Đau khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng chín 15, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Khớp cổ chân là bộ phận chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển đi lại nên cũng dễ bị đau và tổn thương nhất. Tình trạng đau khớp cổ chân có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ giới tính nào. Ngay khi thấy đau khớp cổ chân, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Đau khớp cổ chân là bệnh gì?
Khớp cổ chân hay còn được gọi là mắt cá chân. Đau khớp cổ chân là tình trạng đau nhức, ngứa, tê, bầm khi bị tổn thương. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân đi bộ do các khớp cổ chân căng giãn và độ uốn cong lặp đi lặp lại mỗi khi đi bộ.
Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân
Đau khớp cổ chân do bong gân
Khi dây chằng xung quanh khớp cổ chân giãn ra quá mức gây rách một phần hay toàn bộ dây chằng bị chấn thương gây ra hiện tượng đau khớp cổ chân. Đau khớp cổ chân do bong gân thường xảy ra khi người bệnh chơi thể thao, chạy bộ hay té ngã,…
Đối tượng có nguy cơ cao là người thừa cân, các vận động viên, người cao tuổi. Mỗi đối tượng sẽ có mức tổn thương khác nhau:
- Bong gân nhẹ: Xảy ra khi dây chằng bị tổn thương ở mức độ nhẹ, chưa rách hay đứt.
- Bong gân vừa: Dây chằng bị đứt một phần
- Bong gân nặng: Đứt hoàn toàn dây chằng
Dấu hiệu nhận biết đau khớp cổ chân do bong gân:
- Nghe rõ tiếng trật chân lúc gặp chấn thương
- Cảm thấy đau hơn khi di chuyển
- Cổ chân sưng tấy
- Vùng da xung quanh khớp bầm tím
- Nếu gặp chấn thương nặng cơn đau xuất hiện nghiêm trọng và dữ dội hơn
- Chân tê
Đau khớp cổ chân do thoái hóa khớp
Một trong nhiều nguyên nhân gây đau khớp cổ chân là thoái hóa khớp. Tình trạng này xảy ra do sụn khớp bị tổn thương, mất sự cân bằng nên không thể tái tạo các sụn mới và chức năng của khớp bị suy giảm. Đau khớp cổ chân do thoái hóa khớp có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau, trong đó phần lớn là ở người cao tuổi.
Biểu hiện của đau khớp cổ chân do thoái hóa khớp:
- Cổ chân bị đau nhức, khả năng di chuyển vận động bị hạn chế
- Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo mỗi khi cử động
- Cứng cơ vào mỗi khi thức dậy, thời gian cứng khớp trong khoảng từ 10 – 30 phút.
- Cơn đau có thể giảm khi nghỉ ngơi
Thoái hóa khớp cổ chân nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp, mất khả năng vận động.
Đau khớp cổ chân do gout
Gout là bệnh lý mạn tính, là một dạng viêm khớp xuất hiện ở cổ chân, đầu gối, ngón chân,…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nồng độ acid uric tăng cao trong máu làm lắng đọng các tinh thể muối urat natri tại khớp.
Ngoài đau khớp cổ chân, người mắc bệnh gout còn cảm thấy:
- Xuất hiện cảm giác nóng và sưng các khớp, đặc biệt là cổ chân và ngón chân cái
- Cơn đau thường xuất hiện dữ dội và thường kéo dài trong vài giờ
- Có cảm giác ngứa tại vị trí viêm
- Xung quanh vị trí đau dần sưng lên, tím đỏ.
Đau khớp cổ chân do viêm khớp dạng thấp
Một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua khiến bạn bị đau khớp cổ chân là viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường xảy ra khi sụn khớp, xương sụn dưới và màng bao hoạt dịch bị tổn thương gây ra cảm giác đau và tình trạng sưng, viêm.
Triệu chứng thường gặp của viêm khớp dạng thấp:
- Khớp cổ chân bị đau nhức, bệnh nhân khó vận động, di chuyển.
- Khớp co cứng vào mỗi buổi sáng, thời gian cứng khớp khoảng hơn 1 giờ.
- Đau nhức khớp có thể đi kèm với sưng viêm, nóng và tấy đỏ.
Ngoài ra, người bệnh thường gặp một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt cao, mụn nhọt ở chân, tê chân hay tay,…
Đau khớp cổ chân do viêm gân
Khi cơ thể hoạt động nhiều dây chằng dễ bị tổn thương gây viêm khiến cổ chân đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra ở những vận động viên, người thường xuyên chơi thể thao, làm việc nặng,…
Triệu chứng của viêm gân bao gồm:
- Khớp cổ chân bị đau nhức, sưng tấy
- Khớp đầu gối nóng rát
Chẩn đoán đau khớp cổ chân như thế nào?
Để xác định chính xác mức độ đau khớp cổ chân, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hàng thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như:
Chụp X-quang
Xét nghiệm X-quang giúp bác sĩ chẩn đoán được mức độ tổn thương của sụn khớp.
Chụp MRI
Khi xét nghiệm X-quang không được rõ nét thì bệnh nhân được chỉ định chụp MRI. Ưu điểm nổi bật của phương pháp xét nghiệm này là:
- Bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ
- Độ phân giải hình ảnh tốt hơn
- Đa lát cắt
Phòng ngừa đau khớp cổ chân
Đau khớp cổ chân có thể phòng ngừa thông qua một số biện pháp dưới đây:
- Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp, tránh tình trạng thừa cân, béo phì để hạn chế gia tăng áp lực lên khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh khoa học. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, acid béo omega 3,…
- Không uống rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc,…
- Hạn chế mang giày dép quá cao.
Xem thêm: Viêm cơ tay: Triệu chứng nguy hiểm bạn không nên bỏ qua
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng đau khớp cổ chân. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây bệnh để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.
ĐẶT LỊCH HẸN
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ