Promotion Book 1 get 2

Gánh Nặng Của Cô Giáo Một Mình Lo Cho Con Bại Não, Chồng Ung Thư

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Con trai bị bệnh giãn não thất chưa chữa khỏi, đến nay cô Liễu lại nhận được tin chồng mắc ung thư trực tràng.

Cô Nguyễn Thị Liễu 43 tuổi, giáo viên dạy tiếng Anh, hiện là Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí ở quận 1, TP HCM. Cô giáo có một cậu con trai duy nhất lại bị bệnh giãn não thất 2 bên bẩm sinh dẫn đến bại liệt toàn thân. Bé Hoàng Khang càng lớn bệnh càng nặng, 5 tuổi vẫn không thể tự xoay trở hay ăn uống, nói cười như bao đứa trẻ khác. Hàng ngày, mọi sinh hoạt cá nhân bé đều phải nhờ cậy vào cha mẹ và chị lớn.

Hành trình tìm cách điều trị cho bé Hoàng Khang

Điều cô Liễu lo lắng nhất là sau này khi cha mẹ già yếu, chị hai đi lấy chồng không còn ai bên cạnh chăm sóc bé Khang. Do vậy cả gia đình luôn động viên nhau cố gắng tìm mọi cách chạy chữa giúp bệnh của bé cải thiện được chút nào hay chút ấy. Mỗi ngày trôi qua, niềm hạnh phúc giản dị của vợ chồng cô giáo là thấy con khỏe mạnh và tiến bộ thêm từng chút một, từ những cử động nho nhỏ hay tiếng ọ ẹ gọi ba mẹ.

8 năm qua, người mẹ bế con đến khám chữa bệnh tại hầu hết các bệnh viện, trung tâm trị liệu ở TP HCM và các tỉnh thành miền Nam. Các bác sĩ đều chẩn đoán bé Khang bị bệnh giãn não thất 2 bên, là bệnh bẩm sinh không chữa khỏi được mà chỉ có thể can thiệp để cải thiện tình trạng hiện tại và tránh diễn tiến nặng hơn. Thời gian đầu điều trị, tình trạng của bé Khang có cải thiện, song đến nay bệnh không chuyển biến thêm mà có dấu hiệu chuyển sang não úng thủy.

Sau một thời gian điều trị, bệnh ung thư của chồng cô Liễu đã thuyên giảm và tạm thời vượt qua nguy kịch. Hai vợ chồng lại tiếp tục hành trình tìm thầy thuốc chữa bệnh cho con. Khi nghe tin có đoàn bác sĩ Mỹ đến Việt Nam điều trị bệnh về thần kinh và cột sống bằng phương pháp mới, cô Liễu bế con đến nhờ tư vấn. Sau khi thăm khám và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, các bác sĩ quyết định tài trợ 100% chi phí điều trị cho trường hợp này.
Hành trình chữa bệnh cho con còn mờ mịt phía trước thì mới đây cô Liễu nhận tin chồng bị ung thư trực tràng, phải điều trị ngay để tránh di căn thêm. Không còn lựa chọn nào khác, cô giáo đành tạm hoãn việc chữa bệnh cho con để toàn tâm lo cho chồng. Người phụ nữ tâm sự: “Nhiều đêm nằm nghĩ thương chồng thương con mà tôi không ngủ được. Tôi khóc rất nhiều nhưng tự dặn lòng không được bỏ cuộc. Tôi cũng động viên cả nhà rằng chỉ cần mình cố gắng thì Trời Phật sẽ thương”.

Bác sĩ tại Maple Healthcare đã điều trị cho bé bằng Chiropractic

Bác sĩ Paul D’Alfonso thuộc Trung tâm trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare điều trị cho bé Khang, cho biết giãn não thất 2 bên là bệnh thường gặp ở thai nhi vào 3 tháng giữa của thai kỳ khiến trẻ bị rối loạn chức năng vùng lều và liệt các chi. “Hệ thần kinh của bé Khang không hoạt động tốt và không kết nối với cơ thể theo cách bình thường. Đây là bệnh bẩm sinh không thể điều trị khỏi”, bác sĩ nói.

Theo bác sĩ, tất cả những gì thầy thuốc có thể làm là cải thiện tình trạng hiện tại của bệnh nhi thông qua phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) nhằm kích thích hoạt động của hệ thần kinh. Các bệnh bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh rất phức tạp và không có mẫu số chung nào. Hiệu quả điều trị không thể thấy ngay lập tức mà cần phải kiên trì nhiều năm, thậm chí là cả đời.

kích thích thần kinh bệnh nhân giãn não thất

Bé Khang cười khúc khích khi được bác sĩ trị liệu. Ảnh: Thi Trân.

“Trái ngọt” sau 3 lần điều trị

Các bác sĩ cho biết bé Khang đáp ứng điều trị tốt, đến nay đã có nhiều thay đổi tích cực về vận động, khả năng nhận thức, vận động, cười, nói, tiếp xúc. Dù không thể chữa khỏi bệnh giãn não thất bẩm sinh song các bác sĩ kỳ vọng có thể làm giảm các triệu chứng, phục hồi vận động và giúp cơ thể cậu bé phát triển tốt hơn.

Đến nay qua 3 lần trị liệu, cô giáo Liễu cho biết bé Khang có những tiến bộ đáng kể. Cậu bé không còn sợ hãi đến mức tay chân gồng cứng, run rẩy như ngày đầu mà biết ê a thành tiếng hay cười khúc khích khi bác sĩ tác động lên các dây thần kinh. Nhìn cậu con trai bị bại liệt nay có thể tự lật người và cười giòn tan, người mẹ rướm nước mắt bảo: “Tôi không hy vọng cháu có thể cải thiện hoàn toàn như người bình thường. Chỉ mong cháu tự làm được những việc vệ sinh cơ bản, có thể tự ngồi, tự ăn uống là hạnh phúc lắm rồi. Cha mẹ không thể ở bên mà lo cho con cả cuộc đời được”.

Theo Thi Trân (Báo VNEpress)


Trả lời của bác sĩ Paul D’Alfonso về trường hợp của bé Khang:

Hỏi: Thưa BS, tại sao bệnh trạng của bé Khang lại cần đến phương pháp Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống?
BS Paul: Tất nhiên là phương pháp Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống có liên quan đến trường hợp của Khang vì vấn đề của Khang hầu hết xuất phát từ hệ thần kinh. Hệ thần kinh của Khang không hoạt động tốt và cũng không kết nối với cơ thể theo cách bình thường. Vì vậy, phương pháp Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống có thể giúp Khang thông qua khả năng kích thích các hoạt động của hệ thần kinh. Phương pháp này không giúp điều trị chứng bại não của Khang nhưng có thể làm giảm các triệu chứng mà bé mắc phải và giúp cơ thể của bé phát triển tốt hơn.

Hỏi: Có sự khác biệt gì nếu bé điều trị và không điều trị bằng phương pháp Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống, thưa BS?
BS Paul: Về lâu dài, nếu không được điều trị bằng phương pháp Chiropractic, bệnh trạng bé Khang liệu có xấu hơn hay không và xấu hơn như thế nào thì tôi không thể nói được. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định rằng, sự khác biệt lớn nhất đó chính là bé sẽ không thể có được những thay đổi tích cực về mức độ hoạt động như hiện nay. Khang có những phản ứng tích cực với các tác động nắn chỉnh của bác sĩ. Mẹ bé cũng có thể thấy rõ sự khác biệt này thông qua sự tiến bộ trong chuyển động và khả năng nói của bé.

Hỏi: Các bác sĩ đã điều trị những gì cho bé và thông qua những cách thức trị liệu như thế nào?
BS Paul: Chúng tôi chỉ điều trị nắn chỉnh cho bé với lực nắn chỉnh nhẹ nhàng. Khang không làm bất kì kỹ thuật vật lý trị liệu nào vì bé còn quá nhỏ. Khang có phản ứng khá tốt với một kỹ thuật nắn chỉnh được gọi là Cranial Sacral (nắn chỉnh vùng đầu sọ). Tất cả những nắn chỉnh cho bé Khang đều được thực hiện cực kỳ nhẹ nhàng vì cơ thể của Khang còn rất yếu.

Hỏi: Liệu các em bé khác có cùng tình trạng như bé Khang có thể có được kết quả như bé Khang hay không? Hay sự tiến triển của bé Khang chỉ là một sự may mắn thưa BS?
Trả lời: Các trường hợp liên quan đến hệ thần kinh thì rất phức tạp và không có bất kì mẫu số chung nào cho tất cả các bệnh nhân. Sự tiến triển qua từng ngày của bé Khang là khá tích cực, nhưng điều đó cũng chưa thể nói lên được là bé có may mắn hơn các bé khác hay không. Điều này cần thời gian trả lời. Kết quả điều trị của bé Khang không thể thấy ngay lúc này, mà cần phải tính theo năm, thậm chí là cả đời. Tôi không thể chắc bé có thể cải thiện được bao nhiêu nhưng tất cả các bệnh nhân được tôi điều trị bằng phương pháp Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Chiropractic đều ít hay nhiều nhận được những lợi ích từ phương pháp này. Thông qua việc kích thích sự phát triển của hệ thần kinh, phương pháp Chirorpractic sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.


Bài viết liên quan:

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ