Banner Promotion 8/3 article

Đau hàm trái có thực sự nguy hiểm? Phương pháp điều trị như thế nào?

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Đau hàm trái là hiện tượng thường gặp và khá phổ biến nhưng đa phần mọi người thường cho rằng chúng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên thường bỏ qua. Vậy đau hàm trái có nguy hiểm không? Điều trị đau hàm trái như thế nào?

Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Đau hàm trái có thực sự nguy hiểm? Phương pháp điều trị như thế nào?
Đau hàm trái có thực sự nguy hiểm? Phương pháp điều trị như thế nào?

Triệu chứng nhận biết Đau hàm trái

Đau hàm trái là thuật ngữ thể hiện tình trạng cơn đau xuất hiện tại vị trí xương hàm bên trái. Mức độ cơn đau khá đa dạng, ở một số bệnh nhân xuất hiện những cơn đau âm ỉ nhưng ở một số khác lại đau dữ dội. Thậm chí trong mt s trng hp cn au lan tỏa lên phần đầu và tai. 

Triệu chứng nhận biết đau hàm trái
Triệu chứng nhận biết đau hàm trái

Dấu hiệu nhận biết đau quai hàm rất đơn giản. Phần lớn bệnh nhân đều cảm thấy đau nhiều hơn khi há miệng và mỗi khi ăn. Ngay khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh cần theo dõi thêm một số biểu hiện đi kèm. Nếu nhận thấy các dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng, cần sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. 

Bất kỳ ai cũng có thể gặp tình trạng đau hàm trái, kể cả trẻ nhỏ và người già, nữ giới hay nam giới. Tuy nhiên, nữ giới trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh thường có nguy cơ đau hàm trái nhiều hơn. 

XEM THÊM: Đau quay hàm - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bị đau hàm trái là bệnh gì?

Đau hàm trái là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Sau đây là một số bệnh lý khiến bệnh nhân có cảm giác đau hàm trái.

Viêm khớp thái dương hàm

Đau hàm trái có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm. Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khớp thái dương hàm cũng có thể bị viêm. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm tại vị trí này như thoái hóa khớp, chấn thương, viêm màng hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp,...

Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm

Khi bị viêm khớp hàm bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội hay âm ỉ. Mức độ đau tăng dần khi ăn uống, trò chuyện, ho,...Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh có thể thấy sưng viêm và nóng ở vùng da xung quanh. 

Chức năng khớp xương hàm bị rối loạn

Đây là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành. Khi cấu tạo của khớp thái dương hàm bị rối loạn dẫn đến chức năng bị suy giảm, người bệnh cảm thấy khó há miệng, khi ăn uống phát ra âm thanh,...Thậm chí, trong một số trường hợp bệnh nhân còn bị đau ở quai hàm gần tai trái. 

Chức năng khớp xương hàm bị rối loạn
Chức năng khớp xương hàm bị rối loạn

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này thường không rõ ràng, tuy nhiên chúng thường liên quan đến thói quen dùng thức ăn khô, cứng trong thời gian dài, răng mọc lệch, thói quen nghiến răng,...Trong một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi nếu thay đổi thói quen nhưng cũng có thể phải can thiệp điều trị. 

Mọc răng khôn

Đau hàm trái do mọc răng khôn là nguyên nhân nhiều người không nghĩ đến. Răng khôn hay răng số 8 mọc khá muộn khi các răng khác đã hoàn chỉnh và xương hàm cứng nên thường gây viêm và đau hơn so với khi mọc các răng khác. Ngoài ra, răng khôn nằm trong cùng của hàm nên khi mọc cơn đau có thể lan sang quai hàm trái. Thậm chí, nếu răng mọc lệch, mọc ngầm gây chèn ép dây thần kinh khiến cơn đau lan sang cả đầu. 

Mọc răng khôn
Mọc răng khôn

Nếu nguyên nhân gây đau hàm trái là do mọc răng khôn, bạn có thể quan sát tình trạng mọc răng khôn để xác định chính xác nguyên nhân. Tại vị trí mọc răng khôn vùng nướu sẽ viêm đỏ, có cảm giác đau và nóng mỗi khi ấn vào. Ngoài ra, răng khôn mọc lệch, bị viêm lợi trùm thì phần nướu xung quanh sẽ ứ mủ và gây tình trạng hôi miệng. 

Trật khớp thái dương hàm

Đau quai hàm trái có thể là dấu hiệu của trật khớp thái dương hàm. Trật khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng khớp trật ra khỏi vị trí ban đầu. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do há miệng quá lớn, chấn thương, stress hay do thói quen nghiến răng khi ngủ. 

Trật khớp thái dương hàm
Trật khớp thái dương hàm

Dựa theo mức độ trật khớp, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức, gặp khó khăn khi ăn nhai hay không thể ngậm miệng lại được. Trong những trường hợp này cần đến cơ sở y tế nắn chỉnh khớp để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Mắc bệnh nha khoa ở răng hàm

Răng hàm có vị trí nằm gần khớp thái dương hàm nhất, do vậy khi gặp vấn đề như viêm nha chu, sâu răng nặng, viêm tủy răng,...sẽ gây ra cơn đau dữ dội và lan sang hàm bên trái.

Đau quai hàm trái thường liên quan đến các bệnh nhân khoa ở răng hàm dưới nhiều hơn răng hàm trên. 

Do bệnh nhân có một số thói quen xấu

Do bệnh nhân có một số thói quen xấu
Do bệnh nhân có một số thói quen xấu

Đau hàm trái cũng có thể do người bệnh có một số thói quen không tốt như:

  • Thường xuyên ăn thức ăn quá cứng hay quá dai
  • Nhai một bên trong một thời gian dài
  • Ngáp hay há miệng quá rộng
  • Bị chấn thương nhẹ

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau hàm trái

Dấu hiệu thường gặp

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau hàm trái
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau hàm trái

Triệu chứng thường gặp nhất là bệnh nhân cảm thấy đau quai hàm bên trái, đau phần dưới tai. Cơn đau tăng lên khi bạn thực hiện một số hoạt động như:

  • Nhai, nuốt thức ăn
  • Há miệng
  • Uống nước
  • Há miệng to
  • Ngáp ngủ

Một số triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân còn cảm thấy:

  • Nóng sốt
  • Chóng mặt, ù tai
  • Một bên má bị sưng lên hay đau nhức một bên mặt
  • Nếu thấy các triệu chứng này nặng hơn, bạn có thể nghe thấy những tiếng kêu lục cục tại khớp.
  • Một số trường hợp bệnh nhân không thể khép hay há miệng do quai hàm bị co cứng. 
Một số triệu chứng khác
Một số triệu chứng khác

Đau quai hàm trái thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm tai giữa, viêm tuyến nước bọt,...Do vậy, nếu thấy xuất hiện những bất thường tại vị trí này cần đến các cơ sở y tế để thăm khám để có phương pháp điều trị. Phát hiện bệnh sớm sẽ rút ngắn thời gian điều trị cũng như tiết kiệm chi phí. 

Đau hàm trái có nguy hiểm không?

Đau hàm trái có nguy hiểm không?
Đau hàm trái có nguy hiểm không?

Đau hàm trái là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Mức độ nguy hiểm của chúng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, người bệnh cần đánh giá mức độ cơn đau cũng như các triệu chứng đi kèm để có phương pháp điều trị kịp thời. 

Phần lớn các bệnh lý khiến bạn đau hàm trái có thể được điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến theo chiều hướng nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như răng bị tổn thương nặng, hạn chế chức năng ăn nhai, mất răng,...

Ngoài ra, nếu không được điều trị cơn đau sẽ nặng hơn và nghiêm trọng dần ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Do đó, cần chủ động thăm khám nếu thấy các triệu chứng của bệnh tăng nặng. 

Chẩn đoán đau hàm trái như thế nào?

Chẩn đoán đau hàm trái như thế nào?
Chẩn đoán đau hàm trái như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau hàm trái. Do vậy, cần đến bác sĩ thăm khám trước khi tiến hành điều trị. Để xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật sau: 

  • Thăm khám lâm sàng: Trước hết, bác sĩ tiến hành khám ở phần thái dương hàm bên trái và bên trong khoang miệng để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường. Để đánh giá phản ứng bác sĩ có thể sờ, nắn và bóp nhẹ vào phần quai hàm trái. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Sau khi được thăm khám lâm sàng, bác sĩ tiếp tục chỉ định chụp X - quang xác định tình trạng của răng hay khớp thái dương hàm đang gặp vấn đề bất thường. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần tiến hành chụp MRI để đánh giá các dây thần kinh, mạch máu xung quanh khớp. 
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch bị rối loạn hay do nhiễm trùng, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu. 

Phương pháp điều trị đau quai hàm trái

Điều trị nha khoa

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do các vấn đề về răng miệng, bệnh nhân được điều trị bằng một số phương pháp như nhổ răng, niềng răng, nắn chỉnh khớp cắn,...

Điều trị bằng Tây y

Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc

Sau khi thăm khám, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định một số các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Paracetamol, aspirin, meloxicam,...
  • Thuốc kháng sinh: Oxacillin, penicillin,...được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. 
  • Corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm rất tốt nhưng thường xuất hiện tác dụng phụ nên cần cân nhắc mỗi khi sử dụng hoặc chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

Phẫu thuật hàm 

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau dữ dội, cơn đau kéo dài trong nhiều ngày và người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp phẫu thuật để khắc phục. 

Đây là một phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và thiết bị y tế tiên tiến. Phẫu thuật thường đi kèm với những biến chứng và rủi ro nên chỉ được chỉ định trong trường hợp cần thiết. 

Thay đổi thói quen

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp y tế, bệnh nhân có thể thay đổi những thói quen xấu khiến tình trạng đau quai hàm trái trở nên nghiêm trọng hơn. 

Thay đổi thói quen
Thay đổi thói quen

Một số thói quen xấu cần được cải thiện như:

  • Hạn chế sử dụng thức ăn khô, cứng giúp làm giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Trong thời gian điều trị, tốt nhất nên dùng một số đồ ăn mềm, canh, cháo, súp,...
  • Nhai đều sang hai bên để phân tán lực đồng đều lên phần khớp thái dương hàm. Không nên duy trì thói quen nhai một bên khiến khớp bên nhai dần thoái hóa và đau nhức. 
  • Hạn chế ngáp hay há miệng quá lớn.
  • Nếu khi ngủ bạn có thói quen nghiến răng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng máng nhai. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng này bằng cách hạn chế thức khuya và giải tỏa stress. 

Có thể bạn quan tâm: Bật mí những mẹo chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả ngay tại nhà.

Đau hàm trái thường ít được mọi người quan tâm và điều trị kịp thời. Chỉ khi nào thấy đau quá mức, khớp hàm không hoạt động bình thường bệnh nhân mới đi khám. Lúc này, sinh hoạt và việc ăn nhai của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng, việc điều trị cũng khó khăn hơn trước. Do vậy, nếu bạn đang nghi ngờ có dấu hiệu bị đau hàm trái hãy đến ngay phòng khám Maple Healthcare của chúng tôi để được thăm khám và tư vấn cụ thể. 

Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner promotion 8/3
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Niềng răng free Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner promotion 8/3
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ