Phương pháp khắc phục tình trạng đau lưng sau sinh cho mẹ bầu

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Khi mang thai và sinh con, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi lớn. Trong số đó, tình trạng đau lưng là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều mẹ bầu gặp phải sau khi sinh. Đau lưng sau sinh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng chăm sóc em bé mà còn làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng phụ nữ sau sinh bị đau lưng cũng như các biện pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh và cách khắc phục an toàn cho mẹ bầu

1. Tại Sao Phụ Nữ Sau Sinh Bị Đau Lưng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ sau sinh bị đau lưng, điển hình như sau:

1.1. Loãng Xương

Loãng xương là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng sau sinh. Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất hormone relaxin giúp nới lỏng các dây chằng và khớp để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng có thể khiến xương trở nên yếu hơn, hạn chế khả năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể.

tình trạng loãng xương khó tránh khỏi, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng sau sinh cho các mẹ bỉm

Khi xương yếu đi, bất cứ hoạt động nào từ việc nâng em bé lên cho đến làm việc nhà đều có thể bị đau lưng. Nếu không được điều trị kịp thời, loãng xương có thể tiến triển và khiến tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn.

1.2. Do Quá Trình Viêm

Sau khi sinh cơ thể phụ nữ có thể phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt nếu họ đã trải qua ca sinh mổ hoặc gặp các biến chứng trong quá trình sinh. Đau lưng sau sinh mổ do viêm thường biểu hiện thể hiện trực tiếp tại một số khu vực khớp quanh thắt lưng như: Khớp cùng chậu, khớp cùng cụt, khớp hông,...

1.3. Nội Tiết Tố Thay Đổi

Thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân trong việc gây ra đau lưng. Cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua một cú sốc lớn do sự biến đổi hormone, đặc biệt là hormone estrogen và progesterone. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn tác động đến cấu trúc xương khớp. Sự thay đổi mức độ hormone có thể làm cho các cơ bắp và dây chằng trở nên nhạy cảm hơn, dễ gây ra tình trạng căng thẳng và đau nhức lưng.

1.4. Tăng Cân

Tình trạng căng thẳng thường xuyên sẽ làm giảm khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể người mẹ

Tăng cân là một yếu tố khá phổ biến sau khi sinh, nhất là đối với những bà bầu không chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện. Trọng lượng dư thừa đặt áp lực lên cột sống và các cơ xung quanh dẫn đến cảm giác đau lưng. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, kích thước thai nhi phát triển sẽ khiến các mẹ bỉm có xu hướng đổ người về phía trước từ đó tạo áp lực lên cột sống khiến các mô cơ ở lưng dẫn đến căng cứng.

1.5. Tư Thế Ngồi

Nhiều phụ nữ sau sinh thường xuyên phải ngồi lâu trong một tư thế không thoải mái, đặc biệt là khi cho con bú hoặc làm các công việc nhà. Tư thế ngồi sai có thể khiến cho cột sống chịu áp lực không cần thiết, dẫn đến đau lưng.

1.6. Căng Thẳng

Tình trạng căng thẳng trong quá trình mang thai và chăm con sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ

Căng thẳng tinh thần cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua khi nói đến đau lưng sau sinh. Sau khi sinh, trách nhiệm chăm sóc em bé cùng với những lo âu về sức khỏe, tài chính hay mối quan hệ gia đình có thể khiến nhiều bà mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng. Từ đó dẫn đến việc cơ bắp căng cứng, đặc biệt là ở vùng lưng và gây ra đau nhức ở khu vực này.

1.7 Giãn Dây Chằng

Trong quá trình mang thai, hormone relaxin thường làm giãn các dây chằng để tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sau khi sinh các dây chằng này vẫn chưa trở về trạng thái bình thường ngay lập tức, điều này khiến cho cột sống, các khớp lỏng lẻo và dễ bị tổn thương.

1.8 Thiếu Canxi

Thiếu hụt canxi là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những người không bổ sung đủ dưỡng chất trong chế độ ăn uống. Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và cơ. Khi mức canxi trong cơ thể thấp, xương có thể trở nên yếu và dễ bị đau.

2. Đau Lưng Sau Sinh Kéo Dài Đến Bao Giờ?

Các mẹ gặp tình trạng đau lưng sau sinh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Một số mẹ bầu có thể cảm thấy cơn đau giảm dần sau vài tuần, trong khi những người khác lại phải đối mặt với tình trạng này lâu hơn.

Thời gian phục hồi đau lưng sau sinh có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp sinh (sinh thường hay sinh mổ), tình trạng sức khỏe tổng thể, mức độ chăm sóc bản thân.

3. Cách Giảm Đau Lưng Sau Sinh

3.1. Vật Lý Trị Liệu

Chiropractic điều trị đau lưng cho bà bầu

Trị liệu thần kinh cột sống là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm đau lưng sau sinh. Việc nắn chỉnh các đốt sống sai lệch sẽ giúp giảm chèn ép lên các dây thần kinh, giảm đau nhức lưng, mang lại sự thoải mái cho phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ nên tìm hiểu kỹ nơi uy tín và bác sĩ Chiropractic có đủ chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện phương pháp này

3.2. Ngồi Đúng Tư Thế

Để giảm bớt tình trạng đau lưng sau khi sinh, bạn cần chú ý cải thiện tư thế ngồi. Bạn nên ngồi thẳng lưng, chân đặt vuông góc trên mặt đất và sử dụng ghế có hỗ trợ lưng.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu

Khi cho con bú, bạn cần chọn vị trí thoải mái và đảm bảo rằng không cúi người quá nhiều. Đồng thời bạn có thể dùng gối để hỗ trợ dưới tay hoặc lưng khi cho con bú, giúp giảm áp lực lên lưng.

3.3. Giữ Tinh Thần Thoải Mái

Tâm lý cũng có vai trò rất quan trọng trong việc giảm đau lưng sau sinh. Căng thẳng và lo âu có thể làm cho cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh việc chăm con nhỏ, bạn cũng cần dành thời gian để thư giãn, tập thiền, yoga. Việc giữ cho tâm trạng vui vẻ và thoải mái có thể giúp làm dịu cơn đau và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục.

3.4. Massage, Bấm Huyệt

Massage và bấm huyệt là những phương pháp truyền thống trong việc giảm đau lưng. Những liệu pháp này không chỉ giúp thư giãn cơ bắp mà còn kích thích tuần hoàn máu, mang lại cảm giác thoải mái hơn.

3.5. Tập Các Bài Thể Dục Nhẹ Nhàng

Việc tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội có thể giúp giảm đau lưng sau sinh thường. Các hoạt động này không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp mà còn cải thiện tính linh hoạt và giảm căng thẳng. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu từ từ và lắng nghe cơ thể của mình, nếu cảm thấy đau hãy ngừng lại và tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia thể dục.

Bài tập nâng cao giữ gối

Đau lưng sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu phải đối mặt. Hiểu rõ nguyên nhân và cách ứng phó sẽ giúp bạn xử lý tình trạng này hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng, nếu tình trạng đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa. Chăm sóc bản thân không chỉ giúp bạn hồi phục nhanh chóng mà còn tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho thiên thần nhỏ của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp trong quá trình mang thai hoặc sau sinh, hãy liên hệ ngay với phòng khám để được tư vấn miễn phí tại đây: FANPAGE MAPLEHEALTHCARE

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Cross banner Maple Healthcare Đặt hẹn ngay
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT LỊCH HẸN

Cross banner Maple Healthcare Đặt hẹn ngay
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ