Đau cẳng chân và cách xử lý triệt để khi gặp tình trạng này

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Đau cẳng chân là tình trạng chấn thương hay tổn thương ở chân. Những cơn đau ở cẳng chân có thể dai dẳng, dội. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan với những cơn đau nhức ở vùng cẳng chân. Đây có thể hiện tượng báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy bạn cần đến gặp bác sĩ khi các cơn đau xuất hiện.

Đau cẳng chân và cách xử triệt để khi gặp tình trạng này
Đau cẳng chân và cách xử triệt để khi gặp tình trạng này

Đau cẳng chân và những thông tin liên quan

Những cơn đau ở vùng cẳng chân có thể khiến người bệnh đi lại khó khăn. Nhiều người có thể bị những cơn đau ảnh hưởng khiến việc sinh hoạt, vận động không theo ý muốn. Những cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khiến người bệnh di chuyển khó khăn. Nhiều người gặp những cơn đau trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng sốt, ớn lạnh. Lúc này, bạn cần đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Đau cẳng chân và những thông tin liên quan
Đau cẳng chân và những thông tin liên quan

Khi đau cẳng chân người bệnh thường bị đau ở vùng xương chày. Đây là một xương lớn nằm ở cẳng chân. Đối tượng đau thường gặp nhất là người di chuyển nhiều và vận động ở cẳng chân liên tục. Chủ yếu là vận động viên thể thao các môn điền kinh, nhảy xa hay diễn viên múa.

Nhiều người đặt tên gọi khác cho hiện tượng này là hội chứng căng xương chày. Khi tập luyện hay vận động quá sức, người bệnh có thể bị căng cơ dây chằng và xương. Nhiều người bệnh có thể khỏi sau thời gian nghỉ ngơi tại chỗ .

Khi bị đau ở vùng cẳng chân, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài dọc theo xương chày. Những cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi bạn di chuyển hay đi lại. Các cơn đau xuất hiện nhiều về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Có nhiều người xuất hiện các cơn đau lan ra các vùng khác như đùi, bàn chân, bắp chân hay cả ngón chân. Bạn cần đến gặp bác sĩ khi những triệu chứng trên kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, đi lại không bình thường.

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng cẳng chân

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng cẳng chân
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng cẳng chân

Tình trạng đau ở cẳng chân có thể xuất hiện do một số hiện tượng như:

  • Do chuột rút: lúc này những cơn đau xuất hiện đột ngột, làm căng cứng dữ dội ở cẳng chân. Người bệnh bị chuột rút nhiều khi cơ thể mệt mỏi hoặc bị mất nước do chơi thể thao ở cường độ cao. Đặc biệt, bà mẹ mang thai cũng rất thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút. Lúc này, bạn cần nghỉ ngơi và thực hiện những động tác xoa bóp vừa phải ở vùng cẳng chân.
  • Do tình trạng viêm gân: những người bị tình trạng viêm gân thường xuất hiện những cơn đau ở cẳng chân. Những cơn đau này có thể khiến chân bị sưng đau, nổi đỏ. Phần gân có thể bị viêm do bị rách khi sử dụng cơ bắp chân quá sức. Lúc này, người bệnh có thể thực hiện việc giảm đau tại chỗ bằng cách nghỉ ngơi hoặc chườm đá.
  • Do gãy chân hay bong gân: cơn đau có thể xuất hiện liên tục và đột ngột dữ dội. Bạn cần đến ngay những cơ sở ý tế nếu gặp tình trạng gãy chân dẫn đến đau ở cẳng chân. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số phương pháp khác như nghỉ ngơi tại chỗ, chườm lạnh, băng bó để giảm đau nhanh.
  • Những người bệnh bị giãn tĩnh mạch hoặc tắc tĩnh mạch cũng có thể gặp phải tình trạng đau ở cẳng chân.
  • Những người bị đau thần kinh tọa cũng có thể gặp phải tình trạng đau ở cẳng chân. Khi những rễ thần kinh chịu áp lực nặng nề do thoát vị đĩa đệm gây nên, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, mệt mỏi, tê bì ở vùng chân.

Người bệnh cần lưu ý thăm khám và điều trị tại những cơ sở y tế chuyên khoa khi bị đau. Những biểu hiện cho thấy bạn cần thăm khám ngay với tình trạng đau ở chân gồm:

  • Việc di chuyển, đi lại, vận động gặp nhiều khó khăn. Vùng cẳng chân có thể bị biến dạng.
  • Những cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm, đau không thuyên giảm kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Những cơn đau ở chân kéo dài vài ngày không dứt.
  • Có xuất hiện tình trạng nóng rát ở vùng bị đau, sốt, sưng đỏ, người ớn lạnh, đổ mồ hôi nhiều.
  • Vùng cẳng chân bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ.

Điều trị tình trạng đau cẳng chân tại nhà như thế nào?

Bạn có thể điều trị tình trạng đau ở vùng cẳng chân tại nhà. Tuy nhiên việc điều trị tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Những phương pháp này không thể điều trị một số bệnh lý khiến tình trạng đau cẳng chân diễn ra. Một số phương pháp để điều trị tại nhà phổ biến gồm:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ, không sử dụng và hoạt động vùng chân bị đau trong ít nhất một ngày.
  • Thực hiện phương pháp chườm nóng và chườm lạnh luân phiên.
  • Thực hiện phương pháp băng bó để cố định vùng cẳng chân bị đau.
  • Kê cao chân so với tim để giảm tình trạng tụ máu.
  • Thực hiện những động tác giãn cơ nhẹ nhàng, phù hợp. Có thể thực hiện những động tác xoa bóp, massage thích hợp.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng liều lượng và quy cách để tránh tác dụng phụ gây nên.

Những phương pháp điều trị các cơn đau ở cẳng chân hiệu quả nhất

Tư thế căng cơ chân
Tư thế căng cơ chân

Để điều trị dứt điểm tình trạng đau ở vùng cẳng chân, bạn cần đến những cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra lộ trình điều trị thích hợp. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa tìm được địa chỉ điều trị cho mình hãy đến với Maple Healthcare. Đây là một trong những cơ sở đầu ngành trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp hiệu quả.

Tại phòng khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh lý cho từng người bệnh. Với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cùng trình độ bác sĩ với tay nghề cao, bạn sẽ được chăm sóc một cách tận tình và chu đáo.

Tại phòng khám Maple, phương pháp được dùng để điều trị đau cẳng chân được đưa ra cho từng bệnh nhân khác nhau. Biết được mỗi người bệnh là một thể trạng, cơ địa khác nhau nên phương pháp điều trị có sự thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, không xâm lấn và các bác sĩ lựa chọn nhiều.

  • Điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Đây là phương pháp hàng đầu được các bác sĩ tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Người bệnh sẽ được chăm sóc bằng cách đưa các khớp xương về đúng vị trí ban đầu. Cách làm này giúp người bệnh giảm đau nhanh, điều trị tận gốc vấn đề về cơ xương khớp.
  • Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cũng được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Trong điều trị cơ xương khớp, hai phương pháp này sẽ làm người bệnh tăng sức mạnh của cơ bắp, lấy lại sự linh hoạt về khả năng vận động. Người bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện các vấn đề về cơ xương khớp, hoạt động trở nên thoải mái bình thường.
  • Sử dụng liệu pháp giãn cơ chuyên khoa. Đối với những vận động viên thể thao, liệu pháp giãn cơ và trị liệu cơ MRT được lựa chọn. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau, hạn chế tình trạng đau tái phát.

Ngăn chặn những cơn đau ở cẳng chân xuất hiện và tái phát

Để hạn chế tình trạng đau cẳng chân xuất hiện, bạn cần lưu ý một số phương pháp sau:

  • Thực hiện việc khởi động và giãn cơ trước và sau khi tập luyện thể thao.
  • Tránh để cơ thể mất nước khi chơi thể thao hay vận động quá sức.
  • Cần tuân thủ luật chơi cũng như phương pháp tập luyện mà các chuyên gia đưa ra.
  • Lựa chọn giày dép phù hợp với cơ thể, tránh đi giày cao trong thời gian dài.
  • Có thể thực hiện một số bài tập bổ trợ sức mạnh ở vùng cơ bắp chân.
  • Cần chăm sóc cơ thể bằng việc sinh hoạt, ăn ngủ điều độ và hợp lý.

Hy vọng những thông tin về hiện tượng đau cẳng chân bên trên đã giúp bạn có cái nhìn chính xác về bệnh lý này. Tình trạng chủ yếu gặp phải ở những người tập luyện cường độ quá cao. Bởi vậy, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc phù hợp với mình để tránh những tổn thương và các cơn đau ở chân. Maple luôn đồng hành và sẵn sàng giúp bạn giảm những cơn đau ở cẳng chân hiệu quả, nhanh chóng nhất.

XEM THÊM: Liệt cứng di chuyền - Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Cross banner Maple Healthcare Đặt hẹn ngay
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT LỊCH HẸN

Cross banner Maple Healthcare Đặt hẹn ngay
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ