Gãy chỏm xương quay: Nguyên nhân và cách điều trị

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Chỏm quay là khớp độc lập giữ vị trí quan trọng tại vùng khuỷu tay. Nhờ có chỏm xương quay, tay của chúng ta có thể gập, duỗi, xoay linh hoạt, phục vụ cho hoạt động thường ngày. Gãy chỏm xương quay là vấn đề nghiêm trọng, không chỉ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi cử động, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Gãy chỏm xương quay: Nguyên nhân và cách điều trị
Gãy chỏm xương quay: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân khiến chỏm xương quay bị gãy?

Vùng khủy tay thường dễ gặp phải các loại chấn thương như trật khớp, gãy xương, gãy mỏm vẹt, …Trong đó,  gãy chỏm xương quay chiếm tới ⅓ các trường hợp gãy xương, khớp tại vùng khuỷu tay. 

Nguyên nhân khiến chỏm xương quay bị gãy?
Nguyên nhân khiến chỏm xương quay bị gãy?

Không chỉ với trẻ em, người lớn cũng có nguy cơ cao gặp phải chấn thương này trong các hoạt động thường ngày. Những nguyên nhân chính sau đây dẫn tới gãy chỏm xương quay:

  • Bệnh nhân bị té ngã xuống nền cứng, khi ngã dùng tay để chống xuống trước tiên.
  • Trong lúc phòng vệ, người bệnh giơ tay để chịu đòn hay lực tác động mạnh
  • Các tai nạn giao thông, tai nạn lao động bất ngờ khiến chỏm xương quay bị gãy.

4 Mức độ gãy chỏm xương quay

Khi bị gãy chỏm xương quay, người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu tại vùng khuỷu tay. Thậm chí, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng lạo xạo của xương, không thể thực hiện các động tác duỗi thẳng hay gập tay. Nhiều bệnh nhân bị gãy xương nặng có thể bị lệch khuỷu tay ra ngoài gây biến dạng khớp.

Gãy chỏm xương tay được chia thành 4 mức độ từ nhẹ tới nặng như sau:

4 Mức độ gãy chỏm xương quay
4 Mức độ gãy chỏm xương quay
  • Mức 1: Chỏm xương gãy nhưng không gây lệch khớp, bệnh nhân có thể vận động được khớp khuỷu tay.
  • Mức 2: Vùng xương chỏm tay gãy lệch 2mm, bệnh nhân không thể cử động được khớp khủy tay.
  • Mức 3: Vùng xương chỏm gãy thành nhiều mảnh phức tạp, khiến diện khớp hoàn toàn bị lệch
  • Mức 4: Đây là mức độ nặng nhất khi gãy xương chỏm quay. Vùng xương chỏm bị gãy kèm theo trật khuỷu khớp. 

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi gãy xương chỏm

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi gãy xương chỏm
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi gãy xương chỏm

Bệnh nhân gãy xương chỏm quay cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời nếu không sẽ dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này có thể xuất hiện sớm hay muộn tùy vào tình trạng gãy xương chỏm.

  • Biến chứng sớm: Biến chứng thường xảy ra ngay sau khi xương chỏm quay bị gãy. Lúc này, vùng xương chỏm quay có dấu hiệu hãy hở do tác động của lực chấn thương mạnh dẫn tới chèn ép khoang và dây thần kinh khiến xương chọc thủng da.
  • Biến chứng muộn: Đây là biến chứng mà nhiều bệnh nhân gặp phải do sự chủ quan trong quá trình điều trị. Một số biểu hiện của biến chứng muộn như chứng rối loạn dinh dưỡng, khớp giả, can lệch, …

Điều trị gãy chỏm xương quay an toàn, hiệu quả

Để ngăn ngừa những biến chứng muộn có thể gặp phải trong quá trình điều trị gãy xương chỏm quay, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để được thăm khám bởi Bác sĩ có kinh nghiệm. 

Các biện pháp điều trị được áp dụng khi gãy xương chỏm quay cụ thể như sau:

Sơ cứu ban đầu

Sơ cứu ban đầu
Sơ cứu ban đầu

Ngay sau khi gãy xương chỏm, bệnh nhân cần được sơ cứu ban đầu bằng cách cố định khuỷu tay bằng nẹp. Trong quá trình này, người bệnh nên được gây tê toàn cánh tay để giảm bớt cơn đau do xương gãy gây nên.

Sơ cứu ban đầu có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau. Nếu sơ cứu chuẩn xác và kịp thời, người bệnh sẽ hạn chế được biến chứng có thể xảy ra. 

Phương pháp điều trị bảo tồn

Phương pháp điều trị bảo tồn
Phương pháp điều trị bảo tồn

Với những bệnh nhân gãy xương chỏm mức 1 và mức 2, Bác sĩ thường chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn. Với phương pháp này, toàn bộ cánh tay của bệnh nhân sẽ được bó bột cố định để vết thương mau lành. Sau đó, bệnh nhân sẽ được Bác sĩ hướng dẫn những bài tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng tay hiệu quả. Tùy vào tình trạng xương gãy mà thời gian bó bột sẽ kéo dài từ 4 - 6 tuần. 

Chỉ định phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị được chỉ định đối với bệnh nhân gãy xương chỏm mức 3, mức 4. Lúc này, vùng xương chỏm bị gãy gây nên độ di lệch khớp lớn, thậm chí nhiều trường hợp xương gãy thành các mảnh nhỏ gây tổn thương tới mô mềm. Bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật nhằm loại bỏ các xương mảnh, đồng thời cố định lại vùng xương chỏm bị lệch.

Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân được chỉ định các bài tập trị liệu giúp vùng tay mau chóng khôi phục chức năng và hoạt động. Để có hiệu quả tốt khi luyện tập vật lý trị liệu, người bệnh nên tìm chọn những phòng khám chuyên sâu về lĩnh vực này.

Viêm gân cổ tay – bệnh lý nguy hiểm bất kỳ ai cũng có thể gặp phải

Maple Healthcare là phòng khám chuyên sâu về ứng dụng vật lý trị liệu trong điều trị các bệnh cơ xương khớp hàng đầu tại TP. HCM. Sau khi vùng xương chỏm được điều chỉnh về đúng vị trí, các Bác sĩ tại Maple Healthcare sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập chuyên sâu giúp lấy lại sự linh hoạt. 

Lý do nên chọn phòng khám Maple Healthcare
Lý do nên chọn phòng khám Maple Healthcare

Bác sĩ tại Maple Healthcare sẽ xem xét tình trạng xương gãy của người bệnh thông qua phim chụp X - quang và MRI. Sau đó, Bác sĩ sẽ thiết kế các bài tập dành riêng cho từng bệnh nhân nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị từ 2 - 3 tuần. Bệnh nhân sau quá trình phục hồi bằng vật lý trị liệu sẽ lấy lại được sự linh hoạt của khớp tay, đồng thời các khớp trên cơ thể cũng có sự thay đổi tích cực.

Cong vẹo cột sống có điều trị được không?

Như vậy, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng gãy xương chỏm tay. Mong rằng những chia sẻ của Maple Healthcare giúp bạn có cái nhìn tổng quát về quá trình điều trị tình trạng này. Hãy liên hệ ngay với phòng khám để được các chuyên gia tư vấn kịp thời về các vấn đề liên quan tới vật lý trị liệu.

Xem thêm bài viết liên quan: Gãy xương bánh chè có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả

Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
Cross banner Maple Healthcare Đặt hẹn ngay
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT LỊCH HẸN

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ