Promotion Book 1 get 2

Tầm soát cột sống - Đẩy lùi mối lo bệnh lý cột sống

Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

calendar icon
Profile Dr.paul

Bác sĩ tư vấn chuyên môn bài viết
Dr. Paul D'Alfonso
Phòng khám Maple Healthcare

Cột sống là bộ phận đảm nhiệm chức năng trụ cột của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh lý liên quan đến cột sống lại đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, việc tầm soát cột sống có vai trò vô cùng quan trọng để phát hiện sớm các bệnh lý về cột sống, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về việc tầm soát cột sống trong bài viết ngay sau đây nhé.

Tầm soát cột sống - Đẩy lùi mối lo bệnh lý cột sống

Tại sao cần tiến hành tầm soát cột sống? Tầm quan trọng của việc tầm soát cột sống

Cột sống là bộ phận quan trọng có tác dụng nâng đỡ đồng thời đảm bảo cho cơ thể có thể vận động linh hoạt. Khi cơ thể hoạt động và sinh hoạt theo những thói quen không lành mạnh hoặc chịu nhiều tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài thì cột sống sẽ dễ bị tổn thương và mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) về nguyên nhân gây tàn phế cho người dân ngày nay chủ yếu là do bệnh lý về cột sống và cơ xương khớp. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng theo báo cáo mới nhất đã có đến 30% người ngoài 35 tuổi, 60% người ngoài 65 tuổi và 85% người ngoài 80 tuổi bị thoái hóa xương khớp nói chung, trong đó thoái hóa cột sống chiếm một tỷ lệ không nhỏ.

Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy người làm trong môi trường văn phòng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả, chiếm tới 65%. Đây được xếp vào bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất thế giới. Do có biểu hiện không quá rầm rộ, mọi người thường chủ quan khi gặp các vấn đề về cột sống nhưng thực ra các bệnh ký này âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc.

Tại sao cần tiến hành tầm soát cột sống? Tầm quan trọng của việc tầm soát cột sống

Các tác hại thường gặp khi mắc các bệnh lý về cột sống bao gồm: đau mỏi vai gáy, đau lưng, co cứng cơ, cong vẹo lưng, gù lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… dẫn đến phiền muộn, đau đầu, mất ngủ, lưu thông máu kém, thừa cân béo phì,… hoặc các rối loạn chức năng nghiêm trọng hơn và thậm chí là để lại di chứng tàn tật.

Chính vì vậy, các bệnh cột sống cần phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Thông qua thăm khám lâm sàng và kết quả của các chẩn đoán hình ảnh cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác để từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh ngày càng trầm trọng hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chủ động phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là biện pháp đơn giản nhưng vừa giúp tăng cao hiệu quả điều trị lại vừa tiết kiệm chi phí chữa bệnh do bệnh đang ở giai đoạn nhẹ.

Tầm soát cột sống giúp phát hiện sớm các bệnh lý sau:

  • Phát hiện các vấn đề như thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, gãy đốt sống, mất vững cột sống,…
  • Chuyên sâu hơn là giúp phát hiện những bệnh như thoát vị đãi đệm, chèn ép thần kinh tọa, viêm hoặc có khối u ở cùng cột sống,…

Khi nào nên đi tầm soát cột sống?

Như vậy, có thể thấy tác dụng của tầm soát cột sống là không thể phủ nhận, Vậy đâu là thời điểm cần phải đi tầm soát bệnh lý cột sống? Nhiều người không trả lời được câu hỏi này nên chỉ tìm đến các cơ sở y tế khi bệnh tình đã chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng. Để không gặp phải tình trạng này và có thể phát hiện bệnh sớm, người bệnh cần chú ý đi tầm soát cột sống ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như sau:

Đau vùng cổ, thắt lưng

Đây là triệu chứng dễ phát hiện và thường gặp nhất ở người có vấn đề về cột sống. Các bệnh lý này khiến người bệnh cảm thấy đau nhức hoặc đột ngột không thể nhấc được vai, cánh tay. Cơn đau còn có thể lan lên vùng chẩm gáy, lan xuống hai vai hoặc hai chân kèm theo tình trạng co thắt khối cơ cạnh sống. Cơn đau có xu hướng xuất hiện và tăng lên khi người bệnh ngồi lâu một tư thế, lái xe đường dài, kê gối cao khi ngủ,…

Tê bì chân tay

Người bệnh có cảm giác tê bì tứ chi khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Dấu hiệu này thường xuất hiện sau khi ngã hoặc ở người trên 50 tuổi. Trong trường hợp này, người bệnh cần được chụp cộng hưởng từ, rà soát dây thần kinh tứ chi để có thể chẩn đoán chính xác.

Đau lan dọc xuống tay hoặc chân

Tình trạng này xuất hiện do dây thần kinh bị chèn ép, thường kèm theo triệu chứng tê bì chân tay. Đây là dấu hiệu đặc trưng của nhóm bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể đau nhức nhối và có khi cảm thấy đau buốt nhói sâu trong cơ hoặc xương lan từ cổ xuống tận các ngón tay hoặc từ lưng lan tới chân sau mỗi khi vận động mạnh, bê vật nặng, hắt xì, ho hoặc rặn.

Teo cơ, đi không vững

Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cột sống đã trở nên nghiêm trọng đòi hỏi người bệnh cần đi thăm khám sớm nhất có thể. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể bị teo cơ ở tay, chân, mông, khi đi lại không vững và luôn sợ ngã.

Bàn tay kém linh hoạt

Khi bệnh đã diễn biến trong một thời gian dài, đôi tay người bệnh thường bị giảm thậm chí mất đi sự khéo léo và tinh tế hàng ngày, xuất hiện tình trạng run tay và gặp khó khăn trong việc nắm chặt, cầm đũa, viết chữ,…

Bàn tay kém linh hoạt

Táo bón, rối loạn đại tiện, đại tiểu tiện không tự chủ

Triệu chứng này có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác trong cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh lý cột sống đã ở giai đoạn nặng và người bệnh cần chú ý.

Như vậy, khi xuất hiện một trong những dấu hiệu kể trên, cần nghĩ ngày tới nguy cơ mắc bệnh lý cột sống và nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được tầm soát. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý về cột sống cũng nên đi thăm khám định kỳ để có thể chủ động phòng ngừa.

Tầm soát cột sống bao gồm những gì?

Tùy điều kiện máy móc kỹ thuật và tình trạng bệnh của mỗi người mà việc đưa ra các chỉ định để tầm soát cột sống khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản việc này bao gồm những chỉ định sau:

  • Khám chuyên khoa cơ xương khớp
  • Khám chuyên khoa thần kinh
  • Chụp X-Quang cột sống thẳng, nghiêng
  • Chụp MRI cột sống
  • Đo mật độ khoáng xương
Tầm soát cột sống bao gồm những gì?

Nên tầm soát cột sống ở đâu?

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cột sống, người bệnh nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh lý cột sống ngày càng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy tầm soát cột sống định kỳ hoặc ngay khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo để sớm phát hiện bệnh, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả điều trị.

Nên tầm soát cột sống ở đâu?

Thấu hiểu nỗi lo của người bệnh khi gặp vấn đề về cơ xương khớp – thần kinh cột sống, phòng khám Maple với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cùng trang thiết bị khám chữa bệnh công nghệ cao, hứa hẹn là địa chỉ uy tín giúp khách hàng phát hiện chính xác bệnh đồng thời đưa ra những giải pháp để điều trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất, từ đó nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chia sẻ:

Đặt lịch hẹn cùng Maple Healthcare để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

ĐẶT HẸN NGAY

Crossbanner ưu đãi đặt 1 được 2
Cay Ghep Implant Nha Khoa Westcoast
Nha Khoa Smile Center

TIN TỨC NỔI BẬT

CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ

Trụ sở: 107B Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM.

Điện thoại: 0705 100 100

Mã số thuế: 0311948301

Ngày cấp: 21 - 08 - 2012

Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

Chính sách bảo mật

Thành viên Group Healthcare

Nha Khoa Westcoast (Hanoi & Ho Chi Minh City)
Logo Smile Center

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

đã thông báo bộ công thương

MAPLE HEALTHCARE - CÔNG TY TNHH LÁ PHONG QUỐC TẾ