Tràn dịch khớp cổ chân có nguy hiểm không? Những điều cần phải biết
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng mười một 16, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tràn dịch khớp cổ chân là một trong những bệnh lý tổn thương xương khớp thường gặp. Tình trạng này xảy ra do bao hoạt dịch tiết dịch nhầy quá nhiều gây sưng, đau nhức và cứng khớp khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, đi lại. Vậy tràn dịch khớp cổ chân nguy hiểm ra sao? Gây ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh. Phòng khám Maple sẽ thông tin đến bạn ngay trong bài viết dưới đây

Tràn dịch khớp cổ chân là như thế nào?
Theo cấu tạo, bình thường bên trong các ổ khớp nói chung và cổ chân nói riêng luôn có một lượng chất dịch nhất định có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát giúp cho các khớp chuyển động trơn tru và linh hoạt hơn. Nhưng khi lượng chất dịch nhày này tiết ra quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa, tích tụ lại bên trong và tràn vào các mô mềm xung quanh khớp gây nên hiện tượng tràn dịch khớp cổ chân.
Tràn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào có bao hoạt dịch nhưng phổ biến hơn ở khớp cổ chân và khớp gối. Bởi lẽ, đây là vị trí khớp xương phải thường xuyên vận động và chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể.
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách việc dư thừa dịch nhờn lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và muốn phục hồi cần rất nhiều thời gian cũng như chi phí.
Vì sao lại bị tràn dịch khớp cổ chân?
Trong điều kiện bình thường, bao hoạt dịch ở khớp cổ chân sẽ tiết ra một lượng chất nhờn vừa đủ để bôi trơn ổ khớp. Tuy nhiên, nếu gặp phải một số vấn đề sau đây sẽ khiến bao hoạt dịch bị suy giảm chức năng, tiết dịch nhờn quá mức gây ra tràn dịch khớp.
- Do tuổi tác
Tràn dịch khớp chân có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc các bệnh nhiều hơn. Bởi khi tuổi càng cao, xương khớp sẽ dần bị lão hóa, yếu đi và không còn chắc khỏe, nguy cơ bị tràn dịch khớp cũng cao hơn so với người trẻ.
- Do bị chấn thương khớp cổ chân
Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất. Khi khớp cổ chân gặp phải các tác động mạnh bên ngoài, phần dây chằng, xương và sụn khớp có thể sẽ bị tổn thương. Điều này sẽ khiến khớp mất đi cấu trúc ổn định vốn có, gia tăng nguy cơ tiết dịch và xảy ra tràn dịch khớp cổ chân.
- Mắc bệnh tiểu đường hay bệnh gout:
Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, gout... có thể kích thích bao hoạt dịch sản xuất nhiều chất nhờn hơn bình thường từ đó làm tăng tỷ lệ bị tràn dịch cổ chân.
- Bị nhiễm trùng khớp
Khi khớp cổ chân có vết thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng sưng, viêm, nhiễm trùng và có thể phá hủy cấu trúc khớp. Cùng với đó tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến dịch nhờn ứ đọng và dẫn đến tràn dịch khớp cổ chân. Thường xảy ra ở những người từng thay khớp nhân tạo, mắc bệnh viêm khớp, HIV...
- Bị u nang hoạt dịch
Tình trạng này sẽ làm tích tụ chất lỏng ở phía bên trong khớp và tạo thành u nang. Khi các u nang này vỡ ra, hoạt dịch sẽ tràn vào các khớp và khiến người bệnh bị sưng, đau và đi lại khó khăn.
- Do viêm khớp, viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp là quá trình viêm khu trú tại khớp cổ chân, gây tổn thương từ màng hoạt dịch đến sụn khớp và xương dưới sụn. Dưới sự tác động của các yếu tố gây viêm, tại vùng khớp bị viêm sẽ tiết ra lượng dịch nhờn quá mức, làm đau đớn và sưng tấy nghiêm trọng. Lúc này nếu không kịp thời hút đi dịch nhờn sẽ rất dễ gây ra hiện tượng tràn dịch.
- Thoái hóa khớp cổ chân
Khi quá trình thoái hóa khớp cổ chân diễn ra, lớp sụn không còn giữ được độ dày cần thiết để làm đệm lót từ đó gia tăng áp lực lên các đầu xương. Theo thời gian, hầu hết các bộ phận cấu thành nên khớp cổ chân cũng đều suy giảm chức năng. Bao hoạt dịch mất đi độ đàn hồi, tăng tiết dịch nhờn và gây tràn dịch khớp cổ chân.
- Viêm bao hoạt dịch cổ chân
Khi túi chứa dịch khớp cổ chân bị viêm có thể dẫn đến hai tình huống: Một là giảm tiết dịch nhờn gây khô khớp cổ chân và hai là tăng tiết dịch nhờn gây tràn dịch khớp.
- Căng thẳng lặp đi lặp lại ở khớp cổ chân
Nếu khớp cổ chân chịu áp lực lớn từ các hoạt động lặp đi lặp lại: như đá bóng, chạy bộ, bê vác vật nặng... bao hoạt dịch cũng phải làm việc nhiều hơn. Về lâu dài bao hoạt dịch bị rối loạn, không ngừng tiết ra chất nhờn cho khớp cổ chân.
Triệu chứng thường gặp phải khi bị tràn dịch khớp cổ chân
Khi bị tràn dịch khớp cổ chân, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng phổ biến sau đây:
- Khớp cổ chân sẽ có hiện tượng bị sưng.
- Bề ngoài da ở khớp chân tấy đỏ, sờ vào cảm giác nóng hơn so với các vùng da khác.
- Đau nhức cổ chân khi di chuyển, vận động đặc biệt là lúc leo trèo, bước lên cầu thang.
- Có cảm giác bị cứng khớp, hạn chế khả năng vận động.
- Nếu bị tràn dịch do u nang hoạt dịch thì sờ thấy u nang chứa dịch lỏng mọc quanh khớp.
- Nếu tràn dịch khớp do bị chấn thương khớp cổ chân, vùng khớp này sẽ bị bầm tím.
- Nếu tràn dịch do bị nhiễm khuẩn khớp sẽ đi kèm theo dấu hiệu bị sốt, mệt mỏi và ớn lạnh
- Một số trường hợp tràn dịch kèm theo viêm nặng tại khớp sẽ làm yếu cơ và mất sức mạnh cổ chân theo thời gian.
- Ngoài việc xem xét các triệu chứng lâm sàng kể trên để phát hiện có bị tràn dịch khớp cổ chân, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như: Siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI.
Tràn dịch khớp cổ chân có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ
Tràn dịch khớp cổ chân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng theo thời gian, dịch khớp tiết ra quá mức khớp sẽ càng sưng to khiến bệnh nhân đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
Nếu không được điều trị kịp thời tràn dịch khớp kết hợp với quá trình viêm sẽ bào mòn sụn và xương dưới sụn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
- Mất ổn định khớp, teo cơ, yếu chi và làm giảm chức năng cử động của cổ chân.
- Khớp cổ chân bị phá hủy nặng, buộc phải thay khớp.
- Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở khớp cổ chân, biến dạng và mất hoàn toàn khả năng đi lại
Để tránh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng cũng như không để bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị tràn dịch khớp cổ chân. Ngay khi nhận thấy cổ chân có dấu hiệu sưng tấy và đau nhức không rõ nguyên nhân bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm và bảo tồn khớp tối đa.
Đặc biệt, khi xuất hiện kèm theo cảm giác ớn lạnh và sốt, người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt bởi rất có thể khớp cổ chân đang bị viêm nhiễm nặng, nếu còn trì hoãn sẽ rất khó chữa trị.
Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân
Tuỳ thuộc vào mức độ tràn dịch khớp cổ chân và thể trạng của bệnh nhân sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp thường được áp dụng gồm có:
Điều trị nội khoa tại nhà
Đối với mức độ tràn dịch nhẹ, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại để giảm áp lực cho khớp cổ chân và áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà như sau:
- Chườm lạnh
Đây là cách giảm đau và giảm tình trạng sưng viêm khá hiệu quả đối với những cơn đau nhẹ cấp tính. Bệnh nhân nên chườm đá trong khoảng 20 phút/lần và lặp đi lặp lại trong vài ngày sẽ giúp làm dịu da, đẩy nhanh quá trình lành thương đồng thời cải thiện tình trạng tràn dịch khớp cổ chân. Lưu ý, khi chườm nên bọc đá trong khăn hoặc túi chườm, không đắp lên trực tiếp để tránh gây bỏng lạnh.
- Sử dụng thuốc
Để giảm đau và tránh để khớp không bị co cứng, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc chống viêm, giảm phù nề. Nếu vết thương bị nhiễm trùng bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, với những người bị viêm loét dạ dày cần cẩn trọng với các loại thuốc này, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này thường chỉ được áp dụng với những trường hợp tràn dịch nghiêm trọng và không đáp ứng điều trị nội khoa vì nó có nguy cơ rủi ro. Can thiệp ngoại khoa sẽ bao gồm:
- Hút dịch khớp cổ chân
Đây là phương pháp ngoại khoa ít xâm lấn và ít tác dụng phụ nhưng có nguy cơ tái phát cao. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê dọc theo hướng mà kim chọc hút dịch sẽ đi và bắt đầu hút dịch.
Sau khi dịch hút được lấy ra, bác sĩ sẽ đánh giá dịch khớp bao gồm số lượng, màu sắc, độ nhớt chỉ định xét nghiệm dịch để đánh giá tình trạng bệnh. Lưu ý người bệnh không được tiếp xúc vị trí chọc dịch với nước trong vòng 24 giờ, cần theo dõi và tái khám nếu thấy xuất hiện vụ trí chọc dịch bị chảy dịch hoặc viêm tấy, sốt cao,...
- Phẫu thuật thay khớp
Nếu tình trạng tràn dịch khớp cổ chân quá nghiêm trọng, không thể cải thiện khi đã áp dụng các phương pháp ở trên thì lúc này phẫu thuật thay khớp cổ chân sẽ được chỉ định. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận, tránh để nhiễm trùng và tập các bài tập vật lý trị liệu phù hợp.
Phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu
Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay đã có rất nhiều người bệnh chữa tràn dịch khớp cổ chân hiệu quả mà không dùng thuốc không gây xâm lấn bằng Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là nắn chỉnh những sai lệch trong cấu trúc cột sống, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể, giúp giảm đau và sưng viêm hiệu quả.
Phòng khám chuyên khoa xương khớp Maple Healthcare với trang bị máy móc thiết bị hiện đại, 100% bác sĩ nước ngoài cùng đội ngũ chuyên viên vật lý trị liệu giàu kinh nghiệm đã giúp hàng ngàn bệnh nhân chữa khỏi cơn đau và chấn thương xương khớp cổ chân bằng phương pháp kết hợp này mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Nguy cơ tràn dịch khớp cổ chân có thể xảy ra với bất cứ ai và gây ra những tổn thương nhất định cho xương khớp và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về tràn dịch khớp cổ chân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh đúng đắn nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc về tình trạng tràn dịch khớp hoặc nhận thấy các cơn đau nhức khớp cổ chân khác thường hay liên hệ ngay với Maple để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ