Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ chuyên gia
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười hai 9, 2024
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Khi gặp tình trạng thoát vị nhiều người sẽ băn khoăn không biết bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không hay nên lựa chọn cách vận động an toàn khác. Đi bộ là một bài tập đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh, nếu thực hiện đúng cách. Vậy, ngoài đi bộ, thoát vị đĩa đệm nên chơi môn thể thao nào để vừa giảm đau vừa cải thiện sức khỏe? Hãy cùng khám phá câu trả lời và những lưu ý quan trọng để bảo vệ cột sống của bạn thông qua bài viết dưới đây.
1. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Câu trả lời là có, nhưng cần thực hiện đúng cách. Đi bộ là một hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp để duy trì sự vận động linh hoạt của cơ bắp và cải thiện tuần hoàn máu. Đặc biệt, với những người bị thoát vị đĩa đệm, đi bộ đúng cách có thể giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với bài tập này. Nếu tình trạng đau nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh nặng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu. Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật đi bộ đúng như chọn giày phù hợp, giữ tư thế thẳng lưng, và tránh đi bộ trên địa hình gồ ghề cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cột sống.
Mặc dù tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể gây khó khăn trong việc di chuyển, nhưng việc ít vận động lại là một trong những yếu tố thúc đẩy tình trạng thoát vị trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, vận động nhẹ nhàng, phù hợp là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và hỗ trợ phục hồi.
Đi bộ có thể là người bạn đồng hành hiệu quả trong hành trình đối phó với thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, nhưng chỉ khi bạn hiểu rõ cơ thể mình và luyện tập đúng phương pháp.
2. Đi bộ và lợi ích đối với thoát vị đĩa đệm
Đi bộ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người bị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:
- Cải thiện lưu thông máu: Tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho đĩa đệm, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên.
- Giảm áp lực lên cột sống: Những bước đi nhẹ nhàng giúp giảm tải trọng lên vùng đĩa đệm bị tổn thương. Khi vận động bằng cách đi bộ, hệ trục cột sống nói chung và đĩa đệm lưng nói riêng trở nên linh hoạt hơn, giúp giảm tình trạng căng cứng và tăng cường sự dẻo dai. Khi người bệnh sải chân, cơ thể sẽ thực hiện những chuyển động tự nhiên để kéo giãn cơ lưng cùng với hệ dây chằng ở lưng, mông và chân. Sự phối hợp này không chỉ giúp giảm áp lực lên đĩa đệm mà còn cải thiện lưu thông máu trong khu vực tổn thương. Nhờ đó, quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể được thúc đẩy nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và cải thiện khả năng vận động.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Phát triển nhóm cơ lưng và cơ xung quanh cột sống, tạo sự hỗ trợ vững chắc hơn cho đĩa đệm.
- Hỗ trợ giảm đau: Đi bộ đều đặn có thể làm giảm tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Duy trì vận động linh hoạt: Giúp cải thiện độ dẻo dai của cơ thể và giảm nguy cơ cứng khớp.
- Giảm căng thẳng: Tạo điều kiện thư giãn tinh thần, hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe toàn diện.
Đối với câu hỏi "thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không", đi bộ đúng cách là một lựa chọn an toàn và hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua.
3. Những điều cần lưu ý khi đi bộ nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm
Để đi bộ mang lại lợi ích mà không gây tổn thương thêm, người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý một số điều sau:
- Chọn giày phù hợp: Giày có độ đàn hồi tốt, đế mềm và hỗ trợ vòm chân sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống.
- Đi bộ trên địa hình bằng phẳng: Tránh đi trên đường gồ ghề hoặc dốc để giảm nguy cơ chấn thương.
- Duy trì tư thế đúng: Luôn giữ lưng thẳng, vai thoải mái, và tránh cúi người về phía trước khi đi bộ.
- Kiểm soát tốc độ: Đi bộ với tốc độ vừa phải, không nên quá nhanh để tránh gây áp lực lớn lên vùng đĩa đệm tổn thương.
- Thời gian hợp lý: Bắt đầu với khoảng 10-15 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần thời gian nếu cảm thấy thoải mái.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu xuất hiện cảm giác đau hoặc khó chịu, hãy dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đi bộ là một bài tập đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nếu thực hiện đúng cách. Người bệnh cần tuân thủ các lưu ý trên là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn
4. Thoát vị đĩa đệm nên chơi môn thể thao nào bên cạnh đi bộ?
Ngoài đi bộ, người bị thoát vị đĩa đệm có thể lựa chọn những môn thể thao khác để giảm đau và tăng cường sức khỏe, chẳng hạn như:
- Bơi lội: Đây là môn thể thao lý tưởng giúp giảm áp lực hoàn toàn lên cột sống, cải thiện sự linh hoạt và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Yoga: Các bài tập yoga nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường sự dẻo dai và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Đạp xe: Đi xe đạp trên địa hình bằng phẳng là cách vận động an toàn, không gây ảnh hưởng nhiều đến cột sống.
- Pilates: Bài tập này tập trung vào việc tăng cường sức mạnh vùng cơ trung tâm, giúp hỗ trợ tốt hơn cho cột sống.
- Thể dục dưới nước: Các bài tập nhẹ trong nước không chỉ giảm áp lực mà còn giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
Lưu ý khi thực hiện các bài tập cần được tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên gia trước khi thực hiện để đảm bảo chất lượng của bài tập cũng như tình trạng sức khỏe. Việc lựa chọn môn thể thao phù hợp và áp dụng đúng cách sẽ giúp bảo vệ cột sống, hỗ trợ giảm đau và cải thiện sức khỏe một cách bền vững.
5. Bài tập không nên thực hiện khi bị thoát vị đĩa đệm
Không phải bài tập nào cũng phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Một số bài tập có thể gây áp lực lớn lên cột sống và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, chẳng hạn như:
- Nâng tạ nặng: Các bài tập đòi hỏi nâng vật nặng hoặc sử dụng tạ lớn có thể gây áp lực nghiêm trọng lên đĩa đệm.
- Động tác xoay vặn mạnh: Những bài tập như xoay người nhanh hoặc uốn cong đột ngột dễ làm tổn thương thêm vùng cột sống bị thoát vị.
- Chạy bộ cường độ cao: Chạy bộ trên địa hình gồ ghề hoặc với tốc độ cao có thể gây chấn động lớn lên đĩa đệm.
- Bài tập nhảy mạnh: Những động tác nhảy cường độ cao, bật nhảy thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến vùng lưng dưới.
- Gập người sâu: Gập người về phía trước hoặc cúi sâu có thể gia tăng áp lực lên cột sống, làm bệnh tình nặng thêm.
6. Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà không cần thuốc hay phẫu thuật
Khi gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm việc xác định tình trạng sức khỏe đang thuộc giai đoạn nào của thoái vị là điều hết sức cần thiết. Từ đó bạn sẽ xác định được thời gian và phương pháp điều trị phù hợp. Việc tìm kiếm một phương pháp chữa trị an toàn và không xâm lấn là điều quan trọng. Trong đó, trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là giải pháp nổi bật, được nhiều chuyên gia khuyến nghị nhờ khả năng giảm đau hiệu quả và hỗ trợ phục hồi cột sống một cách tự nhiên. Phương pháp này tập trung vào việc điều chỉnh các khớp xương sai lệch, giảm áp lực lên đĩa đệm và cải thiện chức năng vận động của cơ thể một cách tự nhiên.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, vật lý trị liệu có thể được kết hợp như một phương pháp hỗ trợ. Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng giúp tăng cường cơ bắp, ổn định cột sống và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Bạn cũng có thể kết hợp thêm với các liệu pháp khác như:
- Kéo giãn cột sống: Giảm áp lực đĩa đệm và hỗ trợ đĩa đệm quay về vị trí tự nhiên.
- Châm cứu và bấm huyệt: Tăng tuần hoàn máu, giảm căng cơ, hỗ trợ thư giãn vùng lưng.
Sự kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống và các phương pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu sẽ mang lại hiệu quả tối ưu, giúp bạn cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm một cách an toàn và bền vững
Nếu bạn đang thắc mắc việc bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, việc kết hợp đi bộ đúng cách cùng vật lý trị liệu sẽ mang lại hiệu quả vượt trội. Để được tư vấn và trải nghiệm liệu pháp chữa trị chuyên sâu, hãy ghé phòng khám Maple Healthcare – nơi cung cấp các giải pháp chăm sóc cột sống hiện đại và an toàn. Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để lấy lại sức khỏe cột sống một cách bền vững.
Bài viết liên quan:
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ