Promotion Book 1 get 2

Nguyên Nhân Căng Cơ Lưng Và Bí Quyết Điều Trị Hiệu Quả

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Căng cơ lưng có thể gây đau nhức dai dẳng ở vùng lưng trên, lưng dưới, bên phải, bên trái. Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh và suy giảm  chức năng sinh hoạt hàng ngày. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa chứng bệnh này, bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây.

Dấu hiệu căng cơ lưng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Căng Cơ Lưng Là Gì? Triệu Chứng Căng Cơ Lưng

Căng cơ lưng là trường hợp cơ ở vùng lưng bị căng quá mức khiến cho cơ bắp vùng cột sống suy yếu, không ổn định và gây ra cơn đau ở lưng. Đau cơ lưng xuất hiện ở nhiều khu vực: Lưng trên, lưng dưới, bên trái – bên phải lưng.

Bạn có thể nhận biết căng cơ vùng lưng bằng các triệu chứng thông thường sau:

  • Đau vùng thắt lưng âm ỉ, có thể kèm theo cảm giác tê, ngứa râm ran vì rễ thần kinh bị kích thích.
  • Cơn đau thường tập trung ở lưng dưới, lan xuống vùng mông, hông.
  • Khi đứng dậy, cúi người hoặc khi bước xuống giường cơn đau bùng phát mạnh.
  • Khi hắt hơi, ho, duỗi lưng sẽ đau nhiều hơn.
  • Cơ thắt lưng căng ra khiến việc di chuyển, vận động gặp khó khăn, trở ngại.

Mặc dù có dấu hiệu nhận biết nhưng đau cơ lưng dễ nhầm lẫn với các hội chứng đau khác. Vì vậy bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị sớm.

2. Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Lưng Bị Căng Cơ

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cơ lưng

Tình trạng bị căng cơ lưng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Tư thế không đúng: Mang vác vật nặng quá sức, ngồi sai tư thế, xoắn/vặn/duỗi/gập người thường xuyên.
  • Thói quen, lối sống hàng ngày: Hút thuốc, chế độ ăn uống không khoa học, không khởi động khi chơi thể thao.
  • Chấn thương: Gặp tai nạn, bị va đập mạnh,...

3. Phương Pháp Điều Trị Căng Mỏi Lưng

Căn cơ lưng sẽ kéo theo cơn đau nhức, khó chịu âm ỉ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị dưới đây để cơn đau biến mất.

3.1. Chườm Đá, Chườm Nóng

chườm lạnh giảm đau lưng tại nhà

Khi có cơn đau, sưng tấy do chấn thương bạn hãy thực hiện chườm đá trong 10 phút (3-4 tiếng chườm 1 lần). Đến khi tình trạng sưng thuyên giảm thì chườm nóng ở vùng lưng khoảng 10 phút, làm như vậy sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm cơ thắt cơ.

3.2. Uống Thuốc Giảm Đau

Điều trị bằng thuốc

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau khi cơn đau kéo dài hoặc đau quá sức chịu đựng. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng dễ gây ra các dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau mà cần tìm phương án điều trị dứt điểm phù hợp nhất.

3.3. Massage trị liệu

Massage trị liệu là phương pháp sử dụng kỹ thuật xoa bóp, giãn cơ, tập trung tác động chuyên sâu vào từng nhóm cơ nhằm tăng cường lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi người được đào tạo chuyên sâu về massage trị liệu để đảm bảo đúng kỹ thuật, hiệu quả.

3.4. Nắn chỉnh cột sống Chiropractic

Điều trị tại nhà không dùng thuốc

Phương pháp điều trị nắn chỉnh cột sống Chiropractic đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi phương pháp này hoàn toàn không sử dụng thuốc hay xâm lấn nhưng vẫn đem đến hiệu quả tuyệt vời. Các bác sĩ Chiropractic sẽ sử dụng tay để nắn chỉnh cột sống giúp cơ thể tự chữa lành, giảm cơn đau tự nhiên. Đặc biệt phương pháp này được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn Mỹ và áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy bạn có thể yên tâm về hiệu quả, chất lượng.

4. Các Dạng Bài Tập Có Thể Thực Hiện Tại Nhà

Ngoài ra, để phòng ngừa căng cứng vùng cơ lưng bạn có thể áp dụng các bài tập thể dục, bài Yoga đơn giản tại nhà như sau:

4.1 Các Dạng Bài Tập Thể Dục Chữa Đau Lưng

Bài tập xoay người:

Bài tập xoay người

  • Bước 1: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay dang rộng sang ngang.
  • Bước 2: Xoay người sang trái, tay phải đồng thời chạm vào chân trái (giữ trong 5 giây).
  • Bước 3: Xoay người sang phải, tay trái đồng thời chạm chân phải (giữ trong 5 giây).

Lưu ý: Thực hiện các động tác liên tục trong 10 lần.

Bài tập gập người:

Bài tập gập người điều trị căng cơ lưng

  • Bước 1: Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Gập người về phía trước, cố gắng gập hẳn người, tay chạm vào ngón chân, đồng thời thở ra từ từ. Bạn giữ nguyên tư thế này trong 10 giây.

Lưu ý: Lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Bài tập vặn xoắn người:

Bài tập vặn xoắn người

  • Bước 1: Nằm thẳng người trên sàn, hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Co chân trái về phía trước ngực, hai tay ôm cẳng chân trái.
  • Bước 3: Từ từ tách tay trái sang ngang, tay phải đặt ngoải đầu gối trái.
  • Bước 4:  Vai trái chạm đất, bắt chéo chân trái qua người, kéo giãn cơ liên sườn trái.
  • Bước 5: Bạn lặp lại động tác phía đối diện.

4.2 Thực Hành Các Bài Tập Yoga Chữa Đau Lưng

Bài tập tư thế em bé:

  • Bước 1: Quỳ gối xuống sàn, hai đầu gối rộng hơn vai.
  • Bước 2: Mông đẩy về gót chân, ngực ưỡn về phía trước.
  • Bước 3: Hai cánh tay duỗi thẳng về phía trước, lòng bàn tay úp xuống sàn.
  • Bước 4: Từ từ đưa hai tay sang trái (giữ 15 giây) rồi lại đưa sang phải (giữ trong 15 giây).

Bài tập tư thế nghiêng vùng chậu:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn.
  • Bước 2: Rút đầu gối lên, bàn chân giữ thẳng song song với mặt sàn, hai tay đặt 2 bên.
  • Bước 3: Đẩy lưng dưới và đẩy phần bụng lên trên (giữ yên trong 5 giây).
  • Bước 4: Lưng thẳng, hóp bụng về phía sàn (giữ yên trong 5 giây).

Bài tập nâng chân và cánh tay:

  • Bước 1: Đầu gối và tay chống trên sàn, đồng thời siết chặt cơ bụng.
  • Bước 2: Chân phải duỗi thẳng ra sau, còn tay trái đưa ra trước mặt (song song với sàn).
  • Bước 3: Thực hiện tư thế với chân và tay ngược lại. (Mỗi tư thế giữ yên trong 5 giây).

Bài tập nằm nâng chân:

  • Bước 1: Nằm nghiêng một bên, hai chân đồng thời duỗi thẳng, xếp chồng lên nhau.
  • Bước 2: Dùng 1 tay để đỡ phần đầu rồi từ từ nâng chân cao lên. Chân nâng thẳng, bụng hóp vào để siết chặt cơ.
  • Bước 3: Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi hạ chân xuống, đổi động tác với chân còn lại.

5. Cách Phòng Ngừa Tình Trạng Căng Cơ Lưng

Nắm được cách phòng ngừa căng cơ vùng lưng sẽ giúp bạn tránh được các cơn đau nhức dai dẳng, kéo dài. Bạn có thể tham khảo một số tips sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục, khởi động kỹ trước khi tập, vận động.
  • Hạn chế ngồi yên một tư thế trong thời gian dài.
  • Hạn chế bê, vác vật nặng quá sức, nếu phải mang vác vật nặng thì bạn hãy từ từ gập đầu gối và di chuyển người đứng thẳng lên.
  • Khi nằm và ngồi giữ lưng thẳng, hạn chế áp lực lên vùng lưng.
  • Cố gắng duy trì cân nặng một cách hợp lý, có khoa học.

Tình trạng căng cơ lưng có thể xảy ra với mọi đối tượng ở các độ tuổi. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và chủ động phòng ngừa chứng bệnh là điều hết sức cần thiết. Khi vùng lưng của bạn xảy ra bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào, hãy lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để kịp thời thăm khám và điều trị.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ