai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
Đối với những người có tình trạng bệnh nặng hơn, ví dụ sau phẫu thuật và cần phục hồi chức năng cơ thể, việc tập luyện trực tiếp tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên sẽ mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho quá trình trị liệu của người bệnh.
1.3. Đối tượng cần tập vật lý trị liệu?
Đối tượng cần thực hiện tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bao gồm:
- Những người mắc các bệnh về cơ xương khớp: Những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, đau nhức cơ xương khớp, gặp các chấn thương về xương khớp, cơ bắp cần phục hồi, viêm khớp, thoái hóa khớp, vẹo cột sống....
- Vận động viên hoặc người tập thể thao: Người thường xuyên đối mặt với căng thẳng cơ, cần tập phục hồi chức năng chân, chấn thương và mất cân bằng,...
- Những người mắc các bệnh về thần kinh: Bao gồm mất khả năng vận động, bại não, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống, đột quỵ....
- Phục hồi sau hậu phẫu thuật: Bệnh nhân phục hồi sau tai biến, phẫu thuật liên quan đến xương khớp, thần kinh cột sống, não,..
- Các chứng bệnh khác: Bao gồm như rối loạn di truyền, tự kỷ, cao huyết áp, đau dạ dày, hô hấp, mất ngủ, đau đầu, người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính,...
1.4. Lợi ích của việc tập vật lý trị liệu
Hiện nay trị liệu bằng phương pháp vật lý thường được kết hợp điều trị song song với những phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng cơ thể. Đặc biệt, đối với các bệnh cơ xương khớp, phục hồi chức năng chân,... giúp hạn chế tình trạng teo cơ ở người bệnh.
Các lợi ích của vật lý trị liệu bao gồm:
- Hiệu quả điều trị rõ ràng trong những lần đầu: Vật lý trị liệu mang lại hiệu quả rõ ràng ngay từ những lần trị liệu đầu tiên, bệnh nhân có thể cảm nhận các cơn đau được cải thiện theo từng ngày.
- Rút ngắn thời gian điều trị: Với sự tập trung và xử lý điều trị đúng vùng chức năng cần thiết, phương pháp hoàn toàn không xâm lấn nên thời gian phục hồi sau điều trị ngắn mà vẫn giúp đạt hiệu quả cao. Điều này mang lại sự ổn định cho bệnh nhân và giúp rút ngắn quá trình điều trị.
- Hạn chế tình trạng bị lệ thuộc thuốc giảm đau: Vật lý trị liệu là phương pháp không phụ thuộc quá nhiều vào việc dùng thuốc giảm đau hoặc chống viêm. Thay vì dùng thuốc, vật lý trị liệu tập trung vào việc giảm đau và cải thiện triệu chứng của bệnh nhân. Kết hợp điều trị song song vật lý trị liệu hoặc thay thế hoàn toàn thuốc giảm đau giúp giảm thiểu tần suất sử dụng thuốc và tối ưu sức khỏe tổng quát.
2. Hướng dẫn tập vật lý trị liệu tại nhà và những điều cần lưu ý
2.1. Hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng đơn giản tại nhà
Dưới đây là một số bài tập phục hồi chức năng đơn giản mà chúng tôi gợi ý để có thể áp dụng cho bệnh nhân cơ-xương-khớp nhằm tập trung vào việc phục hồi chức năng tại nhà.
- Bài tập kéo căng cổ tay, khớp vai:
Bước 1: Chọn tư thế ngồi hoặc đứng.
Bước 2: Đan 2 bàn tay vào nhau, giữ tay ở một vị trí thẳng và nâng cổ tay lên cao qua đầu, kéo căng hết sức.
Bước 3: Giữ trong vài giây trước khi thả xuống. Lặp lại bài tập này 10 lần. - Bài tập uốn gối:
Bước 1: Nằm ngửa thẳng lưng trên sàn và uốn cong đầu gối.
Bước 2: Dùng cơ gối để uốn gối và từ từ đẩy chân lên cao, kéo căng cơ ở chân nhất có thể sau đó giữ trong vài giây trước khi giảm xuống. Làm lại bài tập này 10 lần. - Bài tập kéo tựa lưng:
Bước 1: Đứng thẳng trên tường và hai cánh tay duỗi thẳng. Đưa hai tay lên cao để kéo tựa lưng về sau và cùng lúc cố gắng duỗi thẳng lưng nhất có thể.
Bước 2: Giữ trong vài giây rồi thả xuống. Làm lại bài tập này 10 lần. - Bài tập nâng chân giúp phục hồi chức năng chân:
Bước 1: Nằm thẳng người trên sàn và kéo một chân trái gập lại, chân phải duỗi thẳng.
Bước 2: Nâng thẳng chân phải lên cao bằng đầu gối giữ yên vài giây rồi từ từ hạ xuống.
Bước 3: Đây là bài tập phục hồi chức năng chân giúp bệnh nhân cải thiện hiệu quả điều trị nếu áp dụng từ 10-15 lần/ngày.
2.2. Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu tại nhà
Để thực hiện trị liệu vật lý phục hồi chức năng tại nhà, có các yếu tố quan trọng cần được xem xét để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bao gồm:
- Chuẩn bị không gian và dụng cụ: Tạo một không gian thoải mái và đủ rộng, cung cấp đầy đủ dụng cụ và thiết bị như tạ, băng cao su để thực hiện đúng bài tập và quản lý quá trình trị liệu.
- Kỹ thuật thực hiện: Tuân thủ kỹ thuật thực hiện chính xác các động tác và tư thế, có thể nhờ sự hướng dẫn từ chuyên gia hoặc bác sĩ vào thời gian đầu.
- Các biện pháp an toàn khi tập: Sử dụng trợ giúp khi cần, hạn chế tập quá sức và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như giữ thẳng lưng và hạn chế chấn thương.
- Lựa chọn phương pháp và liệu trình phù hợp: Tiến hành bài tập và phác đồ điều trị cá nhân hóa để tối ưu hiệu quả dựa trên nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bạn.
- Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia: Trang bị kiến thức và kỹ năng đầy đủ, và nếu xảy ra sự cố hoặc cơn đau đột ngột, dừng ngay bài tập và tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia, bác sĩ hay kỹ thuật viên để được trợ giúp, theo dõi và hướng dẫn đúng cách. Điều này sẽ đảm bảo an toàn và tối ưu hóa quá trình tập.
Tập vật lý trị liệu tại nhà là một phương pháp giúp cải thiện các chấn thương cho người bệnh. Tuy nhiên, để điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra các vấn đề xương khớp và bệnh tật, chỉ áp dụng vật lý trị liệu thôi là chưa đủ. Chưa kể những trường hợp nếu tập sai cách có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên, liệu pháp tốt nhất để chữa trị hiệu quả là nên đến những cơ sở uy tín chuyên về cơ - xương - khớp hoặc tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia để có thể kết hợp đúng cách việc tập vật lý trị liệu tại nhà và tránh nguy cơ tái phát về sau.
Hệ thống phòng khám của chúng tôi:
Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
Bài viết liên quan:
ĐẶT LỊCH HẸN
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ