Banner Promotion 8/3 article

Bật mí phương pháp điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả, an toàn từ chuyên gia

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Hiện nay, bệnh thấp khớp ngày càng trở nên phổ biến. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt trong độ tuổi 40 – 60. Người bệnh cảm thấy đau nhức, cứng khớp và tình trạng này nặng hơn khi thời tiết trở lạnh. 

Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh thấp khớp là gì? Bệnh được điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây.

Bật mí phương pháp điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả, an toàn từ chuyên gia

Bệnh thấp khớp là gì?

Bệnh thấp khớp hay còn có thể gọi là viêm thấp khớp ảnh hưởng đến hệ xương khớp, cơ bắp của cơ thể. Đây là bệnh lý có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do rối loạn hệ thống miễn dịch, hệ thống này lại chống lại chính các tế bào trong cơ thể.  

Bệnh thấp khớp là gì?

Phân loại bệnh thấp khớp

Dựa vào mối liên quan tới khớp

Với các phân chia này, bệnh thấp khớp được chia thành 2 dạng:

  • Dạng 1: Có liên quan đến khớp: bao gồm một số bệnh lý như viêm đốt sống, lupus, viêm khớp dạng thấp, gout,…
  • Dạng 2: Không liên quan đến khớp: ảnh hưởng đến sức khỏe của các mô và cơ. 
Phân loại bệnh thấp khớp

Dựa vào diễn biến bệnh

  • Bệnh thấp khớp cấp tính: Nguyên nhân gây bệnh là do Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A) tấn công vào vùng hầu họng. Bệnh lý này gây nhiều tổn thương đến các bộ phận như thần kinh, khớp, da, thận, tim,…Trong đó, khớp là vị trí dễ bị tổn thương nhất. Bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 15 tuổi. 
  • Bệnh thấp khớp mạn tính: Thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên (từ 40 – 60 tuổi). Bệnh nhân có cảm giác đau nhức, cứng khớp kéo dài. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh như: 

  • Cứng khớp, đặc biệt là sau khi bệnh nhân hoạt động hay buổi sáng trước khi ngủ dậy. Thời gian cứng khớp có thể kéo dài trong 1 – 2 tiếng, thậm chí cả ngày. 
  • Khớp sưng nóng, yếu dần.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt và sút cân không rõ lý do.
  • Khớp bị biến dạng, triệu chứng này xảy ra khi mọi người không phát hiện và điều trị thấp khớp sớm. 

Trong thời gian đầu, bệnh thường gây ảnh hưởng đến một số các khớp nhỏ như khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp bàn chân, ngón chân. Nếu bệnh diễn biến sang giai đoạn nặng có thể lây lan sang khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay,…Phần lớn bệnh xảy ra đối xứng ở cả 2 bên. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp

Ngoài ra, bệnh có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận khác như mắt, tim, phổi, da, thận, mô thần kinh,…

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh khớp

Cho đến nay, chưa có bằng chứng cụ thể giải thích nguyên nhân gây bệnh khớp. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học đều chấp nhận nguyên nhân điển hình sau:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, sức khỏe của cơ thể dần yếu đi. Một trong những triệu chứng thường gặp là nhiễm trùng cơ xương gây bệnh thấp khớp gây phá hủy lớp sụn và các khớp bị biến dạng. 
  • Gen di truyền: Nếu gia đình có người có tiền sử hay mắc bệnh thấp khớp thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. 
  • Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu các chất dinh dưỡng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp khớp. Đặc biệt là thiếu một số dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho xương. 
  • Thừa cân: Theo thống kê, người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn người bình thường tới 34%. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể quá lớn tạo áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân,… 
  • Do tính chất công việc: Nhân viên văn phòng, nhân viên spa, nông dân, họa sĩ,…là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Do lạm dụng các chất kích thích: Theo số liệu báo cáo của hội thảo khoa học về xương khớp thì có tới 35% bệnh nhân mắc bệnh xương khớp có sử dụng một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,…
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh khớp

Chẩn đoán thấp khớp như thế nào?

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của thấp khớp thường dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác. Do vậy, để chẩn đoán thấp khớp cần dựa vào một số xét nghiệm sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành kiểm tra phản xạ của khớp, phần khớp bị sưng tấy.
  • Chụp X – quang
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này nhằm đánh giá mức độ của bệnh thấp khớp. 
Chẩn đoán thấp khớp như thế nào?

Điều trị bệnh thấp khớp như thế nào?

Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị chỉ làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. 

Dùng thuốc Tây

Dựa vào thời gian mắc bệnh, tình trạng và mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp. Một số thuốc thường được khuyên dùng như:

  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): paracetamol, diclofenac, celecoxib,…
  • Nhóm thuốc Steroid: prednisone,…
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs: Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp đồng thời bảo vệ mô và khớp.
Điều trị bệnh thấp khớp như thế nào? - Dùng thuốc tây

Vật lý trị liệu 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây điều trị thấp khớp, bệnh nhân có thể kết hợp các bài tập trong vật lý trị liệu để tăng tác dụng điều trị bệnh. Một số bài tập thường được áp dụng như đi bộ, yoga,…

Phẫu thuật

Khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc và vật lý trị liệu, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân bị tổn thương khớp nặng, gây ra nhiều biến chứng và không có khả năng phục hồi bệnh. 

Điều trị bệnh thấp khớp bằng phương pháp phẫu thuật có thể tiến hành ở 3 dạng:

  • Thay khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần khớp bị hỏng và thay thế bằng xương nhân tạo. Phương pháp này thường được áp dụng để thay khớp xương đầu gối và xương đùi. 
  • Joint Fusion: Nếu xương không được thay, bề mặt khớp bị viêm sẽ được loại bỏ và tiến hành sắp xếp lại. 
  • Giải phẫu gân: Bệnh thấp khớp có thể dẫn đến hỏng gân. Bác sĩ tiến hành giải phẫu gân bị hỏng và nâng cao sức đề kháng của khớp. 

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh thấp khớp

Người bệnh thấp khớp nên ăn gì?

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E như cà rốt, các loại rau xanh, vừng lạc, bơ, khoai lang,…Bên cạnh đó, chúng còn chứa các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ xương khớp hiệu quả.
  • Tăng cường các thực phẩm như nấm đông cô, mộc nhĩ do có tác dụng giảm đau tự nhiên.
  • Thực phẩm giàu acid béo omega 3 như cá trích, cá hồi, cá thu,…có khả năng giúp giảm đau, kháng viêm, loại bỏ tình trạng cứng khớp do bệnh gây ra.
  • Bổ sung một số loại trái cây như dứa, chanh, đu đủ,…vào thực đơn hàng ngày do có chứa hàm lượng lớn vitamin C và có tính kháng viêm tốt cho cơ thể. 
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh thấp khớp

Người bệnh thấp khớp kiêng ăn gì? 

Người bệnh khớp cần phải kiêng một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn nhanh.
  • Thực phẩm chứa nhiều photpho như thịt chế biến sẵn, cà chua, thịt đỏ, măng, nội tạng động vật,…
  • Hạn chế muối, đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hạn chế một số loại rau củ chứa nhiều acid oxalic như củ cải, mặn, nam việt quất,…
  • Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn, hút thuốc lá,…

Xem thêm: Bật mí những mẹo chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả ngay tại nhà.

Người bệnh thấp khớp kiêng ăn gì? 

Trên đây là một số thông tin về bệnh thấp khớp và chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân thấp khớp. Bạn đọc có thể tham khảo và “bỏ túi” thêm cho mình một số kiến thức hữu ích về bệnh giúp bảo vệ bản thân và gia đình. Nếu thấy những thông tin này hữu ích hãy chia sẻ đến với mọi người cùng biết nhé. Phòng khám Maple cảm ơn bạn!

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner promotion 8/3
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Niềng răng free Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner promotion 8/3
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ