Top 10 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả [2025]

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Thoát vị đĩa đệm đang trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người bởi mức độ phổ biến của căn bệnh. Nó không chỉ gây đau đớn mà còn làm gián đoạn nhịp sống thường ngày. Làm sao để vượt qua cơn đau và lấy lại chất lượng cuộc sống? Câu trả lời nằm ở việc lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp và hiệu quả. Vậy phương pháp nào là phù hợp với bạn nhất, hãy đọc ngay những chia sẻ của phòng khám Maple Healthcare.

Top 10 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hiện nay

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm được hiểu là đĩa đệm giữa các đốt sống lệch khỏi vị trí bình thường, từ đó tạo áp lực lên dây thần kinh xung quanh.

Thoát vị đĩa đệm thường có các triệu chứng như:

  • Đau lưng hoặc cổ
  • Tê bì hoặc yếu cơ
  • Vận động khó khăn
  • Có cảm giác tê và ngứa ở cánh tay
  • Đau nhiều hơn khi cúi người, xoay cổ

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm

Vấn đề điều trị thoát vị đĩa đệm có thể được chia thành nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

2.1 Chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

2.1.1 Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm Chiropractic

Phương pháp Chiropractic tập trung vào việc nắn chỉnh cột sống để cải thiện chức năng của hệ thống thần kinh. Các chuyên gia sẽ sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên nghiệp để giúp giải phóng áp lực lên các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó làm giảm triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.

Điều trị đau thắt lưng dưới ở nữ giới bằng chiropractic

Điều đặc biệt ở phương pháp này là nó không dùng đến thuốc hay can thiệp phẫu thuật, mà thay vào đó, nó tận dụng khả năng tự phục hồi của cơ thể.

2.1.2 Massage

Massage là một phương pháp khá hiệu quả giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp. Việc áp dụng massage đều đặn có thể giúp tăng lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho các mô và loại bỏ độc tố, đồng thời kích thích sản xuất endorphins – hormone giúp giảm đau một cách tự nhiên cho người đang điều trị thoát vị đĩa đệm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Massage không dùng thuốc

Tuy nhiên, bạn nên khảo ý kiến của chuyên gia về massage trị liệu trước khi bắt đầu và chọn các kỹ thuật massage nhẹ nhàng hoặc đến phòng khám uy tín để thực hiện, điều này để tránh làm tổn thương nghiêm trọng đến vùng cột sống.

2.1.3 Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục thoát vị đĩa đệm. Khi cơ thể không phải chịu áp lực, các cơ và dây chằng có thời gian thư giãn, đẩy nhanh quá trình phục hồi, giảm thiểu đau đớn.

Các tư thế ngủ phòng tránh đau lưng

Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động bê vác đồ nặng hoặc tư thế nằm, ngồi không đúng. Trong lúc ngủ, bạn có thể sử dụng gối ngủ hỗ trợ duy trì đường cong tự nhiên của cột sống.

2.1.4 Liệu pháp nhiệt độ

Liệu pháp nhiệt độ có thể được áp dụng để giảm đau, giảm viêm. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị thoát vị thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng trong quá trình điều trị. Phương pháp sử dụng nhiệt độ nóng làm giãn cơ và tăng lưu thông máu, trong khi nhiệt độ lạnh giúp giảm viêm và tê bì. Nguyên tắc của liệu pháp này là chườm lạnh vào thời gian đầu sau chấn thương, sau đó có thể chườm lạnh/nóng tùy vào sở thích từng người.

Liệu pháp chườm nóng lạnh hỗ trợ trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm

Lưu ý: Trong trường hợp cảm thấy sưng viêm, liệu pháp lạnh với đá hoặc túi đông có thể được sử dụng, nhưng chỉ nên áp dụng trong khoảng thời gian ngắn để tránh tổn thương.

2.1.5 Liệu pháp xung điện

Liệu pháp xung điện hỗ trợ trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm

Liệu pháp xung điện sẽ mô phỏng hoạt động của tín hiệu từ tế bào thần kinh nhắm vào cơ hoặc dây thần kinh, làm cho chúng co lại. Quá trình này, khi được thực hiện lặp đi lặp lại, không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ phục hồi chức năng. Đặc biệt, liệu pháp này còn kích thích các cơ phản ứng tốt hơn với tín hiệu tự nhiên từ cơ thể, góp phần cải thiện khả năng vận động và giảm triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

2.2 Điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa

Thông thường các biện pháp nội khoa thường liên quan đến việc sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, giảm cơn đau nhanh cho người bệnh, cụ thể như sau:

2.2.1 Thuốc giảm đau

Có nhiều loại thuốc giảm đau có thể giúp giảm triệu chứng của thoát vị đĩa đệm như: acetaminophen, ibuprofen, Naproxen sodium, Codeine, oxycodone-acetaminophen,…

Điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng thuốc

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng liều lượng bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

2.2.2 Tiêm thuốc Steroid

Steroid là loại thuốc mạnh thường được sử dụng khi các phương pháp uống thuốc không còn hiệu quả trong việc giảm đau hoặc cải thiện triệu chứng. Thuốc được tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh bị chèn ép để giảm viêm và giảm áp lực.

Tiêm Steroid ngăn ngừa cơn đau. Cần chỉ định của bác sĩ

Để xác định chính xác vị trí tiêm, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp X-quang hoặc CT. Quá trình điều trị thường tuân theo liệu trình 3 mũi/đợt, với khoảng cách từ 3–7 ngày giữa mỗi lần tiêm. Điều này đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu trong việc giảm đau và hỗ trợ phục hồi.

2.3 Chữa thoát vị đĩa đệm ngoại khoa

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc trong trường hợp tình trạng nghiêm trọng thì phẫu thuật có thể trở thành giải pháp cuối cùng. Điều trị ngoại khoa cũng có nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp của bệnh nhân để bác sĩ đánh giá, tư vấn.

2.3.1 Phẫu thuật (Mổ hở, vi phẫu, nội soi)

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm dành cho các trường hợp bệnh nặng, khi các phương pháp điều trị bảo tồn như trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu hay dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật giúp loại bỏ phần đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh, giảm đau và phục hồi chức năng vận động. 

Điều trị ngoại khoa với bệnh xương khớp

Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn, tiềm ẩn rủi ro và có thể để lại di chứng, như nhiễm trùng, đau sau phẫu thuật hoặc hạn chế vận động. Vì vậy, quyết định phẫu thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của bệnh nhân.

2.3.2 Hợp nhất cột sống

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hoặc kèm theo các vấn đề phức tạp khác ở cột sống, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật hợp nhất cột sống sau khi cắt bỏ đĩa đệm hoặc một phần đốt sống. Phương pháp này giúp ổn định cấu trúc cột sống, giảm nguy cơ biến chứng và tăng hiệu quả điều trị.

Quá trình hợp nhất sử dụng các thiết bị như vít và thanh cố định bằng kim loại hoặc nhựa thiết kế riêng, nhằm giữ cột sống ở vị trí ổn định. Đây là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại để đảm bảo thành công.

2.3.4 Thay đĩa đệm nhân tạo

Thay đĩa đệm nhân tạo là một kỹ thuật hiện đại, trong đó đĩa đệm bị thoát vị được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này không chỉ giúp khôi phục chức năng cột sống mà còn giảm đau hiệu quả, hỗ trợ người bệnh sớm trở lại các hoạt động thường ngày.

Thay đĩa đệm nhân tạo thường được chỉ định trong một số trường hợp như điều trị thoát vị một đĩa đệm ở lưng dưới, điều trị bằng phương pháp bảo tồn nhưng không có kết quả khả quan. 

3. Thoát vị đĩa đệm chữa xong có bị tái phát không?

Một trong những câu hỏi lớn nhất mà người bệnh thường băn khoăn là liệu thoát vị đĩa đệm có thể tái phát sau khi đã được điều trị hay không? Theo các chuyên gia y tế, khả năng tái phát của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trước tiên, nếu nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm không được khắc phục, thì khả năng tái phát là rất cao. Ví dụ, người bệnh không thay đổi lối sống, tiếp tục công việc nặng nhọc hoặc không duy trì tập thể dục, thì khả năng cao sẽ bị thoát vị lại.

Thứ hai, cấu trúc cơ thể mỗi người cũng ảnh hưởng đến khả năng tái phát. Một số người có cấu trúc cột sống yếu, dễ bị tổn thương sẽ dẫn đến nguy cơ tái phát cao hơn.

Cuối cùng, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách sau khi điều trị cũng rất quan trọng. Điều này bao gồm duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và giữ tư thế đúng khi làm việc, nghỉ ngơi.

4. Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người bệnh cần ghi nhớ trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.

4.1 Về việc vận động

Vận động là cần thiết trong quá trình hồi phục, nhưng bạn cũng hết sức lưu ý. Bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và tăng dần cường độ theo thời gian. Tránh các hoạt động có thể gây áp lực lên cột sống như nâng vác nặng hoặc xoay người mạnh.

Tập yoga trị liệu

Việc duy trì các bài tập kéo giãn giúp cải thiện sự linh hoạt cho cột sống, giảm đau và hạn chế nguy cơ tái phát. Mỗi khi bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy dừng lại ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.

>>Xem thêm: Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ chuyên gia

4.2 Về dinh dưỡng:

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục thoát vị hay thoái hóa. Một chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ vitamin và khoáng chất có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn. Vì vậy bạn nên chú trọng bổ sung thực phẩm giàu omega-3, vitamin D, canxi và protein. Các loại thực phẩm như cá hồi, rau xanh, trái cây và các loại hạt rất tốt cho sức khỏe cột sống.

Thực phẩm giàu protein cho người gặp sức khỏe cột sống

Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh để tăng cân mất kiểm soát. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch ăn uống phù hợp.

>>Xem thêm: Bệnh thoái hóa/thoát vị cột sống nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

4.3 Tái khám định kỳ, làm theo chỉ định của bác sĩ:

Khám định kỳ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi điều trị. Thông qua các cuộc kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá tiến triển và đưa ra các khuyến nghị cần thiết để đảm bảo hồi phục tốt nhất.

Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám Maple Healthcare

Đặc biệt, bạn nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ, từ việc sử dụng thuốc, thực hiện bài tập đến việc thay đổi lối sống. Việc tự ý ngừng điều trị hoặc bỏ qua các khuyến nghị có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực từ cả người bệnh và gia đình. Ngay cả khi đã điều trị thành công, việc duy trì thói quen tập luyện đều đặn và lối sống lành mạnh là rất quan trọng để ngăn ngừa tái phát. Để chọn được phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng. Luôn nhớ rằng, sức khỏe là tài sản quý giá nhất, hãy chăm sóc bản thân thật tốt. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về cách phương pháp điều trị bạn có thể để lại biểu mẫu bên dưới chúng tôi sẽ liên hệ đến bạn ngay hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay tại đây: FANPAGE MAPLE HEALTHCARE

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Cross banner kỷ niệm Maple 12 năm
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Cross banner kỷ niệm Maple 12 năm
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ