Cứng khớp ngón tay là gì? Cách chữa an toàn, hiệu quả nhất
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Tháng bảy 25, 2022
Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare
Nhiều người cảm thấy khó chịu khi mỗi sáng thức dậy các ngón tay cứng lại không thể cử động. Vậy hiện tượng này là gì và do nguyên nhân nào gây nên? Cùng Maple Healthcare tìm hiểu về tình trạng cứng khớp ngón tay trong bài viết dưới đây.
Cứng khớp ngón tay là gì?
Cứng khớp ngón tay là hiện tượng xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Bạn có thể bị cứng khớp liên tục trong ngày, nhưng xuất hiện nhiều nhất thường vào buổi sáng. Thông thường, tình trạng cứng khớp sẽ diễn ra từ 10 - 20 phút. Sau thời gian này, tay bạn mới có thể cử động như bình thường.
Tình trạng cứng khớp ngón tay nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Người bệnh gặp khó khăn trong quá trình cầm nắm, sử dụng các vật dụng, máy tính. Ngoài ra, các khớp ngón tay sẽ dần bị teo nhỏ theo thời gian. Rất nhiều người hay có thói quen bẻ ngón tay, vậy nó có những bệnh lý gì đi kèm. Tìm hiểu ngay tại đây: Bẻ khớp ngón tay - thói quen thường gặp ở rất nhiều người
Triệu chứng nhận biết thường gặp
Nhiều người bệnh chủ quan trước hiện tượng cứng khớp ở ngón tay. Về lâu dài, đây là bệnh lý ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay và dẫn tới những bệnh xương khớp khác.
Tình trạng cứng khớp thường đi kèm với những triệu chứng khác như sau:
- Các khớp xơ cứng thường ở bên tay thuận có hoạt động nhiều hơn
- Trên bàn tay, ngón có nguy cơ bị cứng khớp cao nhất là ngón cái và ngón trỏ.
- Thường xuyên xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc nửa đêm.
- Người bệnh gặp khó khăn trong quá trình cử động, rất khó để cầm nắm đồ vật
- Tình trạng cứng khớp đi kèm với đau nhức, càng nặng hơn khi thay đổi thời tiết.
- Trường hợp nặng sẽ khiến hình dạng ngón tay bị thay đổi như co quắp, teo nhỏ hay sưng tấy các khớp.
Nguyên nhân gây khiến khớp ngón tay xơ cứng
Bệnh cứng khớp ngón tay do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này.
Do ảnh hưởng của chấn thương
Trong sinh hoạt hằng ngày, tham gia giao thông hay chơi thể thao, bạn có thể gặp những chấn thương tại phần tay. Những chấn thương này ảnh hưởng đến khớp ngón tay dẫn tới hiện tượng cứng khớp. Ngoài ra, trường hợp chấn thương nặng còn dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như gãy xương, bong gân hay trật khớp ngón tay.
Do viêm khớp ngón tay
Viêm khớp ngón tay là bệnh lý xương khớp ngày một phổ biến hiện nay, xuất hiện nhiều nhất ở người cao tuổi. Bệnh lý này dẫn tới các tình trạng như sưng tấy, phù nề, đau cứng khớp khiến bạn không thể cử động. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp ngón tay trở nên mãn tính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoái hóa khớp ngón tay
Theo thời gian, hệ thống cơ xương trên cơ thể dần thoái hóa, trong đó có các khớp ngón tay. Tình trạng thoái hóa khiến dịch khớp suy giảm, sụn khớp bị bào mòn. Người bệnh có biểu hiện cứng khớp hoặc đau nhức khi cử động, cầm nắm đồ vật.
Bệnh Gout khiến khớp ngón tay khô cứng
Gout là bệnh lý xương khớp ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân gây bệnh là do hàm lượng acid uric trong máu tăng cao gây ra lắng đọng muối urat ở khớp. Biểu hiện của bệnh Gout là sưng tấy, đau nhức tại các khớp ngón chân.
Ngoài ra, khớp ngón tay cũng bị ảnh hưởng nếu tình trạng Gout kéo dài. Người bệnh rất khó để cử động các khớp, thường xuyên cảm thấy tê cứng khó chịu.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý thường gặp và phổ biến ở giới nhân viên văn phòng. Đây là những người phải thường xuyên sử dụng cổ tay, bàn tay cùng các ngón tay. Các dây thần kinh trong ống cổ tay bị chèn ép sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các ngón tay. Người bệnh rất khó để cử động, cầm nắm đồ vật.
Ung thư xương
Ung thư xương là bệnh lý nguy hiểm hàng đầu. Tuy khá hiếm gặp nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khớp ngón tay xơ cứng. Người mắc ung thư xương cần được điều trị kịp thời kể từ khi phát hiện để giảm những rủi ro đối với sức khỏe người bệnh.
Co thắt Dupuytren gây cứng khớp
Co thắt Dupuytren là bệnh lý khá đặc biệt. Biểu hiện của bệnh này là xuất hiện những nốt sần, những cục u hay bướu nhỏ trên khắp bàn tay, đặc biệt là ở ngón út và ngón áp út. Những cục u này khiến ngón tay gặp khó khăn khi cử động, gây cứng khớp ngón tay.
Đối tượng dễ mắc cứng khớp ngón tay
Bệnh cứng khớp ngón tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp dễ gặp hơn là:
- Những người trung niên trở lên, đặc biệt là nữ giới
- Những người thường xuyên làm việc nặng nhọc
- Những người làm công việc văn phòng phải đánh máy thường xuyên
- Những người béo phì và ít vận động
- Những người có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp.
Cách chữa cứng khớp ngón tay an toàn, hiệu quả
Cứng khớp ngón tay có thể được chữa khỏi nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Có nhiều cách giúp chữa cứng khớp hiệu quả, bao gồm:
Một số bài tập cứng khớp ngón tay
Các bài tập cứng khớp ngón tay được bác sĩ khuyến khích người bệnh luyện tập thường xuyên. Đây là cách chữa cứng khớp ngón tay đơn giản nhất, có thể luyện tập tại nhà. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả thì bệnh nhân cần thực hiện đều đặn trong thời gian dài.
Sau đây là một số bài tập giúp cải thiện tình trạng cứng khớp ở các ngón tay:
Bài tập nắm tay
Bài tập nắm tay giúp người bệnh giảm đau nhức ở các khớp ngón tay. Đồng thời cũng cải thiện sự linh hoạt của các khớp. Các thao tác của bài tập rất đơn giản:
- Bệnh nhân xòe bàn tay, các ngón càng xa càng tốt.
- Sau đó dần nắm bàn tay lại, đặt ngón cái lên trên các ngón còn lại và giữ trong vòng 30 giây.
- Tiếp tục mở rộng bàn tay để thả lỏng rồi thực hiện lại từ đầu. Mỗi bên nên thực hiện ít nhất 10 lần/ ngày để có hiệu quả tốt.
Bài tập cầm bóng
Bài tập này giúp tăng sức mạnh ở ngón nay để việc cầm nắm thêm chắc chắn hơn. Người bệnh cần chuẩn bị 1 quả bóng da có độ mềm vừa phải phù hợp với bàn tay.
Thực hiện nắm chặt vào quả bóng rồi giữ nó từ 3 - 5 giây. Mỗi bên tay thực hiện ít nhất 10 lần rồi đổi bên.
Bài tập chạm ngón tay
Đây là bài tập giúp cải thiện tình trạng xơ cứng ở ngón cái. Các thao tác tập luyện rất đơn giản:
- Bệnh nhân xòe rộng bàn tay của mình.
- Sử dụng ngón cái lần lượt chạm vào gốc các ngón tay và giữ khoảng 5 giây.
Mỗi bàn tay luyện tập ít nhất 10 lần/ ngày để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Với những bài tập trên, người bệnh có thể thực hiện kết hợp cùng nhau mọi lúc mọi nơi. Do đó, hãy duy trì các bài tập bổ trợ thường xuyên để nhanh chóng điều trị thành công bệnh lý này.
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là chỉ định của Bác sĩ dành cho những trường hợp cứng khớp nặng đi kèm với những biểu hiện đau nhức, sưng tấy. Lúc này, các loại thuốc sẽ giúp người bệnh giảm đau và ngăn tình trạng viêm khớp diễn biến nặng hơn.
Các nhóm thuốc thường được sử dụng gồm: giảm đau, chống viêm, miếng dán bên ngoài để làm nóng khớp. Nhiều trường hợp nặng được chỉ định tiêm để có hiệu quả điều trị.
Giải pháp này giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng sưng đau khớp nhưng dễ gây tác dụng phụ. Một số trường hợp nhờn thuốc khiến quá trình điều trị không đạt hiệu quả. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc Tây y còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Vật lý trị liệu giúp điều trị cứng khớp
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay được nhiều bệnh nhân quan tâm. Phương pháp này không chỉ điều trị dứt điểm bệnh lý mà con an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng đủ chuyên môn để chữa ngón tay bị cứng khớp bằng vật lý trị liệu. Bệnh nhân cần tìm hiểu và thăm khám tại cơ sở y khoa chuyên vật lý trị liệu. Nơi có những bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp điều trị thì mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Tại Maple Healthcare, bệnh nhân được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ điều trị để xác định chính xác nguyên nhân gây nên cứng khớp ngón tay. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần thực hiện vật lý trị liệu là có thể cải thiện được tình trạng bệnh lý.
Maple Healthcare sử dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống trong điều trị cứng khớp ngón tay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể ở các khớp. Cơ thể sẽ sản sinh ra chất dinh dưỡng, độ ẩm để nuôi các khớp ngón tay. Từ đó cải thiện tình trạng cứng khớp, đau nhức.
Bên cạnh đó, Maple Healthcare còn kết hợp các phương pháp khác để tăng hiệu quả trị liệu như massage chuyên sâu vùng tay, sử dụng sóng siêu âm ultrasound, …Chỉ sau từ 3 - 4 tuần điều trị, bệnh nhân cảm nhận được sự linh hoạt của các khớp ngón tay.
Xem thêm: Điều Trị Tê Buốt Chân Tay
Một số lưu ý cho bệnh nhân từ bác sĩ
Để điều trị cứng khớp ngón tay hiệu quả, bên cạnh áp dụng những bài thuốc hay vật lý trị liệu thì người bệnh nên lưu ý một số chỉ dẫn từ bác sĩ:
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống của người bệnh nên bổ sung các thực phẩm an toàn, lành mạnh như rau xanh, đậu bắp, sữa và các chế phẩm từ sữa, khoai lang, ngũ cốc, thực phẩm giàu omega - 3.
Đặc biệt, người bệnh nên kiêng các món ăn có nhiều đạm, chất béo xấu như nội tạng động vật, đồ muối chua, đồ ăn nhanh. Nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều muối cũng ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của các khớp.
Tập luyện thể thao đều đặn
Người bệnh nên thực hiện đều đặn những bài tập tay do bác sĩ hướng dẫn. Bên cạnh đó sẽ tham gia các hoạt động thể thao khác. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân không được cử động quá sức, mang vác đồ nặng.
Bên cạnh đó, người bệnh phải chú ý giữ ấm cơ thể để hạn chế đau nhức khi thời tiết thay đổi.
Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có gas.
Người bị xơ cứng khớp ngón tay nên uống nhiều nước hằng ngày để máu được tuần hoàn tốt hơn. Đặc biệt phải ngưng sử dụng chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn khác và đồ uống có gas. Nhóm đồ uống này khiến quá trình điều trị khó khăn hơn, bệnh lý ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Có thể thấy rằng, tình trạng cứng khớp ngón tay là bệnh lý đơn giản nhưng nếu người bệnh chủ quan sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất đối với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ - trung bình. Nếu còn thắc mắc về phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống tại Maple Healthcare, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay để nhận tư vấn từ chuyên gia.
Bài viết liên quan: Điều Trị Đau Đầu Gối Bằng Nắn Chỉnh Thần Kinh Cột Sống
Phòng khám Quận 2: Số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100
Chia sẻ:
Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
ĐẶT HẸN NGAY
TIN TỨC NỔI BẬT
CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ
Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.
Điện thoại: 0705 100 100
Mã số thuế: 0311948301
Ngày cấp: 21 - 08 - 2012
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Thành viên Group Healthcare
MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ