Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng chín 20, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Đau quai hàm là tình trạng khá phổ biến khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện cùng với một số vị trí khác gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, cơn đau có thể kéo dài dai dẳng, dữ dội và tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm cần điều trị.
Do vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng đau quai hàm và những phương pháp điều trị.
Đau quai hàm là như thế nào?
Khớp quai hàm thực hiện một số chức năng như ăn, uống, nói chuyện,...Đau xương quai hàm là thuật ngữ chỉ những cơn đau xảy ra ở quai hàm.
Lúc đầu có thể cơn đau ở mức độ nhẹ, xuất hiện đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên càng về sau cơn đau này càng trở nên dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp. Khi đó, chức năng của quai hàm bị suy giảm, việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
XEM THÊM: Điều Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Hiệu Quả Tức Thì
XEM THÊM: Đau hàm trái có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào để hiệu quả
Đau xương hàm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, kể cả người lớn và trẻ em, nữ giới hay nam giới. Thế nhưng, nữ giới ở tuổi dậy thì và khi bước sang tuổi mãn kinh thường có nguy cơ cao hơn.
Nguyên nhân gây đau quai hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm
Đây là nguyên nhân chính gây đau quai hàm (chiếm 50%). Cơn đau tăng dần khi nhai thức ăn hay khi vận động hàm có nghe thấy tiếng lạo xạo.
Nghiến răng
Nghiến răng có thể là nguyên nhân gây đau quai hàm. Nguyên nhân này thường xảy ra ở lúc ngủ do vậy nên nhiều người thường không chú ý. Bên cạnh tật nghiến răng, khi hoạt động của quai hàm xảy ra quá mức như nhai kẹo cao su cũng có thể khiến hàm bị đau.
Do các vấn đề về răng miệng
Khi gặp vấn đề về răng miệng, bạn có thể cảm thấy đau nhức hàm. Cụ thể, sâu răng có thể gây đau nhức vùng quai hàm liên tục và trở nên nặng hơn khi có kích thích nóng hay lạnh. Một số vấn đề khác về răng miệng như viêm ổ răng khôn và áp xe răng cũng có thể là nguyên nhân gây đau hàm.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng xảy ra ở vùng cổ và đầu có thể là nguyên nhân gây đau quai hàm. Ngoài triệu chứng đau quai hàm bệnh nhân còn có thể cảm thấy sốt, đau răng, đau đầu,...
Viêm tủy xương quai hàm
Viêm tủy xương quai hàm là tình trạng tủy xương quai hàm bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng trực tiếp đến xương cũng như các mô liên quan.
Viêm màng hoạt dịch
Khi dây chằng nối giữa khớp quai hàm hay lớp lót của xương quai hàm bị viêm cũng gây đau.
Thoái hóa khớp xương hàm
Trong trường hợp này, bề mặt xương dần mỏng đi do đó khi hoạt động hai đầu xương cọ xát vào nhau khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức.
XEM THÊM: Sái quai hàm làm gì để nhanh khỏi
Triệu chứng của bệnh đau quai hàm
Triệu chứng phổ biến
Triệu chứng thường gặp nhất là đau quai hàm trái hoặc phải, đau dưới tai. Cảm giác đau nhức tăng lên khi thực hiện một số hoạt động sau:
- Há miệng
- Nhai, nuốt thức ăn
- Giao tiếp
Một số triệu chứng khác
Khi bị đau hàm trái, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:
- Một bên má sưng lên hoặc đau nhức một bên mặt.
- Chóng mặt, ù tai.
- Nóng sốt.
- Nếu các triệu chứng kéo dài, bạn có thể nghe tiếng kêu lạo xạo mỗi khi cử động. Nguy hiểm hơn cả là quai hàm bị co cứng không thể há hay khép miệng lại.
Đau quai hàm thường dễ nhầm với một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm tuyến nước bọt,...Do vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán đau quai hàm như thế nào?
Để có phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Khai thác tiền sử, bệnh sử bệnh
Để xác định nguyên nhân gây đau hàm, trước hết bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về cơn đau, cụ thể như:
- Cơn đau xuất hiện khi nào?
- Cơn đau diễn ra liên tục hay ngắt quãng.
- Mức độ chấn thương.
- Có gặp chấn thương nào trong thời gian gần đây hay không.
- Có thói quen nào gây đau hàm.
- Thời gian của từng cơn đau.
Thông qua những câu hỏi này, bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng của bạn.
Chẩn đoán lâm sàng
Sau khi khai thác tiền sử, bệnh sử bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, trong đó có đánh giá về phần xương cổ, hàm, dây thần kinh và cơ bắp.
Chẩn đoán hình ảnh
Để chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh, bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang hay MRI để xác định khớp quai hàm có bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương như thế nào.
Điều trị đau quai hàm như thế nào?
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Điều trị nha khoa
Nếu nguyên nhân gây đau quai hàm là do các bệnh lý về răng miệng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một số phương pháp như nắn chỉnh khớp cắn, nhổ răng, niềng răng,...
Điều trị bằng Tây y
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số nhóm thuốc như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng viêm không steroid
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu giúp tăng hiệu quả điều trị. Để thực hiện phương pháp này, bạn nên đến những bệnh viện hay phòng khám uy tín. Và phòng khám Maple cũng là một địa điểm bạn có thể cân nhắc. Đây là đơn vị thực hiện các bài tập vật lý trị liệu đáng tin cậy cùng đội ngũ chuyên viên tay nghề cao giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau quai hàm.
Xem thêm: Viêm cơ tay: Triệu chứng nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua
Đa phần đau quai hàm ít khi được bệnh nhân quan tâm. Chỉ đến khi cơn đau trở nên dữ dội, khớp hàm khó cử động thậm chí không thể cử động bình thường thì người bệnh mới đi thăm khám. Lúc này, sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Do vậy, nếu đang nghi ngờ mình có những triệu chưng như trên thì bạn cần liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ