Chương trình đặt 1 được 2 2024

Đau xương cụt là bệnh gì? Vì sao không nên chủ quan khi bị đau xương cụt?

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Đau xương cụt là khi chúng ta cảm thấy đau vùng xung quanh xương cụt. Đây là chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi, nữ giới, nhân viên văn phòng.

Vậy đau xương cụt có nguy hiểm không và vì sao không nên chủ quan khi bị đau? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Đau xương cụt là bệnh gì? Vì sao không nên chủ quan khi bị đau xương cụt?
Đau xương cụt là bệnh gì? Vì sao không nên chủ quan khi bị đau xương cụt?

Đau xương cụt là gì?

Xương cụt là phần xương rất nhỏ, nằm ngay dưới xương cùng và ở đáy cột sống. Xương cụt được cấu tạo từ 3 đến 5 đốt sống hợp thành một xương duy nhất. Tuy có kích thước khá nhỏ nhưng xương cụt đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể cân bằng khi ngồi, cố định các cơ quan như gân, dây chằng xung quanh và cơ, hỗ trợ nâng đỡ cột sống… 

Đau xương cụt là gì?
Đau xương cụt là gì?

Đau xương cụt được xác định là cơn đau ở trong và xung quanh vùng xương cụt – vị trí dưới cùng của cột sống và phía trên khe hở mông. Cơn đau có thể âm ỉ hay đau nhói dữ dội nhất là khi ngồi, nằm hoặc vận động. 

Xương cụt bị đau có thể do ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi tác và cân nặng: Phụ nữ thường có nguy cơ bị đau cao gấp 5 lần nam giới, nhất là phụ nữ mang thai. Người lớn thì thường xuyên hơn trẻ em. Người béo phì dễ bị đau gấp 3 lần so với người bình thường.

Vì sao có hiện tượng xương cụt bị đau?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến xương cụt bị đau nhưng theo các bác sĩ, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Các chấn thương thường gặp

  • Đau do chấn thương: Có thể bị chấn thương bởi tác động bên ngoài như một đòn đánh, một cú ngã... gây tổn thương đến vùng xương cụt hoặc các vị trí xung quanh.
  • Chấn thương xương cụt trong quá trình sinh con: khi phụ nữ chuyển dạ sinh thường xương cụt có thể vị thương hoặc thậm chí bị gãy.

Thói quen ngồi sai tư thế

Thói quen ngồi sai tư thế
Thói quen ngồi sai tư thế

Thói quen ngồi đè lên phía sai, ngồi xiêu vẹo hay ngồi quá lâu trong thời gian dài sẽ gây ra những cơn đau dữ dội.

Do tuổi tác, thoái hóa xương

Thoái hoá: Tương tự các vị trí khác trên cơ thể, xương cụt cũng lão hoá, hệ quả là xơ hoá sụn ảnh hưởng đến các dây thần kinh và khớp.

Tuổi tác và thoái hóa xương
Tuổi tác và thoái hóa xương`

Các bệnh lý xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, thoái hoá đĩa đệm thắt lưng khiến các đĩa đệm và xương bị thoái hoá hình thành gai xương gây đau nhức. Khi không được điều trị sớm, cơn đau sẽ dần lan sang xương cụt.

Tình trạng co thắt ở hậu môn gây ra các cơn đau lan xuống xương cụt, hông hoặc các vị trí lân cận.

Cân nặng mất cân đối

Thừa cân hoặc thiếu cân: Khi thừa cân sẽ tăng áp lực lên vùng xương chậu và xương cụt khi ngồi. Người thiếu cân lại có lớp mỡ mông không đủ dày, khiến xương cụt dễ bị cọ xát với mặt phẳng khi ngồi đều gây đau nhức.

Cân nặng mất cân đối dẫn đến đau xương cụt
Cân nặng mất cân đối dẫn đến đau xương cụt

Tăng áp lực ổ bụng: cơn đau có thể sai ra do táo bón hoặc bệnh trĩ.

Các biến chứng sau sinh ở phụ nữ

Các biến chứng sau sinh ở phụ nữ
Các biến chứng sau sinh ở phụ nữ

Ở phụ nữ tình trạng đau còn xuất hiện trong thời gian thai kỳ và sau sinh. Vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng cơ thể tăng lên đáng kể khiến phần xương cụt phải chịu áp lực lớn, bị chèn ép gây đau. Ngoài ra bị đau xương cụt ở nữ giới còn có thể đến từ: các bệnh phụ khoa, vị trí tử cung bất thường, kích thước phòng tránh thai không phù hợp.

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như: khối u, nhiễm trùng, gai xương, các hình dạng xương bất thường…

Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì?

Vì là chứng bệnh khá phổ biến nên không nhiều người chú ý đến khi xương cụt bị đau. Tuy nhiên nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Nếu cột sống thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhức và lan đến vùng xương cụt.
  • Thoái hóa xương khớp: Cột sống thắt lưng và xương cụt là những vị trí thường bị thoái hóa sớm do phải vận động nhiều và chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể, vì thế sẽ thường xuyên bị đau nhức
  • Bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm cơ quan sinh dục, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, có khối u ở khoang chậu…

Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Rất nhiều người thắc mắc bệnh lý này có nguy hiểm không? Theo nhận định chung của bác sĩ đây không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các cơn đau có thể xuất hiện và trở nặng khi người bệnh đi vệ sinh, tập thể thao… 

Triệu chứng đau xương cụt
Triệu chứng đau xương cụt

Thậm chí thực hiện những hoạt động đơn giản như xoay người, đứng lên hoặc ngồi xuống cũng trở nên khó khăn với người bị đau. Đặc biệt với nữ giới còn khiến kỳ kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn.

Có thể thấy khi các cơn đau nhức xuất hiện sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, các cơn đau có nguy cơ trở thành mãn tính, do đó bạn không nên thờ ơ, chủ quan khi có dấu hiệu bị đau vùng xương cụt.

>>Xem thêm: Triệu chứng và cách điệu trị đau xương cụt

Nên làm gì khi bị đau xương cụt?

Các trường hợp xương cụt bị đau thông thường không quá nghiêm trọng, cơn đau có thể biến mất trong vài tuần hay vài tháng. Để hạn chế các cơn đau người bệnh nên:Hơi ngả người về phía trước khi ngồi hoặc ngồi lên nệm.

Bác sĩ Maple Healthcare tư vấn về bệnh đau xương cụt
Bác sĩ Maple Healthcare tư vấn về bệnh đau xương cụt

Chườm lạnh hay chườm ấm vào khu vực đau. Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid.

Nếu các cơn đau không cải thiện và xuất hiện kéo dài, lan đến các vùng hông, đùi, cứng cơ, khớp háng… gây hạn chế vận động thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay. Để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm như đau xương cụt mãn tính, teo cơ, yếu liệt 2 chân…

Cách điều trị hiệu quả khi xương cụt bị đau

Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc MRI để tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương như: gãy xương hoặc khối u trong xương… Sau khi xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như đánh giá mức độ đau, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tương ứng với từng trường hợp bệnh. Phương pháp để điều trị bao gồm:

Điều trị tại nhà ở tình trạng nhẹ

Người bệnh chỉ cần thay đổi các thói quen sinh hoạt, áp dụng liệu pháp xoa bóp, thực hiện các bài tập kéo giãn hoặc dùng thuốc giảm đau.. cụ thể:

  • Đau xương cụt do chấn thương nhẹ có thể thực hiện chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vùng xương cụt để giảm sưng đau.
  • Đau xương cụt do ngồi nhiều hoặc ngồi không đúng tư thế thì nên hạn chế ngồi lâu trong thời gian dài. Khi ngồi nên hướng người về phía trước. Nếu công việc buộc phải ngồi nhiều thì nên kê đệm êm, có lỗ trống để hạn chế xương cụt tiếp xúc với mặt phẳng.
  • Áp dụng liệu pháp xoa bóp và thực hiện các bài tập kéo giãn để vùng xương cụt được thả lỏng, hạn chế cơn đau.
  • Nếu cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt có thể dùng thuốc giảm đau không steroid (NSAID) tuy nhiên việc làm này không được khuyến khích vì không điều trị dứt điểm cơn đau và ảnh hưởng xấu đến dạ dày, gan, thận…

Điều trị tại cơ sở y tế khi bệnh tình chuyển nặng

Nếu các cơn đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm khi thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khác và điều trị kịp thời.

- Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau tác dụng mạnh dạng thuốc uống hoặc dạng tiêm.

- Đau do bị trĩ hoặc táo bón bệnh nhân sẽ được kê thuốc làm mềm phân, từ đó giảm áp lực gây đau lên vùng xương cụt.

- Phẫu thuật cắt bỏ xương cụt có thể được tiến hành đối với những trường hợp đau mãn tính do mắc phải các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, viêm xương cụt… Tuy nhiên đây là phương pháp điều trị hiếm gặp.

- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp khắc phục hiệu quả mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc. Thông qua các phương pháp nắn chỉnh bằng tay kết hợp cùng công cụ máy móc chuyên dụng, các bác sĩ tại phòng khám Maple sẽ điều chỉnh các đốt sống ở xương cụt về đúng vị trí, giảm sự chèn ép và từ đó khắc phục cơn đau hiệu quả.

Xem thêm: Chiropractic – Phương pháp chữa bệnh xương khớp không dùng thuốc không phẫu thuật.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về chứng đau xương cụt cũng như nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả. Đau xương cụt có thể đột ngột xuất hiện và tự khỏi nhưng cũng có nguy cơ xuất hiện các cơn đau dai dẳng hành hạ người bệnh. Do đó, bất cứ khi nào bạn nhận thấy các cơn đau ở xương cụt, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với phòng khám Maple Healthcare để được tư vấn kịp thời nhé!

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ